TIN LIÊN QUAN | |
Xu hướng mới trong thị trường bán lẻ Việt Nam | |
Thị trường bán lẻ Việt Nam: Gia tăng sức hấp dẫn |
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang thu hút sự quan tâm lớn của giới doanh nghiệp Nhật Bản. (Nguồn: Thanhnien) |
Từ cách đây 10 năm, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã tính tới Việt Nam như là một thị trường tiêu thụ triển vọng kể từ khi từ khóa “China +1” (khái niệm chỉ cơ sở sản xuất được đặt bên ngoài Trung Quốc để phân tán rủi ro) được biết đến.
Giới doanh nghiệp Nhật Bản đã biết đến tiềm năng của Việt Nam bởi dân số Việt Nam vẫn đang gia tăng, tầng lớp trẻ ngày càng nhiều và thu nhập cá nhân cũng tăng lên. Tuy nhiên, đầu tư của Nhật Bản vào thị trường Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các hoạt động đơn lẻ chứ chưa thể tạo thành trào lưu lớn.
Tuy nhiên, tình hình bắt đầu thay đổi từ vài năm gần đây. Theo phân tích của cổng thông tin trực tuyến về thống kê Statista (Đức), doanh thu của ngành thời trang Việt Nam trong năm 2019 đạt 717 triệu USD và dự kiến tăng lên 815 triệu USD trong năm 2020 và 1,065 tỷ USD năm 2024.
Mạng tin kinh tế Business Insider phiên bản tiếng Nhật ngày 3/2 có bài viết đánh giá rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam đang thu hút sự quan tâm lớn của giới doanh nghiệp Nhật Bản. Theo bài viết, cửa hàng bán lẻ thời trang Uniqlo đầu tiên tại Việt Nam được tập đoàn Fast Retailing (Nhật Bản) khai trương từ ngày 6/12/2019 tại TP. Hồ Chí Minh thu hút nhiều đối tượng khách hàng nhờ sản phẩm có giá cả hợp lý và thời trang.
Uniqlo đã lên kế hoạch mở tiếp một cửa hàng bán lẻ thứ hai tại Hà Nội. Theo doanh nhân Akitoshi, thời tiết tại Hà Nội gần giống như tại Nhật Bản với 4 mùa, nên các sản phẩm thế mạnh của Uniqlo như áo giữ nhiệt, áo phao siêu nhẹ sẽ bán chạy. Tuy sự có mặt của Uniqlo chưa thể nói là sự báo hiệu cho việc gia tăng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam nhưng cho thấy các hoạt động đáng chú ý của họ trong thời gian gần đây.
Aeon, tập đoàn có mặt tại Việt Nam trong nhiều năm qua, đã mở cửa siêu thị thứ 5 tại Hà Nội vào cuối năm 2019. Siêu thị này được xây dựng trên diện tích 150.000m2, có qui mô lớn nhất Việt Nam và trở thành câu chuyện được dư luận quan tâm. Trong khi đó, hãng kinh doanh mỹ phẩm Matsumoto Kiyoshi cũng sẽ mở cửa hàng đầu tiên vào tháng 3/2020.
Tới nay, các doanh nghiệp Nhật Bản đã thâm nhập vào thị trường Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines. Theo ông Akitoshi, hiện Việt Nam thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản là nhờ có sự tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị bậc nhất tại khu vực. Sự tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam kéo theo các chi phí khác tăng, song mức tăng này phần nào vẫn trong khuôn khổ có thể dự báo được.
Ngoài ra, ông Akitoshi cũng cho rằng, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) bắt nguồn từ Vũ Hán (Trung Quốc) cũng đang gây ra những ảnh hưởng nhất định. Tại Trung Quốc, Fast Retailing đã phải tạm thời đóng cửa hơn 150 cửa hàng do ảnh hưởng của bệnh dịch, điều này cho thấy sự ảnh hưởng đang lan rộng tới các doanh nghiệp Nhật Bản tại thị trường Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, việc chuyển hướng sang thị trường Việt Nam có lẽ là một phương án thay thế cần thiết để phân tán rủi ro cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
“Đòn đau” với ngành bán lẻ Việt Nam Trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng nằm trong nhóm những thị trường mới nổi hấp dẫn ... |
Thị trường bán lẻ Việt Nam: Sôi động cuộc chiến giành thị phần Theo cam kết gia nhập WTO, bắt đầu từ ngày 11/1/2015, các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% ... |
Vì sao thị trường bán lẻ Việt Nam liên tục “rớt hạng” Từ vị trí hấp dẫn nhất thế giới theo xếp hạng năm 2008, thị trường bán lẻ Việt Nam đã “rớt hạng” liên tục trong ... |