Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cho biết, việc sử dụng đồng thời nhiều tên lửa Oreshnik sẽ có sức công phá tương đương với một cuộc tấn công hạt nhân, nhưng lại không gây ô nhiễm môi trường, bởi chúng không mang đầu đạn hạt nhân. (Nguồn: Reddit) |
Ngày 10/12, hãng thông tấn TASS dẫn bài phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin tại cuộc họp của Hội đồng Xã hội dân sự và nhân quyền nói rõ: "Chúng tôi đang cải thiện học thuyết hạt nhân của mình chứ không phải thắt chặt nó. Về cơ bản, hiện tại, chúng tôi cần cải thiện tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik chứ không phải học thuyết hạt nhân".
Tin liên quan |
Lãnh đạo đảng đối lập Đức thăm Ukraine giữa căng thẳng bầu cử sớm |
Theo nhà lãnh đạo Nga, nếu nhìn nhận kỹ hơn, chỉ cần "một lượng đủ các hệ thống vũ khí tiên tiến này thực sự có thể loại bỏ nhu cầu sử dụng vũ khí hạt nhân".
Đây là lý do tại sao Moscow hành xử thận trọng, thậm chí là kiềm chế trong mọi lĩnh vực, song ông Putin cũng cảnh báo: "Chính phủ sẽ thể hiện ý chí của mình khi cần thiết".
Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) ở thủ đô Astana của Kazakhstan hôm 27/11, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, việc sử dụng đồng thời nhiều tên lửa Oreshnik sẽ có sức công phá tương đương với một cuộc tấn công hạt nhân, nhưng lại không gây ô nhiễm môi trường, bởi chúng không mang đầu đạn hạt nhân.
Liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, cùng ngày 10/12, Điện Kremlin cho biết, Moscow sẽ tiếp tục cho đến khi đạt được các mục tiêu do Tổng thống Putin đề ra thông qua hành động quân sự hoặc đàm phán.
Trước đó, ông Putin đã yêu cầu Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và rút hoàn toàn khỏi 4 vùng lãnh thổ mà Nga tuyên bố chủ quyền nếu muốn đàm phán hòa bình.
Cũng trong ngày này, truyền thông xứ bạch dương đưa tin, Giám đốc Cơ quan tình báo đối ngoại Liên bang Nga Sergei Naryshkin cho biết, Moscow đang gần đạt được các mục tiêu quân sự ở Ukraine và "nắm thế chủ động chiến lược trên mọi mặt trận" trong khi Kiev gặp bất lợi trên chiến tuyến.
Trong khi đó, trên mạng xã hội X, Giáo sư Tuomas Malinen của Đại học Helsinki (Phần Lan) nhận định, do sự xuất hiện của hệ thống tên lửa tầm trung mới nhất Oreshnik, NATO hiện chỉ còn ít lựa chọn trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo chuyên gia này, lối thoát duy nhất là "sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc đầu hàng”.
Ngày 21/11, Nga lần đầu tiên sử dụng tên lửa Oreshnik để tấn công khu liên hợp công nghiệp-quân sự của Ukraine ở thành phố Dnipro.
| Chớp thời cơ khi Syria hỗn loạn, Israel thành 'ngư ông đắc lợi' ở Cao nguyên Golan, ra tuyên bố chẳng nể nang Giữa lúc chính quyền Syria nhanh chóng sụp đổ trước sự tấn công của lực lượng đối lập và chính trường nước này hỗn loạn, ... |
| Tin thế giới 9/12: Nga thừa nhận bất ngờ về tình hình Syria, cự tuyệt tiết lộ tung tích ông Assad; Tổng thống Hàn Quốc bị cấm xuất ngoại Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h. |
| Tổng thống Ukraine công bố ý tưởng sốc đưa quân nước ngoài đến 'trấn thủ', thúc giục Đức tăng cường hỗ trợ Nhân chuyến thăm Kiev của lãnh đạo đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) đối lập ở Đức Friedrich Merz, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ... |
| Tình hình Syria: Mỹ tiến hành hàng loạt cuộc không kích, tính toán bước tiếp theo; 'Ông trùm' phe đối lập xuất hiện trước công chúng Lãnh đạo của phe đối lập lật đổ Tổng thống Syria Bashar Assad lần đầu xuất hiện trước công chúng thủ đô Damascus, trong khi ... |
| Liệu Syria có lặp lại lịch sử của Afghanistan? Điều bất ngờ nhất, thậm chí đáng ngạc nhiên về sự sụp đổ quyền lực của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria là ... |