Thổ Nhĩ Kỳ có mạo hiểm khi 'đi trên dây’ trong quan hệ với Nga và phương Tây?

Chu Văn
Với Thổ Nhĩ Kỳ, giữ mối ràng buộc với phương Tây quan trọng, nhưng cam kết quan hệ với Nga, thậm chí tăng cường hợp tác thương mại với Moscow mới là quan trọng nhất đối với lợi ích kinh tế của họ và khó có chuyện Ankara sẽ thay đổi hướng đi này trong tương lai gần.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ muốn liên thủ với Nga về quốc phòng. (Nguồn: Sputnik)
Thổ Nhĩ Kỳ có mạo hiểm khi "đi trên dây’ trong quan hệ với Nga và phương Tây? Trong ảnh: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan. (Nguồn: Sputnik)

Theo Viện nghiên cứu Trung Á-Caucasus (CACI), Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường trao đổi thương mại với Nga, dẫn đến việc phương Tây cáo buộc rằng các mối quan hệ kinh tế này hỗ trợ Nga.

Tin liên quan
Bạo loạn ở Pháp: Nền kinh tế nợ nần - khe cửa hẹp cho Tổng thống Macron Bạo loạn ở Pháp: Nền kinh tế nợ nần - khe cửa hẹp cho Tổng thống Macron

Tuy nhiên, hợp tác thương mại của Ankara với Nga là rất quan trọng đối với sự ổn định kinh tế của chính Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ khó có khả năng Ankara thay đổi đường hướng đó.

Giúp Moscow hay cứu Ankara?

Những lo ngại về kinh tế chính là lý do Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan tận dụng triệt để chính sự gián đoạn của các luồng thương mại do các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây để làm đòn bẩy thúc đẩy cơ hội kinh tế và thương mại của Ankara.

Theo Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ, khối lượng thương mại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã có sự gia tăng đáng kể trong năm 2022. Nga trở thành đối tác nhập khẩu hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, với tổng trị giá 58,85 tỷ USD, gấp đôi so với năm 2021.

Tương tự, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga cũng tăng đáng kể, đạt 9,34 tỷ USD trong năm 2022, cao hơn hẳn mức 5,8 tỷ USD của năm 2021.

Những con số thương mại nêu trên phù hợp với những nỗ lực của Ankara nhằm củng cố nền kinh tế và cải thiện sức mua của các hộ gia đình.

Đối mặt với những thách thức như tỷ lệ lạm phát ở mức hai con số, chi phí sinh hoạt tăng cao và đồng tiền suy yếu, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và các tổ chức tài chính đã rất nỗ lực để hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế. Đầu tháng 1/2023 Tổng thống Recep Tayyip Erdogan công bố tổng giá trị xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2022 đạt mức cao kỷ lục 254 tỷ USD.

CACI nhìn nhận, chính phủ và các tổ chức tài chính đã rất nỗ lực để hỗ trợ nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang chững lại với hàng loạt thách thức nói trên. Cách tiếp cận này khó có thể thay đổi trong thời gian tới, đặc biệt là khi việc tái thiết đất nước sau trận động đất kinh hoàng hồi tháng Hai vừa qua đòi hỏi Ankara phải chi những khoản tiền khổng lồ.

Sự gia tăng khối lượng thương mại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đặt ra câu hỏi về vai trò trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ để Moscow lách các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Đứng trước các cáo buộc, Ankara cho rằng, việc thương mại tăng đột biến là do khối lượng và chi phí nhập khẩu năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên, đồng thời kiên quyết phủ nhận mọi hoạt động xuất khẩu hàng hóa như hóa chất và vi mạch có thể được sử dụng trong các nỗ lực quân sự của Nga.

Thương mại năng lượng vẫn luôn đặc biệt quan trọng trong quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ. Việc Ankara tăng nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than của Nga trong năm 2022 có thể là do Nga cần chuyển hướng xuất khẩu năng lượng ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) do các lệnh trừng phạt. Ankara đã nắm bắt cơ hội đó, tận dụng giá chiết khấu và lệnh cấm vận năng lượng của EU để tăng gấp đôi lượng dầu xuất khẩu từ Moscow so với năm trước.

