TIN LIÊN QUAN | |
Thị trường bán lẻ của Việt Nam ngày càng cạnh tranh | |
Thị trường bán lẻ: Vẫn còn dư địa cho doanh nghiệp Việt |
Đó là nhận định của ông Greg Ohan, Giám đốc Phát triển Thị trường Việt Nam, Công ty nghiên cứu bất động sản Jones Lang Lasalle về thị trường bán lẻ Việt Nam trong tương lai.
“Dân số vàng” và không ngừng hội nhập
Cũng theo chuyên gia này, chỉ hơn một thập kỷ qua, kinh tế Việt Nam đã phát triển vượt bậc hơn bao giờ hết. Nếu như năm 2010, tại Việt Nam, những thương hiệu bán lẻ đình đám trên thế giới như McDonalds, Starbucks, Zara... còn rất xa lạ, thì hiện giờ, nó như một phần gắn bó với thị trường trẻ đầy năng động này.
Ông Greg Ohan nhận định, kể từ sau khi lệnh cấm vận thương mại của Mỹ được dỡ bỏ vào năm 1994, Việt Nam đã tham gia rất tích cực vào cộng đồng kinh tế quốc tế, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 và tích cực đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TTP). Việt Nam cũng đã đạt được những thành công nhất định trong phát triển kinh tế và không ngừng hội nhập quốc tế.
Công ty TNHH Aeon Việt Nam ( Aeon Việt Nam) đã khai trương trung tâm mua sắm đầu tiên “AEON MALL Tân Phú Celadon” với quy mô lớn tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 11/1/2014. (Nguồn: Aeon) |
Một trong những điểm nổi bật nhất hấp dẫn các nhà bán lẻ đó là dân số của Việt Nam đã gia tăng đáng kể, từ 66 triệu người năm 1990 lên đến 91 triệu người năm 2016. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có dân số đông thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Philippines.
Theo ông Ohan, trong vòng 20 năm tới, cơ cấu nhân khẩu học của Việt Nam là dân số vàng. Trong đó, 25% dân số trong độ tuổi từ 10 - 24 tuổi; độ tuổi trung bình khoảng 30 tuổi, và dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á với sự tăng trưởng về thu nhập trung bình và sự gia tăng tầng lớp thượng lưu.
Các nhà bán lẻ có cơ hội gì tại Việt Nam?
Sở hữu những người mua sắm trẻ nhất khu vực châu Á, điều đó có ý nghĩa gì đối với các nhà bán lẻ toàn cầu? Theo ông Greg Ohan, đơn giản, đó còn hơn cả một cơ hội. Cơ hội tuyệt vời cho ngành bán lẻ, từ các cửa hàng tạp hóa mặt phố đến các trung tâm mua sắm sầm uất
Trung tâm mua sắm Saigon Centre tại quận 1, TP Hồ Chí Minh. (Nguồn: Saigonprop) |
Hiện nay, người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam đã thật dễ dàng khi tìm thấy một lọ mứt hạt phỉ (nutella) hay một hộp bánh bột ngô nướng (cornflakes) trên các kệ hàng bán lẻ. Thị trường đã không còn biên giới với sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế.
Nhiều nhà bán lẻ nước ngoài cũng đang tích cực mở rộng chuỗi cửa hàng tại thị trường đầy tiềm năng này. Người tiêu dùng trong nước, đặc biệt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có thể thấy một cuộc đổ bộ khá dồn dập của các thương hiệu bán lẻ quốc tế, nhất là những nhãn hàng xuất xứ từ những quốc gia láng giềng đang “tấn công” thị trường Việt Nam.
Có thể kể đến các nhà đầu tư đến từ Thái Lan như Central Group, tập đoàn Lotte và Emart của Hàn Quốc, Aeon Mall, Takashimaya từ Nhật Bản... Và, không thể không nhắc đến Saigon Centre, trung tâm mua sắm mới nhất ở TP. Hồ Chí Minh từ nhà đầu tư Singapore.
Cũng theo chuyên gia của JLL, thu nhập trung bình ngày càng tăng, sự gia tăng đáng kể của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đã thu hút những thương hiệu thời trang lớn như Gap, Mango Topshop và gần đây nhất là Zara. “Thời gian sẽ nói lên tất cả, khi những người mua sắm trẻ tuổi sẽ là điều kiện tiên quyết cho “cơn bão mua sắm” đổ bộ vào thị trường Việt Nam”, ông Greg Ohan nhận định.
Những làn sóng mới trên thị trường bán lẻ Đứng trước làn sóng tấn công ồ ạt của những ông lớn nước ngoài, nhiều nhà bán lẻ nội địa đã chủ động hơn và ... |
Thị trường bán lẻ Việt Nam: Sôi động cuộc chiến giành thị phần Theo cam kết gia nhập WTO, bắt đầu từ ngày 11/1/2015, các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% ... |
Thị trường bán lẻ vẫn hấp dẫn nhà đầu tư ngoại Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ quan trọng và khoảng ba năm nữa (năm 2015) thì thị ... |