TIN LIÊN QUAN | |
Am hiểu thị trường - Quân bài chiến lược của các nhà bán lẻ nội | |
Thị trường bán lẻ Việt Nam: Gia tăng sức hấp dẫn |
Với chính sách mở cửa cho ngành bán lẻ từ năm 2009, thị trường Việt Nam trở thành môi trường màu mỡ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Theo khảo sát người tiêu dùng của Savills tại TP.HCM năm 2017, tỷ lệ người tiêu dùng thích đến các cửa hàng tiện lợi là 17%, cao hơn rất nhiều mức 4% vào năm 2015.
Khu vực sôi động ngoài trung tâm thành phố
Sau một thời gian phát triển khá cầm chừng, các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini tại Việt Nam đang có những chuyển biến đáng kể, với sự góp mặt của khá nhiều thương hiệu trong nước lẫn nước ngoài. Xét về thực chất, cửa hàng tiện lợi không phải là nhân tố mới xuất hiện của thị trường bán lẻ Việt Nam, khi cách đây chừng 1 thập niên, đã có những chuỗi cửa hàng tiện lợi nội địa ra đời. Thế nhưng, nguyên nhân khiến mô hình này chưa thành công vào thời kỳ đầu khá đa dạng, một trong số đó là giá thành cũng như ý niệm “liệu sự tiện lợi có đáng để bỏ tiền?”
Thị trường bán lẻ TP.HCM những năm gần đây đã không ngừng được mở rộng và thu hút nhiều thương hiệu nổi tiếng quốc tế. (Ảnh: Bảo Lan) |
Tuy nhiên, sau gần 10 năm, trào lưu này đã quay lại với những diện mạo và chiến lược bài bản hơn. Tại TP.HCM, các siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi đang xuất hiện ồ ạt với hơn 1.000 điểm với những cái tên như Family Mart, B’s mart, Circle K, Ministop, Shop&Go, Vinmart… dần thay thế cho loại hình tạp hóa truyền thống. Bên cạnh đó, sự đổ bộ của 7Eleven và GS 25 cũng hứa hẹn tạo nên sự sôi động mới cho sân chơi này.
Thách thức dành cho những “người mới” đến từ sự thông thuộc thị trường của các đối thủ cũ, vốn đã có nhiều kinh nghiệm trong thời gian dài trụ trên thị trường. Chỉ tính riêng hai thương hiệu Nhật Bản là Family Mart và 7-Eleven, dự kiến, họ sẽ có khoảng 1.000 cửa hàng Family Mart vào 2020 và 1.000 cửa hàng 7-Eleven sau 10 năm (2027) tại Việt Nam. Trong khi đó, các thương hiệu nội cũng tích cực mở rộng thị phần, như chuỗi cửa hàng tiện ích Vinmart+ dự kiến sẽ có 4.000 cửa hàng vào năm 2020.
Xu hướng nguồn cung thị trường bán lẻ phát triển hướng ra khu vực ngoài trung tâm thành phố cũng đang hình thành khá rõ rệt. Thị phần nguồn cung bán lẻ khu vực ngoài trung tâm tăng liên tục từ mức 79% vào năm 2013 lên mức 87% vào quý 3/2018. Lý do chính giải thích cho xu hướng này là quỹ đất dồi dào, mật độ dân số cao và nhiều khu dân cư mới phát triển nhanh cùng với sự phát triển hạ tầng giao thông kết nối ngày càng cải thiện.
Trong thị trường bán lẻ, phân khúc trung tâm thương mại (TTTM) chiếm thị phần lớn nhất với 53%. Xu hướng phát triển phân khúc này ra ngoài khu trung tâm khá rõ rệt, với tốc độ tăng trung bình 13%/năm, trong 5 năm gần đây, trong khi nguồn cung trong khu vực trung tâm giảm. Các TTTM ngoài trung tâm đa số nằm trong các dự án phức hợp với quy mô nhà ở lớn và trong khu vực có tốc độ đô thị hóa cao như quận 2 và 7.
Hướng đến người tiêu dùng
Nhìn chung thị trường bán lẻ nói chung và phân khúc TTTM nói riêng tại TP.HCM đang có công suất cho thuê duy trì ở mức cao, trên 90%. Tính đến Q3/2018, công suất cho thuê của Trung tâm thương mại đạt mức ổn định 91%, trong khi đó, giá cho thuê trung bình có xu hướng giảm. Lý giải cho tình hình này, theo Saills chủ yếu là do tăng trưởng liên tục của các dự án ngoài khu vực trung tâm với giá cho thuê cạnh tranh, nhưng vẫn ở mức thấp hơn khu vực trong trung tâm. Giá thuê trung bình khu vực ngoài trung tâm chỉ bằng 35% giá thuê khu vực trung tâm, trong khi tổng nguồn cung tại khu vực ngoài trung tâm cao hơn 7 lần.
Bên cạnh đó, hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đã và đang thay đổi nhanh trong những năm gần đây. Vì lẽ này, cả chủ đầu tư và khách thuê đều phải có những thay đổi trong ý tưởng phát triển cũng như hình thức kinh doanh. Theo khảo sát, xu hướng ẩm thực đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và đây cũng chính là điều chúng ta từng dự đoán vào năm ngoái. Điều này có thể nhận thấy khi nhiều dự án TTTM hướng đến việc gia tăng tỷ lệ khách thuê ẩm thực (F&B) và vui chơi giải trí. Theo đó, lưu lượng khách đến TTTM tăng lớn sẽ hỗ trợ cho các loại hình khách thuê khác, từ đó tạo sức hút chung cho dự án.
Theo khảo sát tại các TTTM của Savills, người tiêu dùng Việt Nam đang có sự thay đổi về hành vi tiêu dùng trong năm 2017 - 2018 so với hai năm trước đó. Dù dịch vụ thương mại điện tử ở Việt Nam đang ở bước đầu, nhưng việc mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển trong thời gian gần đây. Và quy luật thị trường chính là sự cạnh tranh và cuộc chơi của những doanh nghiệp mạnh và có nhiều kinh nghiệm hơn.
Ở khía cạnh khác, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam cũng đang lớn mạnh cùng sự phát triển công nghệ thông minh, chúng ta hy vọng trong thời gian tới, sẽ được chứng kiến thêm nhiều những mô hình bán lẻ mới, với những tiện ích hiện đại phục vụ tối đa nhu cầu trải nghiệm, giải trí lẫn sáng tạo.
Và hơn hết, dù có những thương hiệu mở rộng kinh doanh hay thu hẹp quy mô thì vẫn cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam đang ở trong giai đoạn hấp dẫn và còn nhiều biến động vì mục tiêu hướng đến người tiêu dùng.
“Cơn bão mua sắm” sẽ xuất hiện ở Việt Nam? Trong vòng 20 năm tới, cơ cấu nhân khẩu học của Việt Nam là dân số vàng. Đây là cơ hội lớn cho các nhà ... |
Thị trường bán lẻ của Việt Nam ngày càng cạnh tranh Financial Times (Anh) ngày 16/8 có bài viết nhận định về tiềm năng của thị trường bán lẻ ở Việt Nam cũng như những thách ... |
Thị trường bán lẻ: Vẫn còn dư địa cho doanh nghiệp Việt Thông tin Tập đoàn Central Group hoàn tất thương vụ mua lại Big C Việt Nam với giá 1,14 tỷ USD làm dấy lên lo ... |