Thỏa thuận Iran-Saudi Arabia: Trang mới hay chương cũ?

Minh Quân
Theo dõi TGVN trên
Baoquocte.vn. Lịch sử thăng trầm, yếu tố Trung Quốc và một số điều chỉnh trong bối cảnh mới khiến thỏa thuận Iran-Saudi Arabia vừa qua trở thành tâm điểm tại Trung Đông.
Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị cùng Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia tối cao Iran Ali Shamkhani và Cố vấn An ninh quốc gia Saudi Arabia Musaad bin Mohammed tại buổi đàm phán về thỏa thuận, ngày 10/3. (Nguồn: Reuters)
Dưới sự thúc đẩy của Trung Quốc, Saudi Arabia và Iran đã nhất trí bình thường hóa quan hệ - Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị cùng Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia tối cao Iran Ali Shamkhani và Cố vấn An ninh quốc gia Saudi Arabia Musaad bin Mohammed tại buổi đàm phán ngày 10/3. (Nguồn: Reuters)

Ngày 10/3, trong cuộc gặp do chính phủ Trung Quốc làm trung gian tại thủ đô Bắc Kinh, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia tối cao Iran Ali Shamkhani và Cố vấn An ninh quốc gia Saudi Arabia Musaad bin Mohammed đã nhất trí nối lại quan hệ ngoại giao và mở lại đại sứ quán tại thủ đô của mỗi nước sau bảy năm gián đoạn.

Dự kiến, Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan và người đồng cấp Iran Hossein Amir - Abdollahian sẽ sớm gặp gỡ để kích hoạt thỏa thuận này, sắp xếp việc trao đổi đại sứ và thảo luận về biện pháp tăng cường quan hệ song phương. Đồng thời, hai bên sẽ khởi động lại Hiệp định hợp tác an ninh năm 2001 và Hiệp định chung về hợp tác trong các lĩnh vực thương mại năm 1998.

Ngay lập tức, thỏa thuận đã nhận được sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Iran và Saudi Arabia đã cho thấy thái độ tích cực, với Trung Quốc gọi đây là “thắng lợi ngoại giao”. Tại khu vực, các nước Arab Hồi giáo cũng bày tỏ sự vui mừng, trong khi Israel lại tỏ ra quan ngại. Trên bình diện quốc tế, Liên minh châu Âu (EU) đã hoan nghênh thỏa thuận, trong khi Mỹ chào đón trong thận trọng. Không ít người cho rằng, quan hệ Iran - Saudi Arabia sẽ bước sang “trang mới”. Tuy nhiên, với những gì đã diễn ra trong quá khứ, câu chuyện có lẽ không đơn giản như vậy.

Nhiều thăng trầm

Trước hết, đây không phải lần đầu Iran và Saudi Arabia bình thường hóa quan hệ. Xuyên suốt lịch sử, mối quan hệ song phương đã trải qua nhiều thăng trầm.

Liên kết được thiết lập năm 1927 giữa Vương triều Pahlavi và Vương quốc Saudi Arabia đã mong manh hơn sau khi nước Cộng hòa Hồi giáo Iran ra đời năm 1979. Việc Riyadh ủng hộ Baghdad trong cuộc chiến với Tehran những năm 1980, vụ máy bay chiến đấu Iran xâm nhập không phận Saudi Arabia và bị bắn hạ năm 1984 đã khiến tình hình căng thẳng hơn. Đặc biệt, cuộc đụng độ năm 1987 giữa người hành hương Iran và lực lượng an ninh Saudi Arabia khiến 400 người thiệt mạng, cùng việc Riyadh hạn chế người dân Cộng hòa Hồi giáo hành hương tới Mecca là “giọt nước tràn ly” khiến quan hệ song phương gián đoạn bốn năm liền.

Mọi thứ chỉ được nối lại sau khi Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất kết thúc. Nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, từ năm 2000, quan hệ song phương đã diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, với khác biệt trong hàng loạt vấn đề lớn như Yemen, cấm vận Iran và căng thẳng liên quan tới cơ quan đại diện hai nước. Quan hệ song phương chính thức đứt quãng vào năm 2016 khi Riyadh xử tử hình giáo sĩ Iran Nimr al - Nimr, dẫn đến làn sóng phản đối, tấn công vào Đại sứ quán của Saudi Arabia tại Tehran. Kể từ đó đến nay, căng thẳng giữa hai bên tiếp tục gia tăng, với Riyadh coi Tehran là mối đe dọa an ninh hàng đầu tại Trung Đông.