Các cuộc đàm phán cũng được tiến hành để đảm bảo giá chiết khấu đáng kể khi Thổ Nhĩ Kỳ mua khí đốt tự nhiên từ Nga thông qua một "trung tâm khí đốt", đóng vai trò "cổng hậu" để hydrocarbon của Nga thâm nhập thị trường châu Âu.

Khối lượng lên tới 100 tỷ m3 mỗi năm được đề cập trong các cuộc thảo luận, đó chính là toàn bộ kho khí đốt chưa bán được của Nga sau khi hai đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 bị phá hủy.

Thổ Nhĩ Kỳ đã nổi lên như một trong những nhà nhập khẩu hydrocarbon và than đá lớn nhất của Nga kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ. Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và không khí sạch (CREA) ước tính, Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nước tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch của Nga lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Đức.

Kể từ tháng 2/2022, Thổ Nhĩ Kỳ đã mua của Nga lượng dầu thô trị giá khoảng 14,8 tỷ USD, khí đốt tự nhiên trị giá 7,5 tỷ USD và than đá trị giá 3,6 tỷ USD. Đồng thời, Ankara cũng mua một lượng lớn dầu diesel giá rẻ hơn bình thường của Nga để sử dụng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu chính dầu đó sang EU, trong bối cảnh EU từ 5/2/2023 đã cấm các sản phẩm tinh chế do Nga sản xuất.

Một cơ chế như vậy được gọi là "hoán đổi nguồn gốc" và không bị cấm rõ ràng vì dầu diesel của Nga không tiếp cận được với thị trường EU. Tuy nhiên, các hoạt động như vậy có thể mang lại rất nhiều lợi nhuận cho các nhà máy lọc dầu và dù sao cũng cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ được hưởng lợi ra sao khi trở thành trung gian giữa phương Tây với một nước Nga bị phương Tây trừng phạt.

Theo Wall Street Journal, trong năm 2022 ít nhất 13 công ty Thổ Nhĩ Kỳ đã bán nhiều loại mặt hàng bao gồm nhựa, cao su và phương tiện, trị giá khoảng 18,5 triệu USD cho một số công ty Nga đã bị Mỹ trừng phạt.

Tờ báo Mỹ cũng tiết lộ rằng, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi sang Nga các thiết bị trị giá hàng triệu USD như máy phát điện, thang máy, bảng mạch điện tử, băng tải, vô lăng xe tải và các thiết bị khác do Mỹ sản xuất. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bất ngờ xuất khẩu một lượng đáng kể chất bán dẫn sang Nga dù trước đó khối lượng hàng xuất khẩu này chỉ là rất nhỏ.

Cuối tháng 2/2022, Mỹ đã áp đặt lệnh cấm bán cho Nga các sản phẩm công nghệ tiên tiến như chất bán dẫn, có tính lưỡng dụng, nhằm ngăn chặn Nga tiếp cận với công nghệ cao cấp. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt công nghệ đối với Nga phần lớn đã thất bại do các kẽ hở và các đối tác thiện chí.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng được cho là "nơi trú ẩn" cho những người Nga giàu có và tiền của họ. Ankara đã hoan nghênh những dòng tiền này và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển tiền, cho phép người Nga vượt qua các hạn chế đối với quyền truy cập vào các thẻ ngân hàng phổ biến và loại trừ một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT.

Dòng tiền của Nga đã có tác động tích cực đến Thổ Nhĩ Kỳ, giúp ổn định đồng tiền Lira của nước này, vốn đã bị mất giá đáng kể so với đồng USD trong những năm gần đây, đồng thời giải quyết được vấn đề thâm hụt thương mại nước ngoài. Người Nga cũng đăng ký các công ty ở Thổ Nhĩ Kỳ và đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là bất động sản, qua đó đã giúp giảm thâm hụt thương mại nước ngoài cao lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là kể từ khi cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra.

