Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang: Việt Nam cam kết nỗ lực bảo vệ những giá trị phổ quát về quyền con người

Chu Văn
Sáng 10/12, Bộ Ngoại giao và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã phối hợp tổ chức Hội thảo tham vấn về dự thảo lần thứ hai Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Hội thảo diễn ra đúng vào dịp Kỷ niệm Ngày Nhân quyền quốc tế năm 2021 với chủ đề "Bình đẳng - Giảm bất bình đẳng, thúc đẩy nhân quyền".

Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang đã trả lời báo chí về việc triển khai các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người, trong đó có các khuyến nghị theo UPR mà Việt Nam đã chấp thuận tại chu kỳ III năm 2019.

Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang phát biểu tại Hội thảo.
Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang phát biểu tại Hội thảo tham vấn về dự thảo lần thứ hai Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Việt Nam.

Thưa Thứ trưởng, xin ông cho biết những thành tựu trong thực hiện quyền con người của Việt Nam thời gian gần đây?

Việt Nam luôn luôn khẳng định thực hiện cam kết quốc tế của mình theo những Công ước đã tham gia. Đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế về quyền con người; cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo Tuyên ngôn nhân quyền và các Công ước quốc tế đó. Việc thực hiện các nghĩa vụ này cũng nhằm thực hiện tốt hơn nữa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, bảo vệ nhân dân, đặc biệt là trong bối cảnh Covid-19 hiện nay.

Có thể nói, xuyên suốt chính sách của chúng ta trong việc bảo vệ người đó chính là coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, những chính sách này thể hiện rõ hơn bao giờ hết.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã khẳng định, điều quan trọng nhất là làm sao "lo cho gần 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, có cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân"; không hy sinh những mục tiêu về an sinh xã hội, không hy sinh những mục tiêu về môi trường, biến đổi khí hậu để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Tôi cho rằng đây là những ví dụ mạnh mẽ nhất, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người.

Bên cạnh đó, ngoài việc bảo vệ cho nhân dân ta, con người Việt Nam, chúng ta cũng đang nỗ lực đóng góp bảo vệ những giá trị quyền con người phổ quát thông qua việc tham gia đóng góp vào các nội dung lớn mà các cơ chế, tổ chức quốc tế đa phương đang thảo luận, xem xét.

Chúng ta cũng đang tích cực đóng góp với vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Những đóng góp của chúng ta trong thời gian qua, thể hiện Việt Nam thực sự mong muốn mỗi người dân trên thế giới có quyền được sống trong hòa bình, trong phát triển ổn định.

Chúng tôi cho rằng, đây là những hành động cụ thể nhất mà Việt Nam đã triển khai, vừa đóng góp vào việc bảo vệ quyền con người trên thế giới, đồng thời bảo vệ quyền con người, quyền công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam. Đây là trách nhiệm cao nhất của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua.

Thưa Thứ trưởng, đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện báo cáo giữa kỳ về việc tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR và cũng là một trong số rất ít nước tự nguyện làm báo cáo này. Vậy điều này thể hiện cam kết như thế nào của Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị UPR?

Đây là một báo cáo tự nguyện. Tuy là báo cáo tự nguyện giữa kỳ, tôi cho đây cũng là việc làm hết sức ý nghĩa và thiết thực. Qua đó, chúng ta có thể có cơ hội để rà soát, đánh giá lại tất cả chính sách, tất cả những chủ trương, đường lối và quan trọng hơn là quá trình thực hiện các chính sách đó như thế nào.

Qua việc rà soát, có thể tìm ra, đánh giá được những gì chúng ta làm tốt, những gì phải làm tốt hơn nữa, và sẽ có những điều chỉnh chính sách phù hợp, làm sao đảm bảo tất cả người dân của chúng ta được bảo vệ, được tôn trọng và có quyền được sống, học tập, bảo đảm tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội. Đấy là những nội dung, tôi cho là rất quan trọng, chính là để cho bản thân chúng ta, chứ không phải chỉ cho cộng đồng quốc tế, để đảm bảo đảm cuộc sống của nhân dân, của chính mình.

Vì vậy, cơ chế báo cáo giữa kỳ tự nguyện này, thực chất là để phục vụ cho mục tiêu của chúng ta hơn là cho mục đích quốc tế.

Tất nhiên, trong quá trình này, các đối tác quốc tế cũng có tham mưu, tham vấn, chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm tốt để chúng ta có thể làm tốt hơn nữa trong thời gian tới. Bởi vậy, báo cáo giữa kỳ này có nghĩa rất quan trọng và báo cáo này cũng nhận được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng đã yêu cầu tất cả các bộ, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị tham gia đóng góp để có một bản báo cáo rà soát tổng thể nhất, toàn diện nhất và qua đó đưa ra những khuyến nghị lên Đảng, Nhà nước, Chính phủ có những điều chỉnh, thay đổi và quan trọng nhất là thực hiện tốt hơn nữa những chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước để bảo vệ quyền con người.