Năm tháng trước, Mỹ đã điều động các máy bay chiến đầu tới khu vực này nhằm đối phó với thông tin tình báo về khả năng Iran tấn công Saudi Arabia. Dù kịch bản này đã không xảy ra, song nó cũng cho thấy căng thẳng giữa hai nước từng được coi là hai trong ba “trụ cột” của Washington tại vùng Vịnh đã tới cao trào.

Cuộc đụng độ năm 1987 giữa người hành hương Iran và lực lượng an ninh Saudi Arabia khiến 400 người thiệt mạng, cùng việc Riyadh hạn chế người dân nước Cộng hòa Hồi giáo hành hương tới Mecca là “giọt nước tràn ly” khiến quan hệ song phương gián đoạn bốn năm liền.

Điểm khác biệt

Tuy nhiên, điểm thú vị nhất trong sự “xuống thang” của Riyadh và Tehran lần này lại đến từ vai trò của Bắc Kinh. Điều gì làm nên thành công của Trung Quốc trong thúc đẩy thỏa thuận lần này? Trước hết, khác với Mỹ hay Iraq, Trung Quốc không có mối quan hệ thù địch hay đối đầu trong lịch sử với cả Saudi Arabia và Iran.

Về Iran, lịch sử cho thấy, các triều đại phong kiến Trung Hoa đã giao thương với Ba Tư từ năm 200 TCN. Ngày nay, hợp tác song phương tiếp tục phát triển và ngày càng trở nên chặt chẽ: Trung Quốc coi Iran là mắt xích quan trọng của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), với Tehran nhận định việc gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) là một bước đi then chốt.

Theo khảo sát của Hội đồng về Sự kiện Quốc tế Chicago (Mỹ) thực hiện sau thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai nước năm 2021, có tới 83% người dân Iran cho rằng Trung Quốc có vai trò quan trọng với họ, hơn cả các đồng minh khu vực như Iraq (76%), Syria (74%) hay Lebanon (68%).

Trong khi đó, sau khi thiết lập năm 1990, quan hệ Trung Quốc - Saudi Arabia đã phát triển mạnh mẽ, với dầu mỏ cùng vũ khí là “xương sống”. Năm ngoái, Saudi Arabia tiếp tục là nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu tới Trung Quốc với 87,49 triệu tấn dầu thô. Đặc biệt, tháng 12/2022, Riyadh được cho là đã “chốt” thêm 4 tỷ USD vũ khí sau Triển lãm Hàng không Chu Hải do Bắc Kinh tổ chức. Ngoài ra, hai bên cũng tăng cường phối hợp, thúc đẩy Tầm nhìn 2023 và BRI của nhau.

Khảo sát tháng 12/2022 của Diễn đàn Fikra thuộc Viện Nghiên cứu về chính sách Cận Đông (Mỹ) cho thấy có tới 57% người Saudi Arabia cho rằng một mối quan hệ tốt với Trung Quốc là quan trọng, cao hơn so với Nga (53%) và Mỹ (41%).

Quan trọng hơn, Trung Quốc có đủ tiềm lực, vị thế, ý chí cùng kinh nghiệm để trung gian hòa giải. Báo cáo năm 2018 của Viện Mercator về Nghiên cứu Trung Quốc (Đức), cơ sở nghiên cứu lớn nhất tại châu Âu về Trung Quốc đương đại cho thấy kể từ khi triển khai BRI năm 2013, Bắc Kinh đã đẩy mạnh vai trò trung gian hòa giải căng thẳng, đối đầu, đặc biệt là giữa những nước thuộc sáng kiến trên, chủ yếu qua ngoại giao chủ nhà, đặc phái viên và viện trợ có điều kiện. Đồng thời, nhằm thể hiện vai trò nước lớn có trách nhiệm trên trường quốc tế, Trung Quốc chuyển trọng tâm từ nỗ lực hòa giải các vấn đề nội bộ quốc gia sang căng thẳng giữa các nước, nhất là các xung đột, điểm nóng quốc tế lớn.

