Thỏa thuận tàu ngầm Australia-Mỹ: Pháp chỉ trích Anh hành xử cơ hội, Canberra phân trần, Nga nói 'chuyện bình thường'

Chu Văn
Quyết định triệu hồi đại sứ của Pháp tại các nước đồng minh thân cận là Mỹ và Australia được đánh giá là động thái gần như chưa từng có, sau khi Mỹ, Anh và Australia thông báo sẽ thiết lập thỏa thuận đối tác an ninh 3 bên, được gọi là AUKUS, ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào ngày 15/9.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thỏa thuận tàu ngầm Australia-Mỹ: Pháp chỉ trích Anh “hành xử cơ hội, Australia phân trần, Nga nói 'chuyện bình thường'
Thỏa thuận tàu ngầm Australia-Mỹ: Pháp chỉ trích Anh hành xử cơ hội, Australia phân trần, Nga nói 'chuyện bình thường'. (Nguồn: Getty Images)

Thỏa thuận này cho phép Mỹ và Anh cung cấp cho Australia công nghệ và năng lực triển khai các tàu ngầm hạt nhân, khiến Canberra quyết định rút khỏi thỏa thuận mua tàu ngầm truyền thống với Paris trị giá đến 40 tỷ USD. Thay vào đó, sẽ đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sử dụng công nghệ của Mỹ và Anh sau khi thiết lập AUKUS.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian coi quyết định của Australia là một đòn "đâm sau lưng". Một nhà ngoại giao Pháp giấu tên ngày 17/9 cho rằng, Anh đã hành động một cách "cơ hội" trong thỏa thuận giữa Mỹ và Australia dẫn đến việc Canberra từ bỏ thỏa thuận đã ký với Paris trước đó.

Nhà ngoại giao Pháp nói: “Anh đã tiếp tay cho vụ này một cách đầy cơ hội. Chúng tôi không cần tham vấn với đại sứ của mình để biết phải nghĩ gì cũng như rút ra kết luận gì từ chuyện này”.

Hiện Pháp chưa đề cập Anh trong bất kỳ phản ứng chính thức nào liên quan vụ việc, trong khi tập trung thể hiện sự bất bình của mình đối với Australia và đặc biệt là Mỹ, với thông báo triệu hồi các đại sứ vào ngày 17/9.

Trong khi đó, Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định, Pháp đã được thông tin về quyết định rút khỏi thỏa thuận tàu ngầm trước khi công bố AUKUS, tuy nhiên phía Paris bác bỏ.

Ngày 17/9, Thủ tướng Morrison cho biết, ông đã đề cập khả năng Australia rút khỏi thỏa thuận tàu ngầm ký kết năm 2016 với tập đoàn Naval Group (Pháp) trong các cuộc hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron hồi tháng 6, bác bỏ chỉ trích của Paris, rằng họ không được cảnh báo trước.

Trả lời phỏng vấn đài phát thanh 5aa, ông Morrison thừa nhận sự tổn hại đối với các mối quan hệ Australia - Pháp, song khẳng định ông từng nói với Tổng thống Macron rằng Australia đã cân nhắc lại thỏa thuận đó và có thể phải đưa ra một quyết định khác.

"Tôi đã làm rất rõ, chúng tôi đã có một bữa tối dài tại Paris, về những vấn đề hết sức quan ngại liên quan tới khả năng của các tàu ngầm truyền thống trong việc đối phó với môi trường chiến lược mới mà chúng ta đang đối mặt. Tôi đã làm rõ rằng, đó là một vấn đề mà Australia sẽ cần đưa ra quyết định dựa trên lợi ích quốc gia của chúng tôi", ông Morrison cho biết.

Australia ngày 18/9 cho biết, lấy làm tiếc về việc Pháp quyết định triệu hồi đại sứ của mình tại Canberra liên quan thỏa thuận AUKUS. Tuy nhiên, Australia cũng nhấn mạnh coi trọng quan hệ với Pháp và sẽ tiếp tục can dự với Paris trong nhiều vấn đề khác.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Australia nói trong một tuyên bố: “Chúng tôi lấy làm tiếc về việc Pháp quyết định triệu hồi đại sứ của mình tại Australia. Australia coi trọng quan hệ với Pháp… Chúng tôi mong đợi tham gia cùng Pháp trong nhiều vấn đề cùng chung lợi ích, dựa trên những giá trị chung”.

