Việt Nam góp phần dẫn dắt tương lai Diễn đàn

Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, hoạt động đối ngoại đỉnh cao của Năm APEC Việt Nam sẽ diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 6-11/11.  Nhân dịp này, TG&VN xin giới thiệu một số ý kiến của chuyên gia nước ngoài đánh giá về sự kiện quan trọng này và vai trò của chủ nhà Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam gop phan dan dat tuong lai dien dan APEC 2017: Uy tín của Việt Nam
viet nam gop phan dan dat tuong lai dien dan Báo chí Nhật Bản đăng bài viết giới thiệu chủ nhà APEC Việt Nam 2017
viet nam gop phan dan dat tuong lai dien dan
Việt Nam đã sẵn sàng cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.L(anhHQ.

Mục tiêu phát triển bao trùm

viet nam gop phan dan dat tuong lai dien dan
Tiến sỹ Alan Bollard

Tiến sỹ Alan Bollard, Giám đốc điều hành Ban Thư ký Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC):

Việt Nam với vai trò chủ nhà đã đặt ra chủ đề cũng như những ưu tiên trong hoạt động của Năm APEC 2017 để có được những kết quả tốt nhất. Những sáng kiến của Việt Nam đưa ra đã được các nền kinh tế khác ủng hộ.  Tất cả các sáng kiến đều sẽ được trình lên các lãnh đạo APEC để cho ý kiến cuối cùng. Lãnh đạo các nền kinh tế APEC đã nhất trí rằng họ muốn thấy nhiều việc được triển khai hơn nữa nhằm hướng tới một Cộng đồng APEC bao trùm hơn.

Là nước chủ nhà của APEC 2017, Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến và được các nền kinh tế thành viên đồng tình, trong đó có sáng kiến về tăng trưởng bao trùm (kinh tế, tài chính và xã hội) và xây dựng một cơ chế thảo luận về tầm nhìn APEC sau 2020. Việt Nam đã khởi động một số vòng đối thoại và đưa ra một số sáng kiến để tìm hiểu về tính bao trùm trong phát triển kinh tế, làm sao thương mại có thể giúp phát triển kinh tế, tính bao trùm trong tài chính, ai là người hưởng lợi trong những đầu tư nhất định, cũng như là tính bao trùm trong xã hội, đâu là những tác động đến cộng đồng và chính phủ có thể làm gì liên quan đến những tác động đó. Như vậy có thể nói có rất nhiều đầu việc có thể được nêu ra tại kỳ họp lãnh đạo APEC sắp tới này.

Về vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn cũng như việc tổ chức các hội nghị APEC 2017, Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC cho rằng Việt Nam sẽ là nước “cầm cương” cho tiến trình phát triển, và sẽ phải xác định đâu là những mục tiêu khả thi và đâu là bất khả thi cũng như những mục tiêu nào sẽ cần phải nhiều năm mới thực hiện được. Việt Nam cũng sẽ khởi động nhiều chương trình để các chủ nhà APEC tiếp theo tiếp quản như Papua New Guinea vào năm 2018, Chile năm 2019.

Các bên sẽ dành nhiều tập trung hơn vào các thỏa thuận thương mại đã và đang hiện hữu trong khu vực, như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) mới, Liên minh Thái Bình Dương (AP), Khu vực mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP); hay liệu rằng các nền kinh tế sẽ tập trung hơn vào câu chuyện phát triển bao trùm và xem xét khả năng tham gia của mọi thành phần xã hội vào trong mỗi nền kinh tế… Đấy đều là những con đường khác nhau để các thành viên APEC có thể phát triển.

Như vậy, có thể thấy trong năm 2017, với tư cách là chủ nhà APEC, Việt Nam đang góp phần dẫn dắt tương lai APEC.

Hướng tới tăng trưởng bền vững

Giáo sư Go Ito, Khoa chính trị học, Đại học Meji, Nhật Bản:

viet nam gop phan dan dat tuong lai dien dan
Giáo sư Go Ito

Về cơ bản, vai trò của APEC là đề cao tự do thương mại và thúc đẩy xu hướng này. Theo giáo sư Ito, bảo hộ những lĩnh vực không đủ năng lực cạnh tranh quốc tế có thể có ý nghĩa trước mắt nhưng sẽ là vô nghĩa nếu những lĩnh vực đó không nâng cao được khả năng cạnh tranh trong tương lai.