Cuộc giằng co giữa phương Tây và Nam Bán Cầu

Thổ Nhĩ Kỳ đã giữ vững lập trường rằng sẽ ủng hộ các lệnh trừng phạt chống Nga nếu các lệnh đó được Liên hợp quốc cho phép, vì Ankara tin rằng, việc tham gia vào các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều dễ nhận thấy hiện nay là một cuộc giằng co giữa phương Tây và Nam Bán Cầu, trong đó phương Tây đang cố gắng thực thi các lệnh cấm vận đối với Nga thông qua việc sử dụng chiến thuật "cây gậy và củ cà rốt", trong khi các quốc gia ở Nam Bán Cầu lại chống lại sức ép đó và cố gắng để điều hướng một con đường trung lập, tập trung trước hết vào lợi ích quốc gia của mình.

Trong khi, Nga vẫn là nguồn cung nguyên liệu thô, vũ khí năng lượng và công nghệ năng lượng cho nhiều quốc gia đang phát triển. Thì Mỹ đã cảnh báo rõ ràng rằng, các công ty và cá nhân có quan hệ kinh doanh với các thực thể Nga đang bị trừng phạt có nguy cơ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt thứ cấp.

Áp lực của phương Tây đến nay đã có một số tác dụng, khiến một số ngân hàng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ kế hoạch ban đầu để tham gia hệ thống thanh toán MIR của Nga.

Tuy nhiên, với Thổ Nhĩ Kỳ, giữ mối ràng buộc với phương Tây quan trọng, nhưng cam kết giữ quan hệ với Nga, thậm chí tăng cường hợp tác thương mại với Moscow mới là vấn đề quan trọng nhất, đối với lợi ích kinh tế của mình và khó có chuyện Ankara sẽ thay đổi hướng đi này trong tương lai gần.

Bạo loạn ở Pháp: Nền kinh tế nợ nần - khe cửa hẹp cho Tổng thống Macron

Bạo loạn ở Pháp: Nền kinh tế nợ nần - khe cửa hẹp cho Tổng thống Macron

Bạo loạn ở nước Pháp hiện đang bước sang ngày thứ bảy liên tiếp. Giới quan sát cho rằng, ngay cả khi trật tự được ...

Lệnh trừng phạt chống Nga: Chiến dịch phản công ồ ạt từ phương Tây, ‘trúng đòn hiểm’, Moscow cũng khó đỡ

Lệnh trừng phạt chống Nga: Chiến dịch phản công ồ ạt từ phương Tây, ‘trúng đòn hiểm’, Moscow cũng khó đỡ

Dù đến nay, "đòn trừng phạt liên hoàn" từ Mỹ và phương Tây không thể khuất phục Nga, cũng không thể kết thúc xung đột ...

Giá vàng hôm nay 5/7/2023: Giá vàng thoát khỏi một đợt bán tháo, khó trượt khỏi ngưỡng 1.900 USD, nhưng cũng không thể bứt phá?

Giá vàng hôm nay 5/7/2023: Giá vàng thoát khỏi một đợt bán tháo, khó trượt khỏi ngưỡng 1.900 USD, nhưng cũng không thể bứt phá?

Giá vàng hôm nay 5/7/2023 sau khi kiểm tra mức 1.900 USD/ounce, đã vượt lên "tự cứu mình" khỏi một đợt bán tháo đáng kể ...

Giá cà phê hôm nay 5/7/2023: Giá cà phê robusta điều chỉnh giảm nhẹ, giao dịch kém hiếm thấy, Brazil đẩy mạnh xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 5/7/2023: Giá cà phê robusta điều chỉnh giảm nhẹ, giao dịch kém hiếm thấy, Brazil đẩy mạnh xuất khẩu

Nguồn cung cà phê robusta đang được bổ sung, khi xuất khẩu cà phê robusta dạng hạt của Indonesia trong tháng 5 đạt 13.618 tấn, ...

Dùng 'đòn độc' với Nga, tấn công đối thủ bằng chiến tranh thương mại, phương Tây đang dựng lên một NATO kinh tế?

Dùng 'đòn độc' với Nga, tấn công đối thủ bằng chiến tranh thương mại, phương Tây đang dựng lên một NATO kinh tế?

Đối mặt với những thách thức do Trung Quốc và Nga đặt ra - hai nước đang tìm cách thay đổi trật tự hiện có ...

