Từ đầu tháng 5, tàu Fatih của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu các hoạt động khoan ở khu vực phía Tây của đảo Cyprus. (Nguồn: Anadolu) |
Bộ trên đồng thời khẳng định, EU không thể là một bên trung gian hòa giải công bằng trong vấn đề Cyprus.
Tuyên bố của bộ trên nhấn mạnh, từ đầu tháng 5, tàu Fatih của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu các hoạt động khoan ở khu vực phía Tây của đảo Cyprus, ở Địa Trung Hải, còn tàu Yavuz gần đây đã tới phía Đông đảo Cyprus và sẽ tiến hành các hoạt động khoan.
Trước đó, ngày 9/7, Mỹ và Ai Cập cũng lên tiếng khuyến cáo Thổ Nhĩ Kỳ tránh leo thang căng thẳng tại khu vực phía Đông Địa Trung Hải này.
Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố nhấn mạnh: "Mỹ tiếp tục quan ngại sâu sắc về các nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành các hoạt động thăm dò tại vùng biển ngoài khơi đảo Cyprus. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ ngừng ngay các hoạt động này, đồng thời khuyến khích tất cả các bên kiềm chế và tránh xa các hành động làm leo thang căng thẳng trong khu vực".
Trong khi đó, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ai Cập yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng và thực thi luật pháp quốc tế.
Việc phát hiện ra nguồn dự trữ khí đốt khổng lồ ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải đã kích động cuộc chạy đua trong hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên dưới lòng biển và gây ra những căng thẳng kéo dài giữa Thổ Nhĩ Kỳ và CH Cyprus - thành viên của EU.
EU coi hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là "sự leo thang không thể chấp nhận", đồng thời yêu cầu chính quyền Ankara phải dừng ngay các hoạt động thăm dò trái phép nếu không muốn bị trừng phạt.
Hồi tuần trước, CH Cyprus cũng khởi động các thủ tục pháp lý nhằm vào 3 công ty mà nước này cáo buộc đã hỗ trợ hoạt động thăm dò dầu mỏ và khí đốt "bất hợp pháp" của Thổ Nhĩ Kỳ.