“Đồng xu hai mặt” với lao động APEC

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang thay đổi diện mạo của các nền kinh tế thành viên APEC.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dong xu hai mat voi lao dong apec Nền tảng vững chắc hướng tới Tuần lễ cấp cao APEC
dong xu hai mat voi lao dong apec Kết thúc ngày làm việc đầu tiên Hội nghị SOM 2 APEC 2017
dong xu hai mat voi lao dong apec

Theo TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế, Ủy viên Ủy ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC), trước làn sóng mới, nguồn nhân lực của Việt Nam cũng như của các nền kinh tế thành viên APEC đón nhận nhiều cơ hội mới, song cũng phải đối diện với không ít thách thức để thích ứng và phát triển.

Thưa ông, CMCN 4.0 tác động thế nào tới nguồn nhân lực Việt Nam?

Với đặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay, trước hết CMCN 4.0 mang tới một số cơ hội. Dân số Việt Nam về cơ bản là trẻ so với các nước trong khu vực. Độ tuổi trung bình của Việt Nam là 31, Trung Quốc là 36, Singapore và Malaysia là 39, Nhật Bản là 47. Khả năng thích ứng, học hỏi của nhân lực Việt Nam rất nhanh. Lực lượng lao động Việt Nam có quy mô khá lớn, khoảng hơn 55 triệu và còn tăng nhanh, dự kiến đến 2025 sẽ khoảng 62 triệu. Đây là thời kỳ người ta gọi là “dân số vàng”.

Trong bối cảnh hội nhập APEC, công nghệ số là điều kiện, cơ hội để các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi, chuyển giao công nghệ từ phía đối tác nước ngoài. Việc các thành viên APEC tăng cường hợp tác với nhau trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực, kiểm soát rủi ro xuất phát từ nền công nghệ số cũng có thể xem là cơ hội khác, đồng thời, công nghệ số góp phần nâng cao năng suất lao động vốn đang thấp tại Việt Nam.

dong xu hai mat voi lao dong apec
TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế, Ủy viên Ủy ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC). (Ảnh: Tuấn Anh)

Tuy nhiên, như hai mặt của một đồng xu, CMCN 4.0 cũng mang lại những thách thức không nhỏ. Câu chuyện cần đề cập đầu tiên là năng lực cạnh tranh, không những về kinh tế, thị trường, khách hàng mà cả về nguồn nhân lực. Chảy máu chất xám có thể diễn ra mạnh mẽ hơn. Thách thức tiếp đến là năng lực cạnh tranh của từng lao động Việt Nam đang ở mức thấp (năng suất lao động thấp, thiếu kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và ngoại ngữ…). Do đó, CMCN 4.0 có thể tạo ra sức ép về việc làm.

Vấn đề an ninh công nghệ thông tin, an ninh mạng cũng được xem là khó khăn mà CMCN 4.0 tạo ra với Việt Nam. Hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam về cơ bản có nhiều tiến bộ nhưng vẫn tồn tại bất cập. Thêm vào đó, yếu tố nhận thức, quan điểm và kiến thức quản lý-giám sát của cơ quan quản lý đáp ứng yêu cầu mới hay không cũng cần tính đến.

Thách thức cuối cùng liên quan tới giáo dục-đào tạo. Có thể thấy, giáo dục-đào tạo nước ta chưa theo kịp yêu cầu của phát triển đất nước cũng như của thời đại, đặc biệt là công nghệ số. Ở Việt Nam hiện khá phổ biến tình trạng thừa thầy thiếu thợ, không chỉ riêng lĩnh vực kinh tế mà ở cả các ngành nghề khác nhau.

Trong bối cảnh đó, các cơ quan hoạch định chính sách, đơn vị đào tạo và doanh nghiệp cần làm gì để có được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thời đại?

Trước hết, các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cần đánh giá rất kỹ và rõ ràng những tác động của hội nhập và CMCN 4.0 đối với Việt Nam nói chung và  từng ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp của mình nói riêng.