Với những nỗ lực về việc thực hiện quyền con người của mình, đầu năm nay, các nước ASEAN đã lựa chọn Việt Nam làm đại diện để tiếp tục ứng cử làm thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc trong nhiệm kỳ tiếp theo. Thứ trưởng có đánh giá như thế nào về sự lựa chọn này của các nước ASEAN?

Chúng ta đã một lần đảm nhiệm vị trí, vai trò là Thành viên Hội đồng Nhân quyền và đã làm rất tốt trách nhiệm của mình. Lần này, chúng ta cũng mong muốn tiếp tục được bầu lại làm Thành viên Hội đồng Nhân quyền trong nhiệm kỳ 2023-2025 sắp tới.

Có thể nói, điều này thể hiện cam kết quốc tế mạnh mẽ của chúng ta trong việc đóng góp hơn nữa vào công việc chung quốc tế, thể hiện Việt Nam là một đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Việc ASEAN thống nhất đồng thuận chúng ta ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền cũng là thể hiện sự coi trọng của ASEAN với những đóng góp của Việt Nam trước đây và tin tưởng vào những đóng góp trong thời gian sắp tới. Tôi tin tưởng rằng, ngoài ASEAN, sẽ còn nhiều nước, nhiều nhóm nước nữa cũng sẽ ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền.

Việt Nam cũng cam kết với cộng đồng quốc tế rằng sẽ làm hết sức mình, nỗ lực để bảo vệ những giá trị phổ quát về quyền con người, nâng cao hơn nữa những nỗ lực của Liên hợp quốc, của các cơ chế của Liên hợp quốc về thúc đẩy việc bảo vệ người trên toàn thế giới.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Việt Nam thể hiện chính sách nhất quán trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Việt Nam thể hiện chính sách nhất quán trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Chính sách nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đã và đang được thể hiện rõ nét trong ...

Bộ Ngoại giao thông tin về kế hoạch nhập cảnh cho kiều bào về Việt Nam

Bộ Ngoại giao thông tin về kế hoạch nhập cảnh cho kiều bào về Việt Nam

Hiện Bộ Ngoại giao đang phối hợp với cơ quan chức năng liên quan đế sớm mở rộng đối tượng nhập cảnh có hộ chiếu ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Olympic Paris 2024: Thi đấu xuất sắc, Trịnh Thu Vinh nhận 'thưởng nóng' 1.000 USD tiền mặt

Olympic Paris 2024: Thi đấu xuất sắc, Trịnh Thu Vinh nhận 'thưởng nóng' 1.000 USD tiền mặt

Xạ thủ Trịnh Thu Vinh được trao thưởng tiền mặt 1.000 USD từ cựu HLV Nguyễn Thị Nhung sau khi giành vé vào chung kết nội dung 10 m súng ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/7 và sáng 29/7: Lịch thi đấu giao hữu - FC Porto vs Al Nassr; vòng bảng bóng đá nữ Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/7 và sáng 29/7: Lịch thi đấu giao hữu - FC Porto vs Al Nassr; vòng bảng bóng đá nữ Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/7 và sáng 29/7: Lịch thi đấu giao hữu - FC Porto vs Al Nassr, 1. FC Duren vs Munich, Tokyo Verdy vs ...
Tấn công tên lửa ở Israel khiến dân thường thương vong, Hezbollah phủ nhận trách nhiệm

Tấn công tên lửa ở Israel khiến dân thường thương vong, Hezbollah phủ nhận trách nhiệm

Ngày 27/7, một tên lửa đã bắn trúng vào sân bóng đá thuộc khu vực Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát khiến ít nhất 11 người thiệt mạng.
Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đón tiếp 40 đoàn đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đón tiếp 40 đoàn đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong ba ngày, từ 24-26/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đã trang trọng tổ chức Lễ viếng và ghi sổ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu dâng hương tưởng niệm anh hùng liệt sĩ

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu dâng hương tưởng niệm anh hùng liệt sĩ

Ngày 27/7, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm liệt sĩ Phạm Hồng Thái tại công viên Hoàng Hoa Cương.
'Đả nữ châu Á' Dương Tử Quỳnh kêu gọi ủng hộ Đội tuyển Olympic người tị nạn

