Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều động thái mới tại Libya: Định hình cuộc chơi mới

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Sau Syria, hiện tại Libya đang trở lại trong tầm ngắm của ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ. Nguyên nhân nào khiến Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng động thái ở khu vực này? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tho nhi ky co nhieu dong thai moi tai libya dinh hinh cuoc choi moi Chính phủ Libya muốn liên minh, Tunisia từ chối, Thổ Nhĩ Kỳ điều lính đánh thuê từ Syria
tho nhi ky co nhieu dong thai moi tai libya dinh hinh cuoc choi moi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sẽ gửi quân đến Libya
tho nhi ky co nhieu dong thai moi tai libya dinh hinh cuoc choi moi

Libya trở thành ưu tiên chính trị an ninh và đối ngoại hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Biếm họa của Ensonhaber.com

Về phương diện tác động địa chiến lược đối với khu vực và thế giới, việc Mỹ triệt thoái quân đội ra khỏi Syria là một trong những sự kiện đáng được chú ý đến nhất của năm 2029 sắp đi qua. Tương quan lực lượng chính trị cũng như quân sự và cục diện an ninh và ổn định ở Syria và khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Vùng Vịnh vì thế thay đổi rất cơ bản. Hình hài của giải pháp chính trị hoà bình cho Syria đã lộ diện càng thêm rõ nét.

Trong bối cảnh tình hình như thế, những động thái từ phía Thổ Nhĩ Kỳ thời gian gần đây với Libya báo hiệu đang dần định hình một cuộc chơi mới về quyền lực và ảnh hưởng ở bên trong cũng như từ bên ngoài giành vai trò và ảnh hưởng đối với Libya.

Hai lý do của người Thổ

Có hai lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường những động thái như vậy trong thời gian vừa qua. Lý do thứ nhất là chiến dịch quân sự của tướng Haftar với Quân đội quốc gia Libya tấn công thẳng vào Thủ đô Tripoli với mục tiêu lật đổ chính phủ được Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Tripoli.

Phe cánh của ông Haftar được cả Ai Cập và Saudi Arabia cùng một số nước khác trong khu vực và đặc biệt được Nga và Pháp hậu thuẫn. Nếu không được bên ngoài, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ trợ giúp mạnh mẽ, thiết thực và gấp rút thì phe chính phủ ở Tripoli không phải là đối thủ quân sự của phe cánh của tướng Haftar. Thổ Nhĩ Kỳ bị đẩy đến trước nguy cơ bị trắng tay ở Libya.

Lý do thứ hai là chuyện lợi ích hiện tại cũng như lâu dài của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria về cơ bản đã được thu xếp ổn thoả đối với Thổ Nhĩ Kỳ mà trong đó Ankara đặc biệt coi trọng vấn đề người Kurd và vấn đề vai trò, ảnh hưởng chính trị khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nói theo cách khác, Thổ Nhĩ Kỳ hiện có thể tạm yên tâm về Syria nên có thời gian và tâm trí, lợi ích và sự cần thiết nhìn nhằm vào nơi khác ở xung quanh mà hiện khả thi nhất, lại còn cấp bách nhất là Libya.

Cho nên chỉ trong thời gian rất ngắn, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thấy Libya giờ trở thành ưu tiên chính trị an ninh và đối ngoại hàng đầu của Ankara. Với chính phủ ở Thủ đô Tripoli, Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng ký hiệp định về phân định biên giới và vùng biển mà trong đấy còn có cả thoả thuận cho phép hải quân Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ở trong phạm vi lãnh hải của Libya.

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã nhanh chóng thông qua luật mới về hợp tác quân sự với chính phủ Lybia và tạo tiền đề pháp lý cần thiết để Thổ Nhĩ Kỳ bất cứ lúc nào cũng đều có thể đưa quân đội sang Libya. Phía Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu công khai đề cập đến khả năng xây dựng căn cứ quân sự ở Lybia và triển khai quân đội lâu dài ở Libya.

Bạn có thể quan tâm:

tho nhi ky co nhieu dong thai moi tai libya dinh hinh cuoc choi moi Nga với Trung Đông: Thay thời, đổi thế
tho nhi ky co nhieu dong thai moi tai libya dinh hinh cuoc choi moi Trận chiến tại Syria: Khó dễ không chỉ riêng ai
tho nhi ky co nhieu dong thai moi tai libya dinh hinh cuoc choi moi Châu Âu trước khủng hoảng Syria: Đâu rồi thời oanh liệt?
tho nhi ky co nhieu dong thai moi tai libya dinh hinh cuoc choi moi Mỹ rút quân khỏi Syria: Động thái thay đổi thế cục

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bất ngờ công du Tunesia trong chiến dịch ngoại giao tranh thủ và tập hợp các nước trong khu vực thành liên quân ủng hộ chính phủ ở Tripoli - mà sự ủng hộ này đồng nghĩa với việc chống đối phe cánh của tướng Haftar ở Libya.