Chính kinh nghiệm, động lực nêu trên cùng vị thế đặc biệt với cả Saudi Arabia lẫn Iran đã khiến Trung Quốc thúc đẩy thành công thỏa thuận giữa hai nước này.

Thỏa thuận Iran-Saudi Arabia: Trang mới hay chương cũ?
Trung Quốc có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với cả Saudi Arabia và Iran - Ảnh: Máy bay không người lái Dực Long II đã xuất hiện trong các hợp đồng quân sự giữa Trung Quốc và Saudi Arabia. (Nguồn: Getty Images)

Nhiều hy vọng

Vậy sự kiện đặc biệt này sẽ tác động ra sao tới các nước và khu vực Trung Đông?

Đầu tiên, sự kiện này là một diễn biến tích cực với cả Saudi Arabia và Iran. Chuyển biến trong quan hệ với Tehran sẽ giúp Riyadh “tháo ngòi nổ” nguy cơ về an ninh thời gian qua. Ở phía bên kia, đây là chiến thắng ngoại giao quan trọng của Iran khi nối lại tình thân với quốc gia với tầm ảnh hưởng hàng đầu khu vực và có tiếng nói then chốt trên thị trường dầu mỏ. Nó cũng góp phần thể hiện thiện chí của nước Cộng hòa Hồi giáo trong các đàm phán, bao gồm cả về Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA), một khi lợi ích quốc gia được đáp ứng.

Ngoài ra, thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Iran sẽ góp phần duy trì không khí xây dựng giữa các nước Trung Đông. Thời gian qua, mặc dù còn một số điểm nóng, đặc biệt là tại biên giới Israel - Palestine song về cơ bản, khu vực này đã không còn là “chảo lửa” của thế giới. Diễn biến tích cực trong tiến trình bình thường hóa giữa Israel và các nước Arab, quan hệ giữa Qatar với Saudi Arabia và ba nước láng giềng, nỗ lực và thiện chí về vấn đề Yemen là minh chứng rõ nét.

Đặc biệt, sự kiện này chắc chắn sẽ là một “trái ngọt” cho nỗ lực hòa giải các xung đột, căng thẳng quốc tế của Bắc Kinh trong nhiều năm qua, đặc biệt tại Trung Đông, khu vực từng nằm dưới ảnh hưởng lớn của Mỹ. Thành công này càng có ý nghĩa hơn khi cuối tháng Hai, Trung Quốc vừa công bố kế hoạch hòa bình 12 điểm về Ukraine, thể hiện mong muốn sẵn sàng đóng góp nhằm chấm dứt xung đột. Nó không chỉ cho thấy năng lực của Bắc Kinh với tư cách là bên thứ ba, mà còn mang lại tia sáng cho bức tranh thế giới ảm đạm thời gian qua.

Sự kiện này chắc chắn sẽ là một “trái ngọt” cho nỗ lực hòa giải các xung đột, căng thẳng quốc tế của Bắc Kinh trong nhiều năm qua, đặc biệt tại Trung Đông, khu vực từng nằm dưới ảnh hưởng lớn của Mỹ.

Không ít thận trọng

Tuy nhiên, thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Iran cũng mang tới sự thận trọng nhất định tới các bên liên quan.

Thứ nhất, việc Riyadh bình thường hóa quan hệ với Tehran, sẽ khiến nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia đã càng thêm khó. Bởi lẽ, một trong những động lực thúc đẩy tiến trình hòa bình tại Trung Đông theo Hiệp ước Abraham là mối quan tâm chung về Iran. Trong chuyến thăm Italy ngày 10/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu một lần nữa nhấn mạnh về ưu tiên cải thiện quan hệ với Saudi Arabia.

Đáng chú ý, ngày 9/3, một nhà ngoại giao Trung Đông giấu tên cho biết Saudi Arabia muốn Mỹ “bật đèn xanh” để phát triển hạt nhân dân sự, lấy đó làm một trong các điều kiện để bình thường hóa quan hệ với Israel. Đồng thời, Riyadh muốn mở rộng hợp tác quốc phòng hơn nữa với Washington, cùng một thỏa thuận đảm bảo rằng các chính quyền kế nhiệm sẽ không rút khỏi những gì đã ký kết. Đó là chưa kể tới việc Saudi Arabia có thể nêu thêm một điều khoản về Palestine, điều Israel nhiều khả năng khó chấp nhận. Tuy nhiên, đây chắc chắn là nhiệm vụ không dễ dàng.