Vấn đề thứ hai được đặt ra là cơ hội và thách thức của APEC khi thúc đẩy việc thực thi các sáng kiến theo các ưu tiên của Năm APEC Việt Nam 2017 là thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo; tăng cường liên kết kinh tế khu vực; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp như hiện nay.

Giáo sư Go Ito cho rằng rất nhiều thách thức cũng như cơ hội thương mại đã xuất hiện trong thế kỷ XXI, khi có những lĩnh vực sẽ phát triển, có những lĩnh vực dần mất đi và vấn đề là cần tập trung vào nhóm có khả năng tăng trưởng. Theo ông, việc mỗi nền kinh tế quyết định lựa chọn lĩnh vực nào cần tập trung là điều không dễ dàng và việc các nền kinh tế cùng chọn một lĩnh vực để phát triển cũng sẽ làm nảy sinh vấn đề cạnh tranh. Vì vậy, mục tiêu đầu tiên của APEC là thương mại quốc tế trên toàn thế giới hướng đến mục tiêu tự do hóa để phát triển kinh tế toàn cầu dựa trên những chính sách phù hợp.

Giáo sư Go Ito cho rằng vai trò và đóng góp của Việt Nam trong toàn bộ tiến trình hợp tác APEC cũng như ý nghĩa của việc Việt Nam là chủ nhà Năm APEC 2017 là rất quan trọng. Ông đánh giá Việt Nam có nền kinh tế đang nổi với tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Thúc đẩy tự do hóa thương mại

Giáo sư Yeah Kim Leng, Đại học Sunway (Malaysia):

viet nam gop phan dan dat tuong lai dien dan
Giáo sư Yeah Kim Leng

Giáo sư Yeah Kim Leng đánh giá cao vai trò của Việt Nam đối với các hoạt động của APEC 2017. Đồng thời, ông bày tỏ nhiều kỳ vọng vào những kết quả đạt được tại APEC lần này với vai trò chủ nhà của Việt Nam.

Theo giáo sư Yeah Kim Leng, một trong những đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu là chính sách bảo hộ thương mại. Để đảm bảo dòng chảy thương mại cũng như toàn cầu hóa, điều quan trọng là cần phải duy trì được tự do thương mại. Thực tế rõ ràng là các nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi, thực sự được hưởng lợi từ tự do hóa thương mại. Trong bối cảnh đó, APEC năm nay càng có vai trò quan trọng.

Với cương vị chủ nhà của Việt Nam, ý tưởng về tự do hóa thương mại tại châu Á-Thái Bình Dương có thể được hồi sinh, thậm chí được các chính phủ quan tâm hơn, nhằm phá bỏ các rào cản thương mại và khuyến khích các dòng chảy thương mại và đầu tư xuyên biên giới. Giáo sư Yeah Kim Leng cho rằng, APEC cần có những thay đổi về chính sách để thúc đẩy thực thi mạnh mẽ hơn các sáng kiến thay vì cơ chế hoạt động dựa nhiều vào sự tự nguyện như hiện nay. Bên cạnh đó, việc loại bỏ hàng rào phi thuế quan cũng như việc tự do hóa thương mại mạnh mẽ hơn nữa là những nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy mạnh hơn đầu tư nội khối giữa các nền kinh tế thành viên.

Giáo sư Yeah Kim Leng đánh giá chủ đề “Tạo thêm động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung,” mà Việt Nam đưa ra cho Năm APEC 2017 là rất thích hợp khi châu Á-Thái Bình Dương vẫn đang là khu vực phát triển năng động nhất thế giới. APEC là một trong những thị trường lớn nhất xét về quy mô và tiềm năng tăng trưởng cũng như tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh. Những yếu tố này giúp tăng cường thương mại và tạo ra tiềm năng to lớn thu hút đầu tư từ khắp các khu vực như Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.

Nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong những thập niên qua và đang tiếp tục mở cửa hơn nữa đối với thương mại và kinh doanh toàn cầu. Tốc độ mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại sẽ tiếp tục dẫn dắt tiềm năng tăng trưởng cũng như những nguồn lực to lớn của Việt Nam, đặc biệt là nguồn lực lao động. Việt Nam có nguồn nhân lực được đào tạo khá tốt. Tiềm năng để Việt Nam tiếp tục tăng trưởng kinh tế xét trên khía cạnh thương mại và đầu tư sẽ được nâng cao hơn nữa thông qua hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng hơn, đặc biệt là hội nhập trong khu vực tự do hóa thương mại ASEAN hay trong khuôn khổ APEC.

Việt Nam luôn thể hiện vai trò tích cực

Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ ủng hộ các nghiên cứu khoa học “Sáng kiến Á-Âu” Georgi Chofimchuk  (Nga):

Ngoài APEC, Việt Nam còn tham gia hơn 70 tổ chức uy tín trên thế giới và khu vực, tiêu biểu như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... Không một tổ chức nào Việt Nam tham gia một cách lấy lệ, mà luôn thể hiện vai trò tích cực và có nhiều hoạt động thực tiễn. Vai trò và uy tín của Việt Nam còn được xác định qua phẩm chất chính trị, ở đây là yếu tố con người với những đức tính dân tộc độc đáo...

Việt Nam là đối tác tin cậy, từ đó tạo uy tín lớn trên trường quốc tế. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước trên thế giới, đồng thời là thành viên của hơn 650 tổ chức phi chính phủ.

Nhiều tổ chức trong đó có thể không đóng vai trò chính thức, song lại có vai trò thực tiễn trong tăng cường ảnh hưởng của đất nước đối với chính sách thế giới. Việt Nam không ngừng nỗ lực và đang tiếp tục tiến về phía trước, tìm kiếm ngày càng nhiều cơ hội mới để tập trung nỗ lực vì mục tiêu phát triển hội nhập quốc tế và hợp tác, tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn, nhân văn hơn. Với chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại, dù ở trong khu vực rất phức tạp, Việt Nam vẫn tạo ra sự khác biệt giữa đồng minh và đối tác.

Trước kia, Việt Nam được cả thế giới biết đến nhờ lịch sử hào hùng, oanh liệt, còn giờ đây, đất nước đang mở sang trang mới trong tính cách và tài năng của mình - như một đối tác tin cậy và người bạn thủy chung trong các công việc lớn của thế giới.

viet nam gop phan dan dat tuong lai dien dan Đà Nẵng khoác áo mới chào đón Năm APEC 2017

Những tấm pano lớn được dựng lên tại các tuyến đường, các công trình trọng điểm phục vụ cho Tuần lễ Cấp cao đã được ...

viet nam gop phan dan dat tuong lai dien dan Để thách thức thành động lực cho APEC

Hội nghị cấp cao APEC 2017 được kỳ vọng sẽ là dịp để lãnh đạo các nền kinh tế thành viên thảo luận cách thức ...

viet nam gop phan dan dat tuong lai dien dan APEC tạo ra một khu vực thương mại tự do

Quan chức thương mại Mexico khẳng định APEC đã tạo ra một khu vực thương mại tự do cũng như thúc đẩy hội nhập khu vực ...

Thư Kỳ (tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

APEC Việt Nam 2017

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Benfica vs Estoril

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12 và sáng 24/12: Lịch thi đấu Serie A - Fiorentina vs Udinese; VĐQG Bồ Đào Nha - Inter vs Como 1907...
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay ...
Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Giải pháp đột phá cho ngành du lịch trong thời đại số

Khi công nghệ đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống, việc ra mắt mạng xã hội Xintel mang lại sự tiện lợi trong trải nghiệm du lịch văn hóa ...
Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Nga khẳng định điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Hồi 1h ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ vĩ Bắc; 113,6 độ kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Lý Nhã Kỳ lộng lẫy, đẳng cấp với trang sức kim cương sải bước trên thảm đỏ

Lý Nhã Kỳ lộng lẫy, đẳng cấp với trang sức kim cương sải bước trên thảm đỏ

Lý Nhã Kỳ một lần nữa khẳng định đẳng cấp thời trang của mình khi xuất hiện tại sự kiện Ngôi sao của năm với bộ trang sức kim cương.
Phiên bản di động