TIN LIÊN QUAN | |
Đối thoại Shangri-La 2016: Gặp gỡ trước giờ bão đến | |
Đối thoại Shangri-La 2016: "Nóng" vấn đề Biển Đông |
Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), đơn vị tổ chức diễn đàn an ninh quan trọng nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương này, cho biết Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 dự kiến sẽ có sáu phiên thảo luận về các chủ đề: Mỹ và an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Duy trì trật tự trong khu vực dựa trên các quy định; Thách thức mới đối với quản lý khủng hoảng ở châu Á - Thái Bình Dương; Thay đổi địa chính trị và chính sách quốc phòng; Xây dựng nền tảng chung về an ninh khu vực; Các mối đe dọa toàn cầu và an ninh khu vực.
Ngoài ra, diễn đàn cũng sẽ bàn đến các vấn đề vốn đang là mối quan tâm hàng đầu hiện nay liên quan đến mối nguy hiểm hạt nhân đối với châu Á - Thái Bình Dương, các hình thức hợp tác an ninh mới, tác động của các công nghệ mới đối với lĩnh vực quốc phòng hay các biện pháp mang tính thực tế để tránh xung đột trên biển...
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull. (Nguồn: ABC) |
Tuy không phải là diễn đàn an ninh chính thức, song kể từ khi ra mắt vào năm 2002, Đối thoại Shangri-La đã xây dựng được lòng tin và góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác an ninh khu vực thông qua việc tạo ra kênh chia sẻ thông tin một cách hiệu quả giữa các nhà hoạch định chính sách quốc phòng và an ninh cũng như với giới chuyên gia và học giả trong khu vực.
Đây là nơi các bộ trưởng quốc phòng, quan chức quốc phòng và quân sự cấp cao của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số nước khác cùng nhau bàn thảo và tìm cách hợp tác để giải quyết những vấn đề liên quan cũng như đưa ra các tuyên bố về chiến lược ngoại giao và quân sự của nước mình trước những vấn đề nóng bỏng về tình hình an ninh hiện nay.
Trong những năm qua, thông qua diễn đàn, nhiều đề xuất đã được đưa ra nhằm thúc đẩy các sáng kiến về những vấn đề an ninh quan trọng, bao gồm an ninh hàng hải ở eo biển Malacca, sự gia tăng vũ khí nhỏ và vũ khí hạng nhẹ, kiến trúc an ninh khu vực, cứu trợ nhân đạo và thiên tai, thỏa thuận "không sử dụng vũ lực" ở vùng biển Nam Hải...
Cũng tại diễn đàn này, nhiều nhà lãnh đạo là nguyên thủ các quốc gia trong khu vực đã có những bài phát biểu dẫn đề quan trọng, đượi coi là "định hướng" cho các chủ đề sẽ thảo luận trong ba ngày nhóm họp chính thức, như Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (2015), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (2014), Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono (2012), Thủ tướng Malaysia Najib Razak (2011)...
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng từng có bài phát biểu dẫn đề quan trọng với chủ đề về lòng tin chiến lược nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12, năm 2013.
Đối thoại Shangri-La: Kiểm soát căng thẳng Biển Đông Vấn đề Biển Đông một lần nữa lại được đề cập đến một cách cụ thể và cấp bách tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ... |
Hoạt động bên lề của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tại Shangri-La Theo TTXVN, bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 tại Singapore, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có cuộc ... |
Đối thoại Shangri-La 2016: Tâm điểm là quan hệ Mỹ - Trung Bộ trưởng Quốc phòng và người đứng đầu quân đội của khoảng 20 nước sẽ đến Singapore tham dự Đối thoại Shangri-La thường niên từ ... |