Phía Thổ Nhĩ Kỳ còn phản đối mạnh mẽ việc Israel, Hy Lạp và Cyprus hợp tác khai thác và chu chuyển khí đốt ở vùng Địa Trung Hải.

Cuộc chơi mới ở Libya

Thổ Nhĩ Kỳ đang gây dựng một cuộc chơi mới ở Libya nhưng nhằm những lợi ích vượt ra ngoài Libya.

Mục tiêu thứ nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là tạo dựng cục diện chính trị, quân sự và an ninh có lợi nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực này.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã được triển khai ở miền Bắc Syria và Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ có căn cứ quân sự ở Qatar. Libya nữa sẽ vừa hoàn thiện vừa củng cố thế đứng ấy cho Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực.

Mục tiêu thứ hai của nước này là gây dựng vai trò và ảnh hưởng về chính trị, quân sự và an ninh nổi trội ở khu vực, tăng thế cho Thổ Nhĩ Kỳ trong quan hệ với Mỹ và những thành viên lớn trong EU và NATO, đồng thời giúp Thổ Nhĩ Kỳ có thêm những lợi thế và con chủ bài mới trong cuộc ganh đua trực tiếp với Iran và Ả rập Xê út giành sự công nhận là cường quốc khu vực và lãnh đạo thế giới Hồi giáo.

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đồng hành với nhau ở Syria nhưng ngả về hai phe chống nhau ở Libya. Giữa hai nước này có bất đồng quan điềm và xung khắc lợi ích ở Libya nhưng không cơ bản đến mức như Iran và Saudi Arabia cùng đồng minh ở Yemen.

Ưu tiên chiến lược hàng đầu của Nga ở khu vực này là Syria và nhanh chóng giải quyết ổn thoả, dứt điểm vấn đề Syria cũng như ngăn ngừa mọi rủi ro thất bại trong mọi chuyện khác, ở mọi nơi khác trong khu vực này. Cũng có thể thấy Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang thực thi ở Libya đúng chiến lược và chiến thuật mà Nga đã và đang vẫn thực thi ở Syria.

Cuộc chơi mới ở Libya có phần dễ nhưng không chỉ có dễ đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì có nhiều đối tác bên ngoài đang can dự và sẽ can dự trực tiếp vào diễn biến tình hình ở Libya và vì phe cánh của ông Haftar rất mạnh về quân sự và có những đối tác bên ngoài hậu thuẫn lắm tiền nhiều của hơn Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đang định hình cuộc chơi mới ở Libya nhưng chưa thấy có gì đảm bảo là nước này chắc chắn rồi sẽ thắng trong cuộc chơi ấy.

tho nhi ky co nhieu dong thai moi tai libya dinh hinh cuoc choi moi Được chính quyền Libya 'nhờ vả', Mỹ tỏ ra lo ngại, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng điều quân

TGVN. Ngày 22/12, Ngoại trưởng của Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) Mohamed Siala đã đề nghị Mỹ thể hiện lập trường rõ ...

tho nhi ky co nhieu dong thai moi tai libya dinh hinh cuoc choi moi Tổng thống Erdogan: Thổ Nhĩ Kỳ 'có quyền' gửi quân đến Libya nếu được yêu cầu

TGVN. Ngày 9/12, trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình quốc gia TRT, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố, Ankara ...

tho nhi ky co nhieu dong thai moi tai libya dinh hinh cuoc choi moi Libya ký thỏa thuận quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp đe dọa

TGVN. Ngày 2/12, Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Dendias đe dọa sẽ trục xuất Đại sứ Libya tại Athens Maiza Gzllal nếu người này không cung cấp ...

Dịch Dung

Bài viết cùng chủ đề

Điểm nóng Libya

Đọc thêm

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Bán kết lượt đi Champions League: Borussia Dortmund thắng PSG, Real Madrid hòa Bayern Munich

Bán kết lượt đi Champions League: Borussia Dortmund thắng PSG, Real Madrid hòa Bayern Munich

Lượt đi bán kết Champions League mùa này khép lại với chiến thắng 1-0 của Borussia Dortmund trước Paris Saint-Germain tại Signal Iduna Park.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu bán kết Europa League - Roma vs Leverkusen; U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2/5 và sáng 3/5: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Indonesia; Europa League - Marseille vs Atalanta.
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm, ở 'một quốc gia đang giàu có'.
Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Thông tin 10 VĐV Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024

Hiện thể thao Việt Nam có 10 vé tham dự Olympic Paris 2024 ở các bộ môn xe đạp, bơi lội, bắn súng, boxing, cử tạ, canoe, rowing và ...
Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo, Sadio Mane lập công, đưa Al Nassr vào chung kết Cup Nhà vua Saudia Arabia

Cristiano Ronaldo tỏa sáng rực rỡ với cú đúp cùng pha lập công của Mane đem về chiến thắng 3-1 cho Al Nassr ở bán kết Cup Nhà vua Saudi ...
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động