Thứ hai, phải quyết tâm đổi mới giáo dục-đào tạo tại Việt Nam để theo kịp yêu cầu hiện nay. Chẳng hạn, thế giới đang tập trung đào tạo nhân viên với nội dung 4C, nhưng Việt Nam lại không mấy quan tâm. C (Communication) là kỹ năng giao tiếp, trao đổi, truyền thông; C (Collaboration) là kỹ năng phối kết hợp, làm việc nhóm; C (Critical-thinking) là tư duy phản biện; và C (Creativity) là tính sáng tạo. Theo tôi, đây là mô hình mà Việt Nam cần tập trung trong thời gian tới.

Giải pháp thứ ba là tăng cường hợp tác trong và ngoài nước để phát triển giáo dục-đào tạo. Trong khuôn khổ APEC, cần hướng tới việc chuẩn hóa các vị trí chức danh và công nhận bằng cấp lẫn nhau, nhất là bằng cấp trong thời kỳ kỹ thuật số, những chứng chỉ từ các cuộc thi trên mạng. Ngoài hình thức đào tạo truyền thống,  nên kết hợp đào tạo theo hình thức e-learning đang phổ biến. Đồng thời, cần tập trung hơn về đào tạo ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh), kiến thức và kỹ năng về CNTT  hay những kỹ năng mà lao động Việt Nam còn yếu.

Cuối cùng, phải đổi mới thể chế, tạo ra môi trường làm việc mà ở đó, cán bộ nhân viên được cống hiến, được ghi nhận, đánh giá đúng và tạo điều kiện học tập chứ không phải môi trường căng thẳng, tức là tạo ra văn hóa tổ chức lành mạnh. Muốn vậy, mỗi ngành nghề, lĩnh vực và tổ chức cần xây dựng bản mô tả công việc chuẩn ứng với mỗi vị trí chức danh, kèm theo đó là khung năng lực cán bộ, khung lương và tiêu chí, phương thức đánh giá cán bộ khách quan, minh bạch và công bằng hơn.

Vậy các nền kinh tế phát triển hơn trong APEC có vai trò như thế nào trong việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực ở các nền kinh tế kém phát triển hơn?

Lâu nay, các nền kinh tế APEC cũng như các thành viên trong ASEAN đã bàn nhiều về việc thu hẹp khoảng cách về kinh tế-xã hội, văn hóa giữa các thành viên. Những biện pháp quan trọng được đề cập là tăng cường hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau về kỹ thuật; cử chuyên gia; tiếp nhận lao động; thông qua các chương trình hợp tác giữa các chính phủ và doanh nghiệp; thúc đẩy đào tạo liên kết, công nhận văn bằng lẫn nhau. Những công việc này, thời gian qua đã được các nền kinh tế thành viên APEC làm khá tốt nhưng vẫn cần đẩy mạnh hơn, đặc biệt là giáo dục-đào tạo trong môi trường công nghệ số gắn với kiểm soát rủi ro an ninh CNTT. Những hội nghị, đối thoại tại APEC cũng là diễn đàn rất tốt để trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hợp tác… Ngoài ra, cơ chế, chính sách về dịch chuyển, xuất-nhập khẩu lao động cũng cần thay đổi cho phù hợp với bối cảnh mới.

dong xu hai mat voi lao dong apec APEC 2017: Tăng cường tính toàn diện trong tự do hóa thương mại

Theo Mục tiêu Bogor, đến năm 2020, các nền kinh tế thành viên APEC sẽ đạt được tự do hóa thương mại trong khu vực. ...

dong xu hai mat voi lao dong apec Tìm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực APEC

Nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng lớn trong khi nguồn ...

dong xu hai mat voi lao dong apec Dự báo GDP của APEC sẽ cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu

Thông tin trên được Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC (PSU) công bố trong Báo cáo về các xu thế ở khu vực APEC ...

Liễu Hằng - An Ngọc (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Slovakia.
Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về công tác thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh, MU bước vào lễ Giáng sinh với vị trí ở nửa sau bảng xếp hạng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Phiên bản di động