Thổ Nhĩ Kỳ có thể rút khỏi NATO nếu Mỹ tiếp tục các đe dọa 'không thể chấp nhận được' về S-400. (Nguồn: Aydinlik) |
Hôm 9/6, ông Lendman đã đăng bài viết trên trang mạng của Trung tâm nghiên cứu Toàn cầu hóa, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Canada, cho rằng: "Nếu phía Mỹ tiếp tục các yêu cầu và đe dọa không thể chấp nhận được, việc rút lui của họ là không thể tránh được".
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Phòng thủ và Không gian, ông Flanagan, một nhà khoa học chính trị kỳ cựu từ tập đoàn RAND - một tổ chức nghiên cứu và tư vấn - cho rằng, Mỹ đã "quan ngại" với Thổ Nhĩ Kỳ vào lúc này.
Năm 2013, Mỹ đã thừa nhận rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể đáp ứng nhu cầu phòng thủ của minh thông qua các nhà cung cấp khác, ví dụ như Nga. Kể từ đó hai nước Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ bất hòa về cuộc chiến tranh ở Syria cho đến năm 2016.
Sau đó, Ankara chuyển sang mua (vũ khí) từ các nhà cung cấp châu Âu khác, đặc biệt là Italy, nhưng đến năm 2017 khi Nga chào hàng hệ thống S-400 tối tân nhất với mức giá hợp lý và một hợp đồng lớn thì chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng này.
Kể từ đó, mặc dù các quan chức Ankara liên tục nhấn mạnh cam kết của họ đối với sứ mệnh trong NATO và khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ không bỏ qua NATO để chọn Nga, nhưng Mỹ đã theo đuổi một chính sách tạo ra các đe dọa.
Chính sách này đã hạ xuống một mức thấp mới trong tuần này khi Bộ Ngoại giao Mỹ cho Thổ Nhĩ Kỳ hạn chót đến 31/7 để đình chỉ thương vụ S-400 hoặc phải đối mặt với những hậu quả khác.
Dứt khoát bác bỏ thời hạn chót, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định, vấn đề S-400 là một "hợp đồng đã hoàn tất". Trong khi đó, Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu đã tuyên bố: "Không ai có thể buộc Ankara lựa chọn giữa NATO và Nga".