Thứ hai, chính bản thân Riyadh và Tehran cũng duy trì sự thận trọng nhất định. Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal Bin Farhan khẳng định, thỏa thuận này “không đồng nghĩa rằng hai bên đã giải quyết được mọi sự khác biệt”. Đồng thời, nhà ngoại giao này bày tỏ quan ngại về chương trình hạt nhân của Iran. Tại Tehran, thỏa thuận cũng khiến phe cải cách và phe cứng rắn tranh cãi gay gắt. Có ý kiến cũng đặt câu hỏi tại sao Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Iran Ali Shamkhani, thay vì Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian, lại là người ký thỏa thuận ở Bắc Kinh.

Thứ ba, triển vọng giải quyết tình hình Yemen, một vấn đề then chốt trong quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran, vẫn còn chưa rõ ràng. Thậm chí, các lực lượng Houthi cũng khẳng định họ độc lập hoàn toàn với Tehran và quyền quyết định, dù là duy trì hay hủy bỏ lệnh ngừng bắn, là của riêng họ.

Thứ tư, đó là sự thận trọng của Washington trước vai trò của Bắc Kinh trong thỏa thuận này. Phát biểu ngày 10/3, Điều phối viên chiến lược của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby đã hạ thấp đóng góp của Trung Quốc. Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ Michael McCaul cho rằng, cường quốc châu Á “không phải là bên liên quan có trách nhiệm và khó có thể được tin cậy trên cương vị một nhà trung gian hòa giải công bằng và vô tư”. Trên thực tế, xứ cờ hoa vẫn có ảnh hưởng quân sự vượt trội ở vùng Vịnh và thái độ của nước này sẽ tác động ít nhiều tới nỗ lực mở rộng hiện diện ngoại giao của cường quốc châu Á tại Trung Đông.

Cuối cùng, đó là quan ngại về khả năng lịch sử sẽ lặp lại, rằng sau một chu kỳ tốt đẹp, liên kết giữa Saudi Arabia và Iran sẽ lại đứng bên bờ vực bởi khác biệt sâu xa về chính trị, an ninh và tôn giáo vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng. Liệu sau ngày 10/3, quan hệ Iran - Saudi Arabia sẽ bước sang trang mới của hòa bình, hay về lại với chuơng cũ đầy căng thẳng và bất ổn? Câu trả lời vẫn còn ở phía trước.

Thỏa thuận Iran-Saudi Arabia: Thêm nước chúc mừng, Mỹ lên tiếng, Israel ‘không bình luận’

Thỏa thuận Iran-Saudi Arabia: Thêm nước chúc mừng, Mỹ lên tiếng, Israel ‘không bình luận’

Nhiều nước đã chúc mừng sau khi Iran-Saudi Arabia nhất trí khôi phục quan hệ ngoại giao sau 7 năm cắt đứt và mở lại ...

Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia đạt lợi nhuận 'khủng' trong năm 2022

Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia đạt lợi nhuận 'khủng' trong năm 2022

Ngày 12/3, tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia báo cáo đạt lợi nhuận 'khủng' tăng lên mức kỷ lục 46% so với ...

Thủ tướng Australia đến Mỹ, thỏa thuận tàu ngầm ‘sang trang mới’?

Thủ tướng Australia đến Mỹ, thỏa thuận tàu ngầm ‘sang trang mới’?

Thủ tướng Anthony Albanese đã đến San Diego vào ngày 12/3, chuẩn bị tham dự cuộc họp đặc biệt liên quan đến thỏa thuận mua ...

Thỏa thuận Iran-Saudi Arabia: 'Giấc mơ' của Israel 'tan thành mây', Mỹ 'ngây người' với tài của Trung Quốc

Thỏa thuận Iran-Saudi Arabia: 'Giấc mơ' của Israel 'tan thành mây', Mỹ 'ngây người' với tài của Trung Quốc

Với thỏa thuận Saudi Arabia-Iran, Israel sẽ khó thiết lập một liên minh chiến lược khu vực để chống lại Iran. Lúc này, Mỹ cũng ...

