![]() |
Các chuyên gia trao đổi tại Hội thảo “Doanh nghiệp chuyển đổi xanh để giữ vững lợi thế cạnh tranh gia tăng xuất khẩu trong giai đoạn mới”, ngày 19/5. (Nguồn: BSA) |
Ngày 20/5, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Doanh nghiệp chuyển đổi xanh để giữ vững lợi thế cạnh tranh gia tăng xuất khẩu trong giai đoạn mới”. Sự kiện do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý và đại diện các tổ chức hỗ trợ phát triển bền vững.
Đây cũng là hoạt động trong khuôn khổ Đề án 25 về “Đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư song phương giữa Việt Nam với các Đối tác chiến lược, quan trọng".
Hội thảo kỳ vọng giúp các doanh nghiệp có thêm thông tin và góc nhìn toàn diện hơn về xu thể chuyển đổi xanh toàn cầu, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường và phát triển bền vững. Việc tích hợp các yếu tố môi trường vào chiến lược kinh doanh không chỉ là lời cam kết với khách hàng mà còn là chìa khoá giữ vững lợi thế xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới.
Tin liên quan |
![]() |
Chia sẻ tại Hội thảo, bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc BSA nhận định, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động với những yêu cầu ngày càng khắt khe về phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, “chuyển đổi xanh” đã trở thành một xu thế tất yếu giúp doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài.
Người tiêu dùng ngày nay, đặc biệt là thế hệ trẻ không chỉ quan tâm đến chất lượng và giá cả sản phẩm mà còn chú trọng đến yếu tố môi trường, quy trình sản xuất và nguồn gốc bền vững của sản phẩm. Họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, có bao bì tái chế và ít tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Điều này cho thấy một sự chuyển dịch lớn trong hành vi tiêu dùng không còn là xu hướng ngắn hạn mà đã trở thành một phong cách sống rõ rệt.
Theo bà Tâm, các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam như châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản đang ngày càng áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn. Những quy định như: Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của châu Âu, yêu cầu về chứng nhận sản phẩm hữu cơ, sản phẩm có carbon thấp…đang đặt ra những thách thức cho doanh nghiệp mà nếu không kịp điều chỉnh, doanh nghiệp sẽ có thể bị mất thị trường.
Tuy nhiên, bà Tâm cho rằng, thách thức song hành với cơ hội: “Chuyển đổi xanh không chỉ đáp ứng yêu cầu thị trường mà còn mang lại nhiều giá trị thiết thực cho doanh nghiệp, đó là: giúp nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu, thể hiện trách nhiệm xã hội và môi trường cho doanh nghiệp; tối ưu hoá quy trình sản xuất, tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu từ đó giảm chi phí vận hành; tạo cơ hội tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, tài trợ quốc tế và các chương trình hỗ trợ phát triển bền vững.
Đặc biệt, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai quá trình bổ trợ nhau, ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh, tự động hoá, phân tích dữ liệu, giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh”.
![]() |
Chuyển đổi xanh không chỉ đáp ứng yêu cầu thị trường mà còn mang lại nhiều giá trị thiết thực cho doanh nghiệp. (Nguồn: TTXVN) |
Đồng tình với bà Tâm, ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng phòng Chính sách, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) khẳng định, chuyển đổi số là xu hướng mạnh mẽ hiện nay với các nhu cầu gia tăng và ngày càng cao về xuất khẩu trực tuyến, tập trung vào thị trường ngách.
Theo ông Thành, bối cảnh xã hội hiện nay đang tiến tới thương mại số cũng như phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử bền vững trong một xu hướng tiêu dùng bền vững. Biểu hiện cụ thể là người tiêu dùng ngày càng hạn chế sử dụng các mặt hàng tác động tiêu cực tới môi trường cũng như chú ý hơn tới thương hiệu, mục tiêu kép của sản phẩm xanh và sạch hiện nay…
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang phát triển mạnh trong thời gian qua, tại Việt Nam năm 2022 đạt 3,5 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước. Dự báo đến năm 2027 con số này có thể đạt 5,5 tỷ USD, vì thế để gia tăng xuất khẩu, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng xanh hoá, phát triển bền vững đảm bảo yêu cầu đặt ra đối với các nước trên thế giới. Cùng với đó, đẩy mạnh đào tạo cho các doanh nghiệp về phát triển nhân lực số, hạ tầng logistic; xây dựng tiếp cận đa kênh trên các sàn thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá trong nước qua thương mại điện tử… để gia tăng xuất khẩu.
Ông Đàm Quang Thắng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Cố vấn cấp cao Ban Khởi nghiệp quốc gia cho rằng thị trường xuất khẩu xanh và bền vững là "mỏ vàng" đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt, để khai thác hiệu quả doanh nghiệp cần nỗ lực vượt qua nhiều rào cản. Rào cản kỹ thuật và các quy định kiểm dịch là một trong những thử thách lớn nhất của doanh nghiệp Việt khi bước ra thị trường quốc tế.
Doanh nghiệp cần đầu tư vào việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu hành vi tiêu dùng và xây dựng câu chuyện "xanh" hấp dẫn, độc đáo để thu hút sự quan tâm của khách hàng quốc tế. Câu chuyện đó có thể là quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên liệu tái chế, hỗ trợ cộng đồng địa phương hoặc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
![]()
| Nắm bắt cơ hội, đổi mới để doanh nghiệp Việt không bỏ lỡ 'cuộc chơi' xanh Khi chuyển đổi xanh là một xu thế không thể thiếu trên toàn cầu, doanh nghiệp Việt phải chủ động nắm bắt cơ hội, đổi ... |
![]()
| Gần 400 doanh nghiệp đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Vietnam Expo 2025 Ngày 2/4, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) đã khai mạc, thu hút sự tham gia của ... |
![]()
| Xây dựng một Việt Nam xanh (kỳ II): Thêm lời hiệu triệu từ doanh nghiệp cùng cái 'bắt tay' của cộng đồng quốc tế Tiến bước cùng "bản giao hưởng" chuyển đổi xanh của Việt Nam, doanh nghiệp đã có những lời hiệu triệu đầy ấn tượng nhằm lan ... |
![]()
| Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam: Các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ mang hết tiềm năng của mình vào bàn nghị sự xanh toàn cầu P4G đóng vai trò như một bệ phóng cho các doanh nghiệp giai đoạn đầu, giúp họ sẵn sàng tiếp cận nguồn vốn đầu tư ... |
![]()
| Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức, nâng cao năng lực cạnh tranh Nhiều giải pháp, cách làm, hướng đi nhằm "gỡ khó cho doanh nghiệp trước bối cảnh thế giới và trong nước nhiều khó khăn, bất ... |