(theo cacianalyst.org, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Lần đầu tiên tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hàn Quốc

Lần đầu tiên tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hàn Quốc

Sự kiện Giổ Tổ Hùng Vương năm 2024 đã lần đầu tiên được tổ chức tại Hàn Quốc trong ngày 11/5 với sự bảo trợ của Đại sứ quán Việt ...
Ngày mai (13/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 33

Ngày mai (13/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 33

Dự kiến, Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13-15/5 tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội.
Đại sứ Australia: Không có lựa chọn thay thế cho vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực

Đại sứ Australia: Không có lựa chọn thay thế cho vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực

ASEAN đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tập hợp khu vực rộng lớn hơn cùng nỗ lực giải quyết các thách thức.
Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu tăng cường kết nối với phụ nữ toàn thế giới

Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu tăng cường kết nối với phụ nữ toàn thế giới

Đây là lần đầu tiên phái đoàn phụ nữ người Việt ở nước ngoài tham dự Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu đang diễn ra ở Madrid từ ...
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 6]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 6]

Giới phê bình Anh - Mỹ có đôi chút dè dặt, cho sáng tác của Edgar Allan Poe mang tính chất kỹ xảo điêu luyện hơn là mang dấu ấn ...
Có thể sử dụng tài khoản định danh mức độ 2 trên VNeID để đề nghị cấp chứng thư số và chữ ký số

Có thể sử dụng tài khoản định danh mức độ 2 trên VNeID để đề nghị cấp chứng thư số và chữ ký số

Theo quy định mới, người dân có thể dùng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên VNeID để thực hiện thủ tục đề nghị cấp chứng thư ...
Giá cà phê hôm nay 12/5/2024: Giá cà phê vẫn chao đảo do thời tiết, robusta sẽ sớm quay lại trên mức 3.500 USD/tấn?

Giá cà phê hôm nay 12/5/2024: Giá cà phê vẫn chao đảo do thời tiết, robusta sẽ sớm quay lại trên mức 3.500 USD/tấn?

Giá cà phê hôm nay 12/5/2024: Giá cà phê vẫn chao đảo do thời tiết, robusta sẽ sớm quay lại trên mức 3.500 USD/tấn?
Giá tiêu hôm nay 12/5/2024, tiêu Việt xuất khẩu tăng giá mạnh, mục tiêu ‘ngành hàng tỷ USD’ trở nên sáng sủa

Giá tiêu hôm nay 12/5/2024, tiêu Việt xuất khẩu tăng giá mạnh, mục tiêu ‘ngành hàng tỷ USD’ trở nên sáng sủa

Giá tiêu hôm nay 12/5/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 101.000 - 102.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 11/5/2024: Giá cà phê có diễn biến mới ngày cuối tuần, dự báo về thị trường thời điểm này?

Giá cà phê hôm nay 11/5/2024: Giá cà phê có diễn biến mới ngày cuối tuần, dự báo về thị trường thời điểm này?

Giá cà phê hôm nay 11/5/2024: Giá cà phê có diễn biến mới ngày cuối tuần, dự báo về thị trường thời điểm này?
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (11-20/5): Bắc Bộ cục bộ có mưa lớn, có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (11-20/5): Bắc Bộ cục bộ có mưa lớn, có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (11-20/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia.
Giá heo hơi hôm nay 11/5: Giá heo hơi vẫn giữ đà tăng, Bắc Giang chạm mức cao nhất cả nước

Giá heo hơi hôm nay 11/5: Giá heo hơi vẫn giữ đà tăng, Bắc Giang chạm mức cao nhất cả nước

Giá heo hơi hôm nay 11/5 tại khu vực miền Bắc tăng rải rác ở một vài nơi, dao động trong khoảng 64.000 - 65.000 đồng/kg.
ADB: Việt Nam cần nâng cao hiệu quả đầu tư công

ADB: Việt Nam cần nâng cao hiệu quả đầu tư công

Đầu tư công được đẩy mạnh và điều kiện kinh doanh được cải thiện sẽ thúc đẩy đầu tư tư nhân trong năm 2024.
Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Đề xuất Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, nhà ngõ Hà Nội tăng giá liên tục nhiều năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5 ghi nhận đồng USD suy yếu so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5 tăng khi các nhà đầu tư đặt cược vào nền kinh tế Mỹ vượt trội so với các nền kinh tế khác.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Phiên bản di động