Thỏa thuận Iran-Saudi Arabia: Mỹ khen Trung Quốc, Riyadh nói sẽ 'rất sớm' làm điều này với Tehran

Thỏa thuận Iran-Saudi Arabia: Mỹ khen Trung Quốc, Riyadh nói sẽ 'rất sớm' làm điều này với Tehran

Ngày 15/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã khen ngợi Trung Quốc vì đóng vai trò trung gian cho một thỏa thuận giữa hai đối ...

Xem nhiều

Đọc thêm

U23 Doha Cup 2023: Hàng thủ U23 Việt Nam sẽ đau đầu với 'hàng công châu Âu' của U23 Iraq?

U23 Doha Cup 2023: Hàng thủ U23 Việt Nam sẽ đau đầu với 'hàng công châu Âu' của U23 Iraq?

Baoquocte.vn. Vào lúc 10h45 ngày 22/3 giờ địa phương (2h45 ngày 23/3 giờ Việt Nam), U23 Việt Nam sẽ có trận ra quân tại Doha Cup 2023 gặp đội tuyển U23 ...
Ngày Nước thế giới 22/3: Báo động tình trạng khan hiếm, LHQ nói 'quốc tế đang đi chệch hướng'

Ngày Nước thế giới 22/3: Báo động tình trạng khan hiếm, LHQ nói 'quốc tế đang đi chệch hướng'

Baoquocte.vn. Nhân Ngày nước thế giới 22/3, Hội nghị Nước 2023 bắt đầu diễn ra từ ngày 22-24/3 tại New York (Mỹ) với khoảng 6.500 khách mời tham dự.
Người đẹp 'không dấu vết thời gian' Thư Kỳ rạng rỡ xuất hiện tại sự kiện thời trang

Người đẹp 'không dấu vết thời gian' Thư Kỳ rạng rỡ xuất hiện tại sự kiện thời trang

Baoquocte.vn. Tối 21/3, diễn viên Thư Kỳ nhận được 'cơn mưa' lời khen về sắc vóc khi dự sự kiện thời trang tại thành phố Tam Á, đảo Hải Nam, Trung ...
Đoàn đại biểu Thành ủy TP. Hồ Chí Minh thăm và làm việc tại Argentina

Đoàn đại biểu Thành ủy TP. Hồ Chí Minh thăm và làm việc tại Argentina

Baoquocte.vn. Trong thời gian ở thăm Argentina, đoàn đã có buổi hội kiến với Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương phụ trách đối ngoại Đảng Cộng sản Argentina.
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp ngày 23/3/2023: Tuổi Thìn kiếm tiền giỏi

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp ngày 23/3/2023: Tuổi Thìn kiếm tiền giỏi

Baoquocte.vn. Xem tử vi 23/3 - tử vi 12 con giáp ngày 23/3/2023 của - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Hơn 15 tỷ USD từ IMF sắp 'bay' đến Ukraine? Mỹ phản ứng ra sao?

Hơn 15 tỷ USD từ IMF sắp 'bay' đến Ukraine? Mỹ phản ứng ra sao?

Baoquocte.vn. IMF cho biết, tổ chức này đã đạt được thỏa thuận cấp nhân viên với Ukraine về gói hỗ trợ tài chính có thời hạn 4 năm, trị giá khoảng ...
Ngày Nước thế giới 22/3: Báo động tình trạng khan hiếm, LHQ nói 'quốc tế đang đi chệch hướng'

Ngày Nước thế giới 22/3: Báo động tình trạng khan hiếm, LHQ nói 'quốc tế đang đi chệch hướng'

Baoquocte.vn. Nhân Ngày nước thế giới 22/3, Hội nghị Nước 2023 bắt đầu diễn ra từ ngày 22-24/3 tại New York (Mỹ) với khoảng 6.500 khách mời tham dự.
Mỹ nói Trung Quốc không thể là nhà hòa giải 'vô tư' cho xung đột ở Ukraine, Bắc Kinh phản pháo gắt

