Thiếu giáo viên nhưng vẫn giảm biên chế 'theo lộ trình' dẫn đến nhiều bất cập

Phi Yến
Tình trạng thiếu giáo viên chưa được giải quyết dứt điểm nhưng vẫn phải thực hiện tinh giản biên chế 10% theo lộ trình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thiếu giáo viên
Đại biểu Chu Thị Hồng Thái trăn trở việc dù thiếu giáo viên nhưng vẫn giảm biên chế theo lộ trình ảnh hưởng đến công tác phân công giảng dạy. (Nguồn: Quốc hội)

Chiều 23/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15.

Đại biểu: Nghịch lý thiếu giáo viên vẫn giảm biên chế "theo lộ trình"

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111 năm 2022 về hợp đồng một số loại công việc trong các cơ quan hành chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, việc hợp đồng giáo viên tại các cơ sở giáo dục gặp nhiều khó khăn, thiếu nguồn hợp đồng dẫn đến lương hợp đồng thấp và không có tính ổn định lâu dài. Cuối cùng, điều này dẫn đến không thu hút được nguồn nhân lực.

Đồng thời, địa phương số học sinh có xu hướng tăng lên hằng năm. Ngoài ra, bà Thái dẫn chứng ở tỉnh Lạng Sơn, năm học 2024-2025 sẽ tăng 4.100 học sinh phổ thông so với năm học 2023 - 2024.

Đại biểu đoàn Lạng Sơn băn khoăn: "Tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được giải quyết dứt điểm nhưng vẫn phải thực hiện tinh giản biên chế 10% theo lộ trình. Do vậy, việc thiếu giáo viên so với định mức ảnh hưởng đến phân công giảng dạy tại các trường học, dẫn đến một số giáo viên phải dạy trái chuyên môn".

Từ thực trạng đó, nữ đại biểu kiến nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, có giải pháp để giải quyết vấn đề trên. Ngoài ra, đại biểu Hồng Thái cũng cho biết, cử tri có đề nghị Bộ GD&ĐT ban hành văn bản thay thế Thông tư số 16 năm 2017. Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 20/2023 ngày 30/12/2023, hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.

Nhưng trong quá trình triển khai thực hiện phát sinh một số vướng mắc mới. Bà Thái cho rằng, Thông tư 20 quy định việc tính định mức giáo viên trên lớp rất khó thực hiện trong thực tế. Đối với các tỉnh miền núi, nhiều điểm trường lẻ và có trường mỗi khối học chỉ có một lớp. Ở Lạng Sơn có đến 75 trường THCS chỉ có một lớp/một khối học. Dù chỉ có một lớp nhưng vẫn phải bảo đảm dạy tất cả các môn, tuy nhiên chỉ được bố trí tối đa 1,9 giáo viên/lớp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của thông tư. Như vậy sẽ thiếu giáo viên giảng dạy ở một số môn học và hoạt động giáo dục khác.

Thông tư 20 cũng quy định phải chia vùng để tính định mức giáo viên, số lượng học sinh trên lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Vùng 3 bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học, bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp THCS và THPT. Nhưng theo Đại biểu tỉnh Lạng Sơn, đối với các tỉnh miền núi, vùng 3 là vùng khó khăn, địa hình chia cắt, dân cư thưa thớt, có nhiều điểm trường lẻ, nhiều lớp ghép.

Ở Lạng Sơn cấp tiểu học có 268 điểm trường lẻ, 167 lớp ghép với bình quân 25 học sinh/lớp và trong đó có 9 trường với mức bình quân 15 học sinh/lớp. Do vậy, Đại biểu cho rằng việc quy định bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp THCS, THPT và 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học là không khả thi.

Thiếu giáo viên
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải trình chiều 23/5. (Nguồn: Quốc hội)

Lương và chế độ chưa thực sự động viên người lao động

Phát biểu giải trình sau đó, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Nghị định 111 năm 2022 là do Bộ Nội vụ xây dựng, từ khi có hiệu lực "đã mở đường cho việc ký các hợp đồng lao động và rất nhiều hợp đồng lao động đã được ký, giải quyết được thêm nhiều vị trí việc làm cho giáo viên", góp phần để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhìn nhận vẫn có những vướng mắc, ví dụ khi chuẩn bị ký hợp đồng tìm nguồn vẫn còn có những khó khăn do thiếu nguồn như đại biểu nêu.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: "Lương và thu nhập, chế độ chính sách cho đối tượng ký hợp đồng cũng còn có những điểm chưa thực sự động viên người lao động".

Người đứng đầu ngành Giáo dục cũng cho biết, có nhiều địa phương còn ngần ngại trong việc triển khai ký hợp đồng theo Nghị định 111. Vì vậy thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ rà soát và kiến nghị để cùng với Bộ Nội vụ tiếp tục xem xét các nội dung có liên quan.