'Đả nữ châu Á' Dương Tử Quỳnh kêu gọi ủng hộ Đội tuyển Olympic người tị nạn

Trong một video, nữ diễn viên nổi tiếng Dương Tử Quỳnh (Michelle Yeoh) đã kêu gọi ủng hộ Đội người tị nạn tại Olympic Paris 2024.
'Đả nữ châu Á' Dương Tử Quỳnh kêu gọi ủng hộ Đội tuyển Olympic người tị nạn

'Đả nữ châu Á' Dương Tử Quỳnh kêu gọi ủng hộ Đội tuyển Olympic người tị nạn

Trong một video, nữ diễn viên nổi tiếng Dương Tử Quỳnh (Michelle Yeoh) đã kêu gọi ủng hộ Đội người tị nạn tại Olympic Paris 2024.
Các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương chung tay, phối hợp trong bảo vệ và bảo đảm quyền con người

Các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương chung tay, phối hợp trong bảo vệ và bảo đảm quyền con người

Văn phòng thường trực về nhân quyền phối hợp BCĐ Nhân quyền Bình Dương tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, tập huấn công tác năm 2024.
Ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa trên không gian mạng đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa trên không gian mạng đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 22/7 đã diễn ra Hội thảo 'Phụ nữ, Hòa bình và An ninh mạng' nhằm giúp phụ nữ và trẻ em gái ứng phó với các thách thức trên không gian mạng.
Bình Định phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Bình Định phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Chương trình phối hợp “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” đã tạo hiệu ứng tích cực trong công tác ...
Tăng cường hợp tác đa phương cần đặt người dân ở vị trí trung tâm

Tăng cường hợp tác đa phương cần đặt người dân ở vị trí trung tâm

Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong thực hiện các cam kết trong các lĩnh vực hòa bình, an ninh, phát triển bền vững và thúc đẩy nhân quyền.
'Thắp sáng tương lai' cho những nạn nhân chất độc da cam/dioxin

'Thắp sáng tương lai' cho những nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Hưởng ứng Ngày vì nạn nhân chất độc da cam, chương trình nhắn tin 'Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam' nhận được sự ủng hộ tích cực của cộng đồng.
Bài 2: Cuộc chiến toàn lực và dài hơi với tội phạm mua bán người

Bài 2: Cuộc chiến toàn lực và dài hơi với tội phạm mua bán người

Đấu tranh với tội phạm mua bán người, Việt Nam đã nỗ lực thông qua những cam kết, hợp tác quốc tế mạnh mẽ và triển khai nhiều giải pháp.
Bài 1: Vạch trần các thủ đoạn tinh vi nhằm dụ con mồi 'sập bẫy' của tội phạm mua bán người

Bài 1: Vạch trần các thủ đoạn tinh vi nhằm dụ con mồi 'sập bẫy' của tội phạm mua bán người

Tội phạm mua bán người thường sử dụng các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng trên internet để tiếp cận nạn nhân với các phương thức, thủ đoạn tinh vi.
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Tỉnh An Giang thực hiện tốt các chương trình, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số.
Tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tại Việt Nam: Đã đến lúc phải đánh giá khách quan!

Tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tại Việt Nam: Đã đến lúc phải đánh giá khách quan!

Là quốc gia với đời sống tín ngưỡng tôn giáo phong phú, Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm không ai bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo...
Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết do Việt Nam 'chấp bút': Thay lời muốn nói!

Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết do Việt Nam 'chấp bút': Thay lời muốn nói!

Hội đồng Nhân quyền thông qua Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người là lời kêu gọi hành động mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.
Phải hành động trong tất cả các giai đoạn của chu trình di cư

Phải hành động trong tất cả các giai đoạn của chu trình di cư

Trong quá trình di cư, người di cư phải đối mặt nhiều rủi ro, do đó, để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của họ, cần một góc nhìn '360' độ.
Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hơn 625.000 trẻ em Palestine đã không được học hành trong hơn 8 tháng qua, kể từ khi Israel mở chiến dịch tấn công Hamas ở Dải Gaza.
Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot - Lễ hội đua ngựa hàng năm do hoàng gia Anh tổ chức trở nên rực rỡ và đặc sắc hơn nhờ những chiếc mũ siêu độc.
Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Các cuộc xung đột trên thế giới trong năm 2023 khiến số trẻ em thiệt mạng tăng gấp 3 lần và số phụ nữ thiệt mạng tăng gấp 2 lần so với năm trước đó.
10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

Tuyến đường Trung Địa Trung Hải từ lâu đã được biết đến là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Dưới đây là 10 điều cần biết về con đường này.
Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ tham dự một hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.
Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Ủy ban bầu cử độc lập (IEC) của Nam Phi cho biết hôm 6/6, hơn 43% đại diện mới được bầu vào Quốc hội nước này là phụ nữ.
Phiên bản di động