Về phía Mỹ, trước đó, Nhà Trắng cũng bày tỏ lấy làm tiếc về việc Pháp triệu hồi đại sứ tại Mỹ để tham vấn, đồng thời nhấn mạnh, Pháp là một “đồng minh sống còn”. Mỹ muốn giải quyết căng thẳng thông qua đường ngoại giao, trong bối cảnh thỏa thuận an ninh ba bên AUKUS đang biến thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao.

Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói: “Pháp là một đối tác sống còn và là đồng minh lâu đời nhất của chúng tôi và chúng tôi đặt giá trị cao nhất cho mối quan hệ này”.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova đã tỏ ra ngạc nhiên trước phản ứng của Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian trước quyết định của Australia, nhắc lại vụ Pháp phá vỡ hợp đồng đóng 2 tàu đổ bộ Mistral với Nga.

Bà Zakharova viết trên kênh Telegram của mình: "Sự tức giận và cay đắng đến từ đâu? Việc phá vỡ hợp đồng đối với Pháp dường như là chuyện thường tình. Năm 2015, Paris đã hủy bỏ thỏa thuận với Nga về hai tàu Mistral. Hay đó chỉ là những nhát dao mà các ngài cảm thấy vào lưng mình?”.

AUKUS khởi động: Australia hủy hợp đồng, Pháp thấy 'bị phản bội', Mỹ lấy làm tiếc về việc Paris triệu hồi Đại sứ

AUKUS khởi động: Australia hủy hợp đồng, Pháp thấy 'bị phản bội', Mỹ lấy làm tiếc về việc Paris triệu hồi Đại sứ

Ngày 17/9, Nhà Trắng đã bày tỏ lấy làm tiếc về việc Pháp triệu hồi Đại sứ tại Mỹ để tham vấn, đồng thời khẳng ...

Tin thế giới 17/9: Nga bị tin tặc tấn công; AUKUS ‘xoa dịu’ đồng minh; Trung Quốc xin gia nhập hiệp định CPTPP

Tin thế giới 17/9: Nga bị tin tặc tấn công; AUKUS ‘xoa dịu’ đồng minh; Trung Quốc xin gia nhập hiệp định CPTPP

Nga bị tin tặc tấn công; AUKUS đi trình bày lý do thành lập; Trung Quốc xin gia nhập hiệp định CPTPP... là những sự ...

Sẵn sàng hỗ trợ Australia phát triển tàu ngầm hạt nhân, Mỹ và Anh muốn gì?

Sẵn sàng hỗ trợ Australia phát triển tàu ngầm hạt nhân, Mỹ và Anh muốn gì?

Trang The Economist vừa đăng bài phân tích về tác động của việc Mỹ và Anh hỗ trợ Australia phát triển tàu ngầm hạt nhân.

(theo Reuters)

Đọc thêm

XSMN 2/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 5 ngày 2/5/2024. xổ số ngày 2 tháng 5. xổ số hôm nay 2/5/2024

XSMN 2/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 5 ngày 2/5/2024. xổ số ngày 2 tháng 5. xổ số hôm nay 2/5/2024

XSMN 2/5 - Kết quả xổ số ngày 2 tháng 5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 2/5/2024. SXMN 2/5/2024. KQXSMN thứ 5. xổ số hôm ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 3/5/2024: Kim Ngưu đừng quá kén chọn

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 3/5/2024: Kim Ngưu đừng quá kén chọn

Tử vi hôm nay 3/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 2/5 - SXMN 2/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 2/5

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 2/5 - SXMN 2/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 2/5

XSMN 2/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 2/5/2023. kết quả xổ số ngày 2 tháng 5. xổ số hôm nay 2/5. SXMN 2/5. XSMN ...
Cách dịch giọng nói trên iPhone cực tiện lợi mà bạn không nên bỏ qua

Cách dịch giọng nói trên iPhone cực tiện lợi mà bạn không nên bỏ qua

Bạn đang tìm kiếm một ứng dụng có thể hỗ trợ giải quyết vấn đề ngôn ngữ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách dịch giọng nói trên iPhone ...
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Kinh tế thế giới nổi bật (26/4-2/5): Mỹ áp trừng phạt liên quan Iran, cấm cửa uranium Nga, xe điện Trung Quốc bán giá cao tại EU

Kinh tế thế giới nổi bật (26/4-2/5): Mỹ áp trừng phạt liên quan Iran, cấm cửa uranium Nga, xe điện Trung Quốc bán giá cao tại EU

Mỹ cấm nhập khẩu uranium của Nga, EU có thể áp thuế cao với xe điện Trung Quốc, Đức đón tín hiệu vui… là những tin kinh tế thế giới ...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động