Thời khắc chuyển giao lịch sử ở Singapore

ThS. Lê Như Mai
Lần đầu tiên trong 20 năm qua, Singapore chứng kiến sự kiện chuyển giao vị trí lãnh đạo sang Thủ tướng thế hệ thứ tư (4G).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (ngoài cùng bên trái) và người tiền nhiệm Lý Hiển Long tại lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 15/5. (Nguồn: AFP)
Tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (ngoài cùng bên trái) và người tiền nhiệm Lý Hiển Long tại lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 15/5. (Nguồn: AFP)

Kế thừa di sản lớn của một nhà lãnh đạo vang danh như Lý Hiển Long, người kế nhiệm Lawrence Wong nhiều khả năng sẽ duy trì các chính sách hiện nay của người tiền nhiệm.

Kế hoạch đã định

Ngày 15/5, Thủ tướng thứ ba (3G) của Singapore Lý Hiển Long chuyển giao chức vụ của mình cho người kế nhiệm Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài), chính trị gia 51 tuổi, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính đương nhiệm của Singapore. Trước đó, vào tháng Tư năm nay, ông Wong tiết lộ sẽ không có thay đổi lớn trong nội các khi ông lên nắm quyền. Về phần ông Lý Hiển Long, ông sẽ tiếp tục làm việc trong nội các Singapore với tư cách là Bộ trưởng cấp cao.

Thực chất, việc chuyển giao lãnh đạo này đã được đẩy nhanh hơn sáu tháng do với dự kiến ban đầu. Ông Lý Hiển Long vốn có kế hoạch bàn giao lại vị trí Thủ tướng cho người kế nhiệm trước ngày 21/11 năm nay nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Hành động nhân dân (PAP) – đảng cầm quyền lâu năm của Singapore. Đây được xem là điều chỉnh nhỏ trong kế hoạch tổng thể lớn hơn của ông Lý Hiển Long nhằm tìm kiếm nhà lãnh đạo thế hệ thứ tư của PAP.

Trên thực tế, kế hoạch đó được định hình từ năm 2016, nhưng do một số trục trặc nên đã bị trì hoãn đến năm 2024. Dự định của ông Lý Hiển Long là rút khỏi cương vị lãnh đạo Singapore vào năm 2022 trước khi ông bước sang tuổi 70. Tuy nhiên, sự bùng phát nhanh chóng của đại dịch Covid-19 và kết quả được xem là tệ nhất từ trước đến nay của PAP trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020 đã khiến tiến trình chuyển giao này gặp nhiều “sóng gió”.

Tin liên quan
Thủ tướng Lý Hiển Long từ chức: Ba bức thư quan trọng chuyển giao thế hệ lãnh đạo Singapore Thủ tướng Lý Hiển Long từ chức: Ba bức thư quan trọng chuyển giao thế hệ lãnh đạo Singapore

Người được chọn kế nhiệm ban đầu vốn là Phó Thủ tướng thời điểm đó - ông Heng Swee Keat. Tuy nhiên, việc đảng PAP để mất một số ghế trong Quốc hội, thể hiện sự ủng hộ suy giảm đã khép lại hy vọng trở thành nhà lãnh đạo 4G của ông Heng - khi đó đã 60 tuổi. Mặc dù PAP vẫn giữ được đa số áp đảo trong Quốc hội với 83/93 ghế, kết quả này vẫn được xem là không quá tích cực và ông Lý Hiển Long buộc phải tìm người kế nhiệm khác thay thế.

Cuối cùng, vào tháng 4/2022, ông Lawrence Wong đã được “chọn mặt gửi vàng”, chính thức được công nhận là thế hệ lãnh đạo thứ tư của Singapore và được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng của nước này chỉ một thời gian ngắn sau đó. Với bối cảnh như vậy, có thể nói lễ tuyên thệ nhậm chức ngày 15/5 không chỉ là sự kiện chính thức hóa việc bổ nhiệm sau hai năm ông Wong được công nhận là người kế nhiệm mà còn đánh dấu việc kết thúc quá trình tìm kiếm lãnh đạo thay thế ông Lý Hiển Long đã kéo dài gần một thập kỷ qua.

Di sản hai thập kỷ

Nhậm chức từ năm 2004, ông Lý Hiển Long chịu sức ép lớn khi là con trai cả của Thủ tướng lập quốc của nước Singapore hiện đại - ông Lý Quang Diệu. Mặc dù vậy, ông đã không phụ sự kỳ vọng của nhân dân Singapore khi có những đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng đất nước. Trải qua 20 năm cầm quyền của Thủ tướng Lý Hiển Long (2004-2024), Singapore đang ngày càng thịnh vượng với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 228 tỷ SGD lên 532 tỷ SGD.