Đối với việc xác định số lượng học sinh trong lớp theo chuẩn của các bậc học, Bộ trưởng cho biết, hiện nay, mức xác định các lớp vẫn dành chung cho cả nước. Một số khu vực vùng khó khăn, vùng đồng bào miền núi, các điểm trường, khu vực thưa dân thì sĩ số học sinh trong lớp chưa đủ 45 cho bậc THPT, chưa đủ 35 đối với bậc tiểu học. Bộ trưởng GD&ĐT thừa nhận, đây là một điểm bất cập và Bộ sẽ tiếp tục xem xét các nội dung này.

"Ngành Giáo dục đang trong quá trình chuyển đổi, thực tế phát sinh rất nhiều vấn đề cần phải lắng nghe, điều chỉnh. Cho nên, năm học 2023-2024, toàn bộ thông tư mà Bộ GD&ĐT đã và đang chuẩn bị ban hành (gần 60 thông tư) liên quan đến hầu hết các lĩnh vực GD&ĐT, trong quá trình chuyển đổi cũng có những điểm thực tế phát sinh.

Quan điểm của chúng tôi là sẽ khảo sát kỹ lưỡng, đánh giá, có ứng xử chính sách kịp thời, nhưng cũng phải tính toán cho sát thực tế, nếu một số vấn đề ở mức hiện tượng nảy sinh mà giải quyết một cách vội vã có thể có các hệ lụy khác. Tinh thần là chúng tôi sẽ hết sức khẩn trương, nguyên tắc cao nhất là phục vụ thực tiễn và giải quyết các vấn đề của thực tiễn", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.

Chưa tạo động lực để các nhà giáo cống hiến

Tại phiên thảo luận, đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) đã nêu kiến nghị của cử tri ngành giáo dục gửi đến Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ về việc khi triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương, đó là lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính, sự nghiệp.

Nhiều ý kiến cử tri ngành Giáo dục cho rằng, cách tính lương như vậy chưa tương xứng với những công việc mà các nhà giáo được thụ hưởng, thậm chí còn thấp hơn so với lương hiện nay.

Đại biểu Minh Ánh nhấn mạnh: “Điều này sẽ không tạo ra được động lực cống hiến cho các nhà giáo. Bên cạnh đó, việc tăng lương chưa thấy được thể hiện rõ trong bảng lương dự kiến mới”.

Để đánh giá thực chất hơn về kết quả và chất lượng giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, đại biểu Phạm Đình Thanh (đoàn Kon Tum) đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tăng cường chỉ đạo, giám sát, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết và trả lời nội dung kiến nghị của cử tri.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chi đạo, giải quyết dứt điểm nội dung kiến nghị của cử tri thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành thuộc Chính phủ.

Gia đình trong 'cơn bão' công nghệ, làm sao để không bị mất kết nối?

Gia đình trong 'cơn bão' công nghệ, làm sao để không bị mất kết nối?

Thời nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ khiến cho sự kết nối trong gia đình truyền thống trở nên yếu ...

Chuyên gia Tô Thụy Diễm Quyên: 'Xây dựng môi trường giao tiếp mở để thành viên trong gia đình thấu hiểu nhau hơn'

Chuyên gia Tô Thụy Diễm Quyên: 'Xây dựng môi trường giao tiếp mở để thành viên trong gia đình thấu hiểu nhau hơn'

Việc thiết lập các quy tắc về sử dụng công nghệ trong gia đình và khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động ...

TP. Hồ Chí Minh thêm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10

TP. Hồ Chí Minh thêm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh vừa thông báo bổ sung 5.535 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 vào 62 trường THPT công lập năm ...

Học theo tư tưởng, đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp cho mỗi cá nhân hoàn thiện bản thân

Học theo tư tưởng, đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp cho mỗi cá nhân hoàn thiện bản thân

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng của mỗi cá nhân ...

'Khuyên học sinh không thi lớp 10 là vi phạm quyền được học tập của trẻ em'

'Khuyên học sinh không thi lớp 10 là vi phạm quyền được học tập của trẻ em'

Dưới góc nhìn của một chuyên gia giáo dục, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Đọc thêm

Ông Trump chính thức ‘xuống tay’, thuế đối ứng gọi tên cả thế giới, đồng USD thành nạn nhân

Ông Trump chính thức ‘xuống tay’, thuế đối ứng gọi tên cả thế giới, đồng USD thành nạn nhân

Ông Trump chính thức ‘xuống tay’, thuế đối ứng gọi tên nhiều đối tác, đồng USD thành nạn nhân?
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/4/2025: Tuổi Tỵ công việc nhận tiền thưởng

