Cuộc trưng cầu này nhằm nhằm gia tăng quyền lực cho Tổng thống, tức nhiều hơn phe phản đối 1,3 triệu phiếu. Kết quả này sẽ tạo điều kiện cho ông Erdogan tại nhiệm ít nhất đến năm 2029.
Phát biểu tại Dinh thự chính thức của mình ở Istanbul, ông Erdogan nhấn mạnh: "Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định về một sự thay đổi quan trọng như vậy bằng ý chí của Quốc hội và nhân dân. Lần đầu tiên tiên trong lịch sử của nước Cộng hòa, chúng ta sẽ thay đổi hệ thống cầm quyền của mình thông qua nền chính trị dân sự. Đó là lý do tại sao điều này hết sức quan trọng".
Một phụ nữ vẫy Quốc kỳ Thổ Nhĩ Nhì trong cuộc trưng cầu ý dân. (Nguồn: The Guardian) |
Trước đó, hãng thông tấn nhà nước Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, tỷ lệ cử tri ủng hộ sửa đổi Hiến pháp trong cuộc trưng cầu ý dân đạt 51,3% sau khi 99% số phiếu được kiểm. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 86%. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã chúc mừng lãnh đạo các đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền, Phong trào Dân tộc Chủ nghĩa (MHP) và đảng Đại Thống nhất (BBP) cực hữu về chiến thắng này. Trong khi đó, đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP) đối lập chính tuyên bố sẽ yêu cầu kiểm lại đến 60% số phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân.
Kết quả cuộc bỏ phiếu được cho là mang tính quyết định đối với mối quan hệ vốn đang căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU). Bên cạnh đó, bình luận về kết quả trưng cầu ý dân tại Thổ Nhĩ Kỳ, biên tập viên Gerd Höhler của tờ Handelsblatt (Thương mại) của Đức đưa ra bình luận "Quyền lực tuyệt đối cho Tổng thống Erdogan".
Cuộc bỏ phiếu với những sự ngờ vực từ phe đối lập cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời Tổng thống Erdogan đang bị chia rẽ sâu sắc. Tuy nhiên, thay vì lo lắng về cuộc khủng hoảng, vị Tổng thống này lại muốn mở rộng quyền lực của mình và điều đó khiến Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng trở nên kém ổn định.