Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng: Không để nhận thức sai lệch ảnh hưởng tới quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

Trao đổi sau chuyến làm việc tại Hoa Kỳ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết, phía Hoa Kỳ ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thời gian qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng (đứng giữa) gặp phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc. (Nguồn: Bộ Nội vụ)

“Không để nhận thức sai lệch làm ảnh hưởng tới mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ” là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng khi trao đổi với phóng viên về kết quả chuyến thăm, làm việc tại Hoa Kỳ mới đây.

Sau chuyến công tác, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng đã dành thời gian chia sẻ về hoạt động của đoàn.

Thưa Thứ trưởng, được biết ông vừa dẫn đầu đoàn công tác sang thăm, làm việc tại Hoa Kỳ. Ông có thể chia sẻ mục đích chuyến thăm lần này?

Như chúng ta đã biết, vào cuối năm ngoái, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về quyền tự do tôn giáo (SWL). Việc đó là dựa trên những đánh giá thiếu khách quan, cũng như các thông tin không chính xác về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.

Từ ngày 10-22/10, đoàn công tác liên ngành và chức sắc tôn giáo của Việt Nam đã sang thăm, làm việc tại Hoa Kỳ, trao đổi về thành tựu và chính sách tôn giáo.

Thông qua chuyến đi, các bên trao đổi thông tin một cách thẳng thắn, cởi mở, chia sẻ những vướng mắc cần giải quyết và mong muốn duy trì, phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước hiện nay.

Đoàn công tác đã trao đổi, cập nhật thông tin, tình hình kịp thời, cụ thể về các trường hợp phía Hoa Kỳ quan tâm và còn thiếu thông tin; ghi nhận danh sách một số trường hợp do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Văn phòng Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) nêu ra và đề nghị phía Hoa Kỳ thời gian tới cần thông tin kịp thời thông qua kênh chính thức (cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và Ban Tôn giáo Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam).

Đoàn đã làm việc với những cá nhân, tổ chức nào ở Hoa Kỳ và nội dung trọng tâm được trao đổi là gì, thưa ông?

Chúng tôi đã có các buổi làm việc với Phó Trợ lý Ngoại trưởng Melissa Brown; Giám đốc khu vực Đông Nam Á, Vụ Đông Nam Á-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Robert T.Koepcke; Đại sứ lưu động về tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ Rashad Husain; Phó Chủ tịch Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ Frederick A.Davie; Hạ nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ Brad Sherman… để làm rõ những khác biệt giữa hai bên về vấn đề nhân quyền, tôn giáo.

Đồng thời, ghi nhận sự thay đổi trong phương pháp đối thoại chủ động của đoàn Việt Nam trong bối cảnh hai nước đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện sau các chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính vừa qua; thống nhất cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Hoa Kỳ và qua kênh đối thoại với Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ).

Tại các cuộc làm việc, chúng tôi đã đưa ra lập luận cụ thể, chặt chẽ đối với những nhìn nhận, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tôn giáo tại Việt Nam do các tổ chức, cá nhân của Hoa Kỳ nêu ra và đề nghị phía Hoa Kỳ không ủng hộ hay sử dụng thông tin một chiều từ các cá nhân, tổ chức người Việt phản động lưu vong tại Hoa Kỳ.

Tôi cũng đã đề nghị hai bên tăng cường đối thoại trên tinh thần xây dựng, tôn trọng luật pháp quốc tế, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, không để các hoạt động và nhận thức sai lệch làm ảnh hưởng tới mối quan hệ, qua đó, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, vượt qua sự khác biệt, thúc đẩy triển khai thỏa thuận hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.

Trong các cuộc gặp đó, ý kiến của phía Hoa Kỳ như thế nào, thưa ông?

Phía Hoa Kỳ ghi nhận những thành tựu, kết quả đạt được của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thời gian qua và đề nghị đoàn công tác trao đổi cụ thể về quá trình triển khai, sửa đổi các quy định về Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, Nghị định hướng dẫn Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo tại Việt Nam, đặc biệt là việc thực hiện ở cấp địa phương, vùng sâu vùng xa; vấn đề hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức tôn giáo trong đăng ký hoạt động tôn giáo; đất đai liên quan đến một số cơ sở tôn giáo; đảm bảo quyền sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Qua làm việc với các cơ quan ngoại giao, Quốc hội Hoa Kỳ, đối với các vấn đề phía Hoa Kỳ quan tâm, sau khi đoàn trao đổi, làm rõ và cung cấp thông tin kịp thời, phía Hoa Kỳ ghi nhận sự phối hợp, chia sẻ của đoàn công tác.