Mỹ nói Trung Quốc không thể là nhà hòa giải 'vô tư' cho xung đột ở Ukraine, Bắc Kinh phản pháo gắt

Baoquocte.vn. Trung Quốc kêu gọi Mỹ nên xem xét một cách khách quan nỗ lực của Bắc Kinh và quốc tế trong việc đạt được đối thoại hòa bình cho xung đột Ukraine.
Mỹ-Hàn Quốc tính 'chơi' trận lớn nhất từ trước đến nay

Mỹ-Hàn Quốc tính 'chơi' trận lớn nhất từ trước đến nay

Baoquocte.vn. Hàn Quốc và Mỹ có kế hoạch tiến hành cuộc tập trận chung bắn đạn thật lớn nhất từ trước đến nay vào tháng 6 tới.
Đức-Czech ca ngợi tình bạn thân thiết đang ở mức cao, nói sẽ 'không lùi bước trước Nga'

Đức-Czech ca ngợi tình bạn thân thiết đang ở mức cao, nói sẽ 'không lùi bước trước Nga'

Baoquocte.vn. Đức-Czech khẳng định sẽ 'không thể lùi bước trước Nga và kiên quyết đứng về phía Kiev' trong xung đột ở Ukraine hiện nay.
Mỹ có hành động 'mang tính lịch sử' ở Ba Lan

Mỹ có hành động 'mang tính lịch sử' ở Ba Lan

Baoquocte.vn. Việc Mỹ khánh thành căn cứ quân sự thường trực đầu tiên ở Ba Lan là tín hiệu với thế giới rằng, Washington giữ vững cam kết với Warsaw và NATO.
Iran khẳng định 'không phiền lòng' với châu Âu, tuyên bố kiên quyết về xung đột ở Ukraine

Iran khẳng định 'không phiền lòng' với châu Âu, tuyên bố kiên quyết về xung đột ở Ukraine

Baoquocte.vn. Iran tuyên bố không 'phiền lòng' với các quốc gia châu Âu và sẵn sàng hợp tác nếu họ không 'đi theo chính sách của Mỹ'.
Thỏa thuận AUKUS: Dấu mốc lớn tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Thỏa thuận AUKUS: Dấu mốc lớn tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Baoquocte.vn. Kế hoạch quy mô hiếm có này phản ánh nỗ lực tăng cường hợp tác quân sự của ba nước AUKUS tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO: Bên đẩy, bên ghìm

Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO: Bên đẩy, bên ghìm

Baoquocte.vn. Nỗ lực đưa Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO của Mỹ và châu Âu vẫn chưa thể vượt qua rào cản từ Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.
Căng thẳng Israel-Palestine: Ngọn lửa âm ỉ

Căng thẳng Israel-Palestine: Ngọn lửa âm ỉ

Baoquocte.vn. Được ví như 'thùng thuốc súng' có thể phát nổ bất cứ lúc nào, căng thẳng Israel-Palestine hiện đe dọa gây bất ổn khu vực và thế giới.
Điểm nhấn trong Hội nghị Ngoại trưởng G20 tại Ấn Độ

Điểm nhấn trong Hội nghị Ngoại trưởng G20 tại Ấn Độ

Baoquocte.vn. Sự hiện diện của quan chức ngoại giao Nga và Trung Quốc cùng vấn đề Ukraine là điểm đáng chú ý trong Hội nghị Ngoại trưởng G20 tại Ấn Độ.
Xung đột Nga-Ukraine: Kịch bản nào cho 'thế trận giằng co'?

Xung đột Nga-Ukraine: Kịch bản nào cho 'thế trận giằng co'?