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/4/2025: Tuổi Tỵ công việc nhận tiền thưởng

Xem tử vi 3/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 3/4/2025: Song Tử tài lộc thuận lợi

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 3/4/2025: Song Tử tài lộc thuận lợi

Tử vi hôm nay 3/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 3/4/2025, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 3/4/2025, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 3/4. Lịch âm hôm nay 3/4/2025? Âm lịch hôm nay 3/4. Lịch vạn niên 3/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/4 và sáng 4/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Chelsea vs Tottenham; U17 châu Á 2025 - Uzbekistan vs Thái Lan

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/4 và sáng 4/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Chelsea vs Tottenham; U17 châu Á 2025 - Uzbekistan vs Thái Lan

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/4 và sáng 4/4: Lịch thi đấu U17 châu Á 2025 - U17 Uzbekistan U17 Thái Lan; Ngoại hạng Anh - Chelsea vs ...
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Lavrov, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Liên bang Nga...
Các nhà nghiên cứu Israel phát triển trí tuệ nhân tạo dự đoán cháy rừng do sét đánh

Các nhà nghiên cứu Israel phát triển trí tuệ nhân tạo dự đoán cháy rừng do sét đánh

Phát triển mô hình trí tuệ nhân tạo có khả năng dự báo cháy rừng do sét đánh với độ chính xác cao, mở ra triển vọng chống biến đổi khí hậu.
Những trường hợp được cấp mới thẻ BHYT từ ngày 1/6/2025

Những trường hợp được cấp mới thẻ BHYT từ ngày 1/6/2025

Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 168/BHXH-QLT về việc sẽ cấp mới BHYT trong một số trường hợp.
Khi công chúng trẻ dành cả thanh xuân để 'hóng drama'

Khi công chúng trẻ dành cả thanh xuân để 'hóng drama'

Tình trạng 'hóng drama' với những thông tin thiếu kiểm chứng sẽ tạo ra một không gian mạng xã hội độc hại.
Lịch chi trả lương hưu hàng tháng mới nhất tháng 4/2025

Lịch chi trả lương hưu hàng tháng mới nhất tháng 4/2025

BHXH Việt Nam vừa có công văn gửi BHXH các tỉnh, thành phố về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho người hưởng tháng 4/2025.
Năm 2025, xe ô tô không xi nhan khi ra khỏi nơi dừng đỗ bị phạt thế nào?

Năm 2025, xe ô tô không xi nhan khi ra khỏi nơi dừng đỗ bị phạt thế nào?

Dừng xe, đỗ xe là gì? Xe ô tô không xi nhan khi ra khỏi nơi dừng đỗ bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Vì sao không nên ăn rau lang mỗi ngày tuy là loại rau có ích?

Vì sao không nên ăn rau lang mỗi ngày tuy là loại rau có ích?

Rau lang mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Cả nước triển khai tiêm vét vaccine phòng sởi trong đầu tháng 4

Cả nước triển khai tiêm vét vaccine phòng sởi trong đầu tháng 4

Các địa phương đăng ký kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi vào ngày 31/3, nhưng đang tổng hợp số liệu, dự kiến tiêm vét đến đầu tháng 4.
Cử chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em từ Hoàng hậu Bỉ Mathilde

Cử chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em từ Hoàng hậu Bỉ Mathilde

Chiều 1/4, Hoàng hậu Mathilde đã thăm Bệnh viện Nhi Trung ương trong chương trình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ.
Bác sĩ chuyên khoa nêu mối liên hệ giữa 'bệnh bỏng ngô' và thuốc lá điện tử

Bác sĩ chuyên khoa nêu mối liên hệ giữa 'bệnh bỏng ngô' và thuốc lá điện tử

Chuyên gia cảnh báo, mặc dù không có thuốc lá trong thành phần, thuốc lá điện tử vẫn chứa nhiều hợp chất hóa học ảnh hưởng tiêu cực đến hệ hô hấp.
Các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ lây nhanh, Uganda đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine

Các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ lây nhanh, Uganda đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine

Uganda tăng cường nỗ lực chống dịch đậu mùa khỉ sau khi nhận thêm 100.000 liều vaccine từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi.
Những lợi ích sức khỏe nếu uống trà matcha đúng cách

Những lợi ích sức khỏe nếu uống trà matcha đúng cách

Nếu uống trà matcha thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, bảo vệ gan, ngăn ung thư...
Xuất hiện virus lạ gây ho ra máu ở Nga, WHO cảnh nguy cơ cao xảy ra đại dịch mới

Xuất hiện virus lạ gây ho ra máu ở Nga, WHO cảnh nguy cơ cao xảy ra đại dịch mới

Virus chưa rõ nguồn gốc xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.
Phiên bản di động