Vào tháng 3 vừa qua, trong chuyến thăm Việt Nam, Mục sư Franklin Graham, Chủ tịch Hiệp hội truyền giáo Billy Graham chia sẻ rằng, khi trở lại Hoa Kỳ sẽ làm “Đại sứ” cho Việt Nam, rất vui khi được chia sẻ với chính giới và người dân Hoa Kỳ về tự do tôn giáo mà ông được trải nghiệm tại Việt Nam. Vậy trong cuộc tiếp xúc tại Hoa Kỳ lần này, Thứ trưởng cảm nhận thế nào về sự sẵn sàng của Mục sư?

Trong cuộc gặp với tổ chức Viện Liên kết toàn cầu - IGE và Tổ chức Billy Graham đều cho rằng, Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận và phương pháp vận động để phía Hoa Kỳ hiểu và đưa thông tin khách quan về Việt Nam.

Bản thân ông Franklin Graham cho biết, sẵn sàng nhận vai trò “đại sứ tôn giáo” cho Việt Nam để chia sẻ, giải thích cho chính giới và các tổ chức của phía Hoa Kỳ, vận động cho Việt Nam sớm ra khỏi danh sách SWL.

Trong chuyến thăm, chúng tôi đã có các buổi gặp và làm việc bàn tròn, tọa đàm với cá nhân và lãnh đạo các tổ chức tôn giáo Hoa Kỳ tại cơ sở tôn giáo, như Hội thánh Tin lành quốc gia Hoa Kỳ; Tổ chức Tin Lành Bapstit…; Giáo sư Cole Durham; thăm nhà thờ Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Jesus Christ tại Washington D.C và ở San Francisco.

Chúng tôi cũng làm việc với Tổ chức Liên minh Tin lành thế giới tại Liên hợp quốc; Chủ tịch Tổ chức Hữu nghị các cơ quan ngoại giao quốc tế Ken Welbonn; một số tổ chức tôn giáo tại khu vực New York do ông David Wildman, Tổ chức Giáo hội giám lý thống nhất tổ chức; Tổng Giám mục, Đại diện Tòa thánh Vatican tại Liên hợp quốc; bà Heidi Kuhn, Chủ tịch tổ chức The Roots of Peace; một số trưởng lão Tin lành tại San Rafael, San Francisco.

Tại các cuộc gặp, các bên đã chia sẻ thông tin, thành tựu về tôn giáo của mình. Đoàn công tác đã giải thích một số vấn đề cụ thể về tự do tôn giáo tại Việt Nam mà phía Hoa Kỳ quan tâm để các cá nhân, đối tác phía Hoa Kỳ hiểu và ủng hộ Việt Nam trong việc vận động Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi “danh sách theo dõi đặc biệt - SWL”, không để các hoạt động và nhận thức sai lệch làm ảnh hưởng tới mối quan hệ và triển khai thỏa thuận hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ hiện nay.

Đại diện Tòa thánh Vatican tại Liên hợp quốc, Tổng Giám mục Gabriele Caccia đã bày tỏ quan điểm ghi nhận những thành tựu về đảm bảo quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam, chia sẻ về báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi đưa Việt Nam vào danh sách SWL và kết quả tiến triển trong quan hệ Việt Nam và Tòa thánh Vatican gần đây; chúc mừng việc nâng cấp quan hệ Văn phòng Đại diện thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam.

Tổng Giám mục Gabriele Caccia khẳng định, trong vai trò Đại diện của Giáo hoàng tại Liên hợp quốc sẽ ủng hộ Việt Nam ra khỏi danh sách SWL, thúc đẩy quan hệ Nhà nước giữa Việt Nam và Tòa thánh trong thời gian tới.

Chuyến thăm, làm việc cũng có sự hiện diện của các chức sắc tôn giáo Việt Nam. Họ là những minh chứng sống động nhất khẳng định chính sách tự do tôn giáo, việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam. Thứ trưởng có thể thông tin thêm về sự tham gia của đại diện các tổ chức tôn giáo?