Ông Lý cũng là người tích cực thúc đẩy chống tham nhũng và bảo đảm bình đẳng xã hội. Nội các Singapore dưới thời ông Lý Hiển Long tiến hành nhiều động thái mạnh mẽ chống tham nhũng, cung cấp mạng lưới an sinh xã hội toàn diện hơn, thu hẹp khoảng cách thu nhập và cố gắng bảo đảm sự bình đẳng giữa các nhóm sắc tộc, tôn giáo và giới tính ở Singapore. Thủ tướng thứ ba của Singapore ưu tiên các khoản đầu tư lớn của chính phủ dành cho các lĩnh vực cấp thiết như giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội.

Một di sản đáng chú ý khác của ông là nỗ lực đẩy nhanh quá trình số hóa ở Singapore với chương trình nghị sự “Quốc gia thông minh” (smart nation). Nhờ những cố gắng đó, Singapore ngày nay đã trở thành một trong những quốc gia đổi mới sáng tạo nhất trên thế giới, từ đó giúp nước này thu hút nhân tài và các dòng vốn đầu tư chảy vào từ nước ngoài. Ông Lý Hiển Long cũng thúc đẩy việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng tiên tiến vì tương lai lâu dài của Singapore, tiêu biểu có dự án “siêu cảng” Tuas – được xem như “siêu công trình” tự động lớn nhất thế giới.

Về chính sách đối ngoại, ông Lý duy trì cách tiếp cận kết hợp giữa ngoại giao khéo léo và can dự có tính chất xây dựng. Hướng đi này giúp Singapore nâng tầm vị thế toàn cầu của mình trên trường quốc tế, tăng cường quan hệ đối tác với đa dạng các nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, ông Lý Hiển Long chú trọng việc đạt được các thỏa thuận thương mại tự do (FTA), nhờ đó đưa tổng số FTA của Singapore tăng lên nhanh chóng từ con số năm hiệp định năm 2004 lên tới 27 ở thời điểm hiện tại.

Nhà lãnh đạo 3G của Singapore cũng là người ủng hộ lâu năm đối với các chương trình phát triển bền vững và các hành động ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, ông Lý Hiển Long nhiều lần bày tỏ ủng hộ chủ nghĩa đa phương và hợp tác giữa các nước trong khu vực; đồng thời coi trọng việc bảo đảm vai trò trung tâm, thống nhất và hội nhập kinh tế lớn hơn của ASEAN. Trên cương vị Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2018, Singapore đã chứng minh năng lực của mình, giúp các bên đang có tranh chấp tìm ra mẫu số chung và đối thoại với nhau.

Tin liên quan
Thuận lợi và thách thức đón chờ tân Thủ tướng Singapore Thuận lợi và thách thức đón chờ tân Thủ tướng Singapore

Nhờ vai trò của Singapore, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thúc đẩy đối thoại liên quan đến tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), ấn định một dự thảo đàm phán đơn nhất và đưa ra khung thời gian ba năm đàm phán cho các bên yêu sách. Cũng trong năm 2018, Singapore đã trở thành nước chủ nhà Đông Nam Á đầu tiên tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều giữa cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un. Sự kiện này để lại dấu ấn lớn, thể hiện đóng góp tích cực của Singapore cho tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên và thể chế không phổ biến hạt nhân của thế giới.

Dưới thời Thủ tướng Lý Hiển Long, quan hệ Việt Nam-Singapore gặt hái thành tựu phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực. Hai bên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2013 trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Lý Hiển Long đến Việt Nam nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương. Chuyến thăm mở ra giai đoạn mới cho hợp tác ở tầm chiến lược giữa hai nước. Về hợp tác đa phương, hai nước phối hợp tốt trong ASEAN và các diễn đàn đa phương quan trọng khác như Liên hợp quốc, ASEM, WTO; đồng thời phối hợp chặt chẽ nhằm thúc đẩy toàn diện và sâu sắc các nội dung của hai FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà cả hai nước đang là thành viên.

Kỳ vọng vào thế hệ mới

Trong thời gian tới, ông Wong được kỳ vọng sẽ dẫn dắt Singapore hướng đến một tương lai tươi sáng hơn và kế thừa di sản 20 năm đồ sộ của người tiền nhiệm Lý Hiển Long, người đã đưa Singapore vượt qua các thời kỳ khó khăn như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đại dịch Covid-19. Các thành tựu xuất sắc này đã và đang là áp lực lớn cho ông Lawrence Wong và đội ngũ 4G. Tương tự như ba Thủ tướng trước của Singapore, ông Wong nhiều khả năng sẽ cầm quyền trong một thời gian tương đối dài, ít nhất một thập kỷ.