Baoquocte.vn. Phỏng vấn riêng của TG&VN với TS. Hoàng Anh Tuấn-chuyên gia nghiên cứu quốc tế về xung đột Nga-Ukraine.
Tổng thống Mỹ thăm châu Âu: Một công đôi việc

Tổng thống Mỹ thăm châu Âu: Một công đôi việc

Baoquocte.vn. 'Ngã rẽ' đặc biệt tại Kiev, cùng sự lựa chọn Ba Lan làm điểm dừng chân phản ánh mong muốn của Tổng thống Mỹ Joe Biden với Ukraine và toàn châu Âu.
Phía sau cái kết chóng vánh của SVB

Phía sau cái kết chóng vánh của SVB

Baoquocte.vn. SVB trở thành ngân hàng lớn nhất phải đóng cửa kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Đạo luật Giảm lạm phát Mỹ: Kỳ vọng và thận trọng

Đạo luật Giảm lạm phát Mỹ: Kỳ vọng và thận trọng

Baoquocte.vn. Được xứ cờ hoa coi là một bước ngoặt mới về chính sách, song Đạo luật Giảm lạm phát phải đối mặt với thái độ thận trọng từ các đồng minh, đối tác của Mỹ.
Những nữ lãnh đạo truyền cảm hứng

Những nữ lãnh đạo truyền cảm hứng

Baoquocte.vn. Họ là những nhà lãnh đạo không ngại phá vỡ rào cản và mở ra con đường riêng của chính mình, trở thành tấm gương cho thế hệ lãnh đạo phụ nữ tiếp theo.
Hiệp ước New START: Số phận hẩm hiu được đoán trước

Hiệp ước New START: Số phận hẩm hiu được đoán trước

Baoquocte.vn. Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) từng được coi là 'tia hy vọng' cuối cùng giúp bình ổn quan hệ giữa Mỹ và Nga.
Thế giới sau một năm khủng hoảng Ukraine

Thế giới sau một năm khủng hoảng Ukraine

Baoquocte.vn. Một năm sau khi bùng phát, xung đột Nga-Ukraine đã, đang và sẽ tiếp tục thay đổi sâu sắc, toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống quan hệ quốc tế.
Châu Á và nỗi lo già hóa dân số

Châu Á và nỗi lo già hóa dân số

Baoquocte.vn. Già hóa dân số là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại châu Á.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Dụng ý của những lễ tân ngoại giao chưa từng có tiền lệ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Dụng ý của những lễ tân ngoại giao chưa từng có tiền lệ

Baoquocte.vn. Những nghi thức lễ tân ngoại giao đặc biệt Nga thực hiện để đón Chủ tịch Trung Quốc cho thấy Moscow rất cần Bắc Kinh trong cục diện quốc tế.
Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc ca ngợi sự khéo léo của ngoại giao Ấn Độ, hé lộ 'bến đỗ' mới của doanh nghiệp xứ kim chi

Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc ca ngợi sự khéo léo của ngoại giao Ấn Độ, hé lộ 'bến đỗ' mới của doanh nghiệp xứ kim chi

Baoquocte.vn. Cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc đánh giá chiến lược ngoại giao khéo léo của Ấn Độ cũng như tầm quan trọng của mối quan hệ Seoul-New Delhi.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Không chỉ dừng lại ở định vị quan hệ Nga-Trung, điều Bắc Kinh thực sự muốn là gì?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Không chỉ dừng lại ở định vị quan hệ Nga-Trung, điều Bắc Kinh thực sự muốn là gì?

Baoquocte.vn. Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga đang trở thành tâm điểm của dư luận quốc tế.
Khủng hoảng Syria: Liệu 'ngôi sao hy vọng' có xuất hiện sau 12 năm?

Khủng hoảng Syria: Liệu 'ngôi sao hy vọng' có xuất hiện sau 12 năm?

Baoquocte.vn. Theo một số chuyên gia, bước sang năm thứ 13, cuộc khủng hoảng Syria đang nhận được một số tín hiệu tích cực.
'Mùa Xuân mới' đang đến trong quan hệ Nhật - Hàn

'Mùa Xuân mới' đang đến trong quan hệ Nhật - Hàn

Baoquocte.vn. Cuộc gặp thượng đỉnh Nhật - Hàn lần này có ý nghĩa quan trọng, đưa hai nước xích lại gần nhau hơn.
Bất ngờ với 'mùa Xuân ngoại giao ở Trung Đông' và 'nước cờ ngầm' của Trung Quốc

Bất ngờ với 'mùa Xuân ngoại giao ở Trung Đông' và 'nước cờ ngầm' của Trung Quốc

Baoquocte.vn. Với thành quả mới có được tại Trung Đông, Trung Quốc muốn cho Mỹ thấy thế giới đâu chỉ có vấn đề Ukraine.
Phiên bản di động