Trong chuyến công tác lần này, ngoài đoàn công tác liên ngành gồm Bộ Nội vụ và một số bộ, ngành, còn có sự hiện diện của các chức sắc tôn giáo đại diện cho các tôn giáo lớn, có đông tín đồ ở Việt Nam là Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tin lành, Hồi giáo.

Qua các buổi làm việc, đại diện các tổ chức tôn giáo cũng chia sẻ về tôn giáo của mình, khẳng định với phía Hoa Kỳ về thành tựu về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; chia sẻ quan điểm phản bác lại các vấn đề thiếu khách quan, chưa được kiểm chứng trong báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, của Văn phòng Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ về tình hình tôn giáo Việt Nam và tình hình vụ khủng bố ngày 11/6 vừa qua tại Đắk Lắk.

Tôi cũng muốn thông tin thêm là trong thời gian tại Hoa Kỳ, đoàn công tác đã thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C, Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco.

Chúng tôi đã trao đổi, chia sẻ thông tin một số tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và những thành tựu đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam và việc đấu tranh, vận động phía Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách SWL.

Tôi đã đề nghị các cơ quan đại diện Việt Nam ở Hoa Kỳ tiếp tục đối thoại, lắng nghe, chia sẻ, có tiếng nói, thông tin thực tế về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, vận động Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo; xây dựng và tăng cường mối quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ ngày càng phát triển trong bối cảnh phát triển hiện nay; tiếp tục giữ mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan hữu quan của Hoa Kỳ.

Đồng thời, hỗ trợ cộng đồng chức sắc, tín đồ các tôn giáo người Việt Nam tại Hoa Kỳ tham gia các hoạt động hướng về quê hương, đất nước.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Asian Para Games 2023: Đoàn Việt Nam kết thúc các môn thi đấu, xếp thứ 22 toàn đoàn

Asian Para Games 2023: Đoàn Việt Nam kết thúc các môn thi đấu, xếp thứ 22 toàn đoàn

Đội tuyển điền kinh người khuyết tật Việt Nam đã khép lại hành trình tại Đại hội Thể thao người khuyết tật châu Á lần ...

Các đại biểu tham dự Đại hội đồng IPU 147 đánh giá cao ý kiến và đề xuất của đoàn Việt Nam

Các đại biểu tham dự Đại hội đồng IPU 147 đánh giá cao ý kiến và đề xuất của đoàn Việt Nam

Đoàn Việt Nam có 4 đại biểu Quốc hội đã tham dự tất cả các hoạt động của Đại hội đồng IPU 147 một cách ...

Thủ môn Filip Nguyễn chờ nhập quốc tịch, đủ điều kiện gia nhập đội tuyển Việt Nam

Thủ môn Filip Nguyễn chờ nhập quốc tịch, đủ điều kiện gia nhập đội tuyển Việt Nam

Thủ môn Việt kiều Filip Nguyễn đang chờ được cấp quốc tịch Việt Nam. Nếu hoàn tất thủ tục này, thủ thành CLB Công an ...

Nông Thúy Hằng trở thành Á hậu 2 Hoa hậu Hữu nghị quốc tế 2023

Nông Thúy Hằng trở thành Á hậu 2 Hoa hậu Hữu nghị quốc tế 2023

Đại diện Việt Nam Nông Thúy Hằng đã được gọi tên cho ngôi vị Á hậu 2 của Hoa hậu Hữu nghị quốc tế 2023.

Hoa hậu Hoàng Thanh Nga đồng hành, làm giám khảo cuộc thi thiết kế vương miện Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023

Hoa hậu Hoàng Thanh Nga đồng hành, làm giám khảo cuộc thi thiết kế vương miện Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023

Với sứ mệnh tôn vinh và nâng tầm nhan sắc Việt, Hoa hậu Hoàng Thanh Nga liên tục đồng hành và ngồi ghế giám khảo ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk chỉ trích Thủ tướng Australia về vụ gỡ phim tấn công khủng bố ở Sydney.
Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Manjusha Agarwal, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai Ấn Độ chia sẻ một số cách để đánh bại nắng nóng trong mùa Hè này.
Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Báo TG&VN cập nhật những tin tức xuất khẩu mới nhất trong tuần từ 22-28/4.
Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Cuộc họp đặc biệt của về 'Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của ...
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Khi mặt trời vừa ló dạng, trên vùng cao Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã bừng lên sinh khí của một ngày mới.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động