Với bối cảnh an ninh khu vực đang ở trong thời kỳ đầy biến động và phức tạp, giới quan sát dự đoán rằng, thời gian đầu hay ít nhất là nửa cuối năm còn lại của 2024, ưu tiên của ông Lawrence Wong sẽ là chứng minh năng lực lãnh đạo của mình và giành được niềm tin của người dân.

Với việc nội các Singapore sẽ không có các thay đổi lớn, ông Lý Hiển Long vẫn hỗ trợ cho bộ máy 4G với tư cách một bộ trưởng cấp cao, chính sách của Singapore dưới thời Thủ tướng Lawrence Wong nhiều khả năng tiếp tục các chiều hướng như hiện nay và không có những thay đổi căn bản trong tương lai gần.

Nhà lãnh đạo Singapore Lý Hiển Long: Người luôn tìm ra những giải pháp 'cùng thắng' cho những vấn đề khó

Nhà lãnh đạo Singapore Lý Hiển Long: Người luôn tìm ra những giải pháp 'cùng thắng' cho những vấn đề khó

"Thủ tướng Lý Hiển Long là một chính khách có tầm nhìn xa trông rộng, một người hết lòng với đồng bào và đồng sự ...

Tân Thủ tướng Lawrence Wong sẽ chèo lái 'con tàu kinh tế' Singapore như thế nào?

Tân Thủ tướng Lawrence Wong sẽ chèo lái 'con tàu kinh tế' Singapore như thế nào?

Thuộc nhóm lãnh đạo 4G - thế hệ chính trị gia mới, tân Thủ tướng Lawrence Wong sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức ...

Thư mừng Thủ tướng nước Cộng hoà Singapore

Thư mừng Thủ tướng nước Cộng hoà Singapore

Nhân dịp ông Lawrence Wong đảm nhiệm cương vị Thủ tướng nước Cộng hoà Singapore, ngày 15/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ...

Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và kỳ vọng 'giữ cho điều diệu kỳ tồn tại lâu nhất có thể'

Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và kỳ vọng 'giữ cho điều diệu kỳ tồn tại lâu nhất có thể'

Tờ The Straits Times đăng tải những chia sẻ của Phó Thủ tướng Lawrence Wong trước thềm lễ nhậm chức thủ tướng Singapore vào ngày ...

Đọc thêm

XSMN 25/6, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 25/6/2024. xổ số hôm nay 25/6

XSMN 25/6, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 25/6/2024. xổ số hôm nay 25/6

XSMN 25/6 - xổ số miền Nam ngày 25 tháng 6. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 25/6/2024. xổ số hôm nay 25/6. XSMN thứ 3. ...
XSMB 25/6, kết quả xổ số miền Bắc thứ 3 ngày 25/6/2024. dự đoán XSMB 25/6/2024

XSMB 25/6, kết quả xổ số miền Bắc thứ 3 ngày 25/6/2024. dự đoán XSMB 25/6/2024

XSMB 25/6 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 25/6/2024. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. xổ số hôm nay 25/6. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
XSMT 25/6, kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 3 ngày 25/6/2024. SXMT 25/6/2024

XSMT 25/6, kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 3 ngày 25/6/2024. SXMT 25/6/2024

XSMT 25/6 - xổ số hôm nay 25/6/2024. trực tiếp xổ số miền Trung 25/6/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 3. SXMT ...
Quản lý tài chính công tại Việt Nam đáp ứng các yêu cầu chất lượng, chính thức được cấp chứng nhận PEFA CHECK

Quản lý tài chính công tại Việt Nam đáp ứng các yêu cầu chất lượng, chính thức được cấp chứng nhận PEFA CHECK

Quản lý tài chính công tại Việt Nam đáp ứng các yêu cầu chất lượng, chính thức được cấp chứng nhận PEFA CHECK.
Tổng thống Nga Putin: Chuyến thăm Việt Nam đã để lại những ấn tượng tốt đẹp nhất

Tổng thống Nga Putin: Chuyến thăm Việt Nam đã để lại những ấn tượng tốt đẹp nhất

Tổng thống Nga bày tỏ cảm ơn các nhà lãnh đạo Việt Nam về sự đón tiếp nồng hậu và lòng hiếu khách.
Bầu cử Pháp: Bộ Nội vụ cảnh báo nguy cơ bạo lực, Tổng thống Macron gửi gắm 'niềm hy vọng cuối cùng'

Bầu cử Pháp: Bộ Nội vụ cảnh báo nguy cơ bạo lực, Tổng thống Macron gửi gắm 'niềm hy vọng cuối cùng'

Pháp có thể chứng kiến tình trạng bất ổn dân sự và bạo lực liên quan cuộc bầu cử của quốc gia Tây Âu.
Bầu cử Pháp: Bộ Nội vụ cảnh báo nguy cơ bạo lực, Tổng thống Macron gửi gắm 'niềm hy vọng cuối cùng'

Bầu cử Pháp: Bộ Nội vụ cảnh báo nguy cơ bạo lực, Tổng thống Macron gửi gắm 'niềm hy vọng cuối cùng'

Pháp có thể chứng kiến tình trạng bất ổn dân sự và bạo lực liên quan cuộc bầu cử của quốc gia Tây Âu.
Thủ tướng Hungary nói 'không nên ảo tưởng Nga khác biệt', đề cập người duy nhất trên thế giới làm được 'cú chốt' với Moscow và Kiev

Thủ tướng Hungary nói 'không nên ảo tưởng Nga khác biệt', đề cập người duy nhất trên thế giới làm được 'cú chốt' với Moscow và Kiev

Thủ tướng Hungary Viktor Orban hối thúc chấm dứt xung đột Nga-Ukraine để tạo ra không gian cho các cuộc đàm phán hòa bình.
Cạnh tranh ở chính trường Hàn Quốc: Chủ tịch đảng đối lập chính từ chức, lộ diện các 'ngôi sao' cho đảng cầm quyền

Cạnh tranh ở chính trường Hàn Quốc: Chủ tịch đảng đối lập chính từ chức, lộ diện các 'ngôi sao' cho đảng cầm quyền

Các đảng chính ở Hàn Quốc đang hướng đến các cuộc đại hội toàn quốc, dự kiến diễn ra trong tháng 7 và tháng 8.
IAEA hối thúc chấm dứt tấn công quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine

IAEA hối thúc chấm dứt tấn công quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine

IAEA cho rằng, các vụ tấn công bằng UAV nhằm vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và khu vực lân cận ngày càng trở nên thường xuyên hơn.
Hàn Quốc sẽ thành lập tổ chuyên trách chuẩn bị cho APEC 2025

Hàn Quốc sẽ thành lập tổ chuyên trách chuẩn bị cho APEC 2025

Thông báo chính thức bầu chọn thành phố Gyeongju thuộc tỉnh Gyeongsang Bắc là thành phố đăng cai Hội nghị APEC 2025 dự kiến công bố ngày 27/6.
Bahrain-Iran nhất trí khởi động đàm phán 'làm lành'

Bahrain-Iran nhất trí khởi động đàm phán 'làm lành'

Bahrain và Iran đã đồng ý khởi động các cuộc đàm phán nhằm nối lại quan hệ chính trị giữa hai nước.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Trước thất bại của Đảng cầm quyền Phục hưng vào Nghị viện châu Âu, Tổng thống Macron đã phải giải tán Quốc hội để mở đường cho các cuộc tổng tuyển cử mới.
Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ kết thúc thành công, Thủ tướng Modi đắc cử nhiệm kỳ thứ ba với kết quả không như kỳ vọng...
Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Chuyến thăm Đức của Tổng thống Pháp với những kết quả đạt được tạo nên dấu mốc mới, là biểu tượng quan trọng mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên, chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
Financial Times: Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết với châu Âu

Financial Times: Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết với châu Âu

Trọng tâm hành động của Nghị viện châu Âu (EP) trong những năm tới là thay đổi mô hình kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của châu Âu.
Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga được truyền thông quan tâm với những đánh giá ấn tượng, cho thấy vị thế ngày càng cao của Việt Nam.
Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Tờ Bangkok Post của Thái Lan phỏng vấn nhiều người dân Việt Nam về cảm nhận đối với Tổng thống Nga Putin.
Báo Nga: ‘Việt Nam - Điểm đến đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin’

Báo Nga: ‘Việt Nam - Điểm đến đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin’

Việt Nam nổi bật trong số những đối tác thân thiện của Nga, quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước đã được chứng minh trong quá khứ và hiện tại.
Lần thứ 8 tới Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ vẫn chưa thể khiến Israel-Hamas 'bắt tay'

Lần thứ 8 tới Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ vẫn chưa thể khiến Israel-Hamas 'bắt tay'

Nhằm thúc đẩy ngừng bắn ở Dải Gaza, chuyến thăm 3 ngày tới 4 nước Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken không thu được kết quả rõ rệt.
Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

Nhật Bản có thể được Mỹ chuyển giao hoàn toàn công nghệ sản xuất nhiều loại vũ khí trọng yếu.
Phiên bản di động