Đối thoại Shangri-La 2016: Tâm điểm là quan hệ Mỹ - Trung

Bộ trưởng Quốc phòng và người đứng đầu quân đội của khoảng 20 nước sẽ đến Singapore tham dự Đối thoại Shangri-La thường niên từ ngày 3-5/6.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
doi thoai shangri la 2016 tam diem la quan he my trung Đối thoại Shangri-La sẽ không thảo luận về THAAD
doi thoai shangri la 2016 tam diem la quan he my trung Biển Đông sẽ làm "nóng" Đối thoại Shangri-La 2016

Cuộc đối thoại năm nay sẽ được bắt đầu bằng bài phát biểu của Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha và kết thúc sau khi tiến hành hàng loạt phiên thảo luận kín cũng như công khai.

Đối thoại Shangri-La năm 2016, hay còn gọi là Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á, do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London tổ chức, dự kiến có 4 chủ đề chính chi phối các cuộc thảo luận. Đó là vấn đề Biển Đông, Triều Tiên, quan hệ Mỹ - Trung và chủ nghĩa khủng bố.

doi thoai shangri la 2016 tam diem la quan he my trung
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha phát biểu khai mạc. Ảnh: IISS

Có nhiều ý kiến cho rằng, sức hấp dẫn của Đối thoại Shangri-La không chỉ bởi những cuộc tranh luận về chính trị của các đại biểu cấp cao mà còn bởi các cuộc thảo luận sôi nổi, nhất là các phiên Q&A (hỏi-đáp), trong đó tâm điểm vẫn là mối quan hệ Mỹ-Trung.

Vấn đề quân sự hóa Biển Đông: Các nước tại khu vực và các cường quốc thế giới đang bức xúc trước cái mà họ coi là chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh đang dồn dập triển khai những nỗ lực khẳng định chủ quyền trên Biển Đông, tuyến hàng hải trọng yếu của thế giới và được coi là nơi có trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt.

Bốn nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền gần như trọn vẹn vùng biển này dựa trên những tấm bản đồ lịch sử đầy tranh cãi. Philippines đã khởi kiện Trung Quốc ra trước Tòa Trọng tài Thường trực tại La Haye và một phán quyết dự kiến sẽ được đưa ra trong vài tuần tới.

Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ không công nhận bất kỳ phán quyết nào. Vấn đề Biển Đông nhiều khả năng sẽ trở thành chủ đề tranh luận căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, giữa lúc 2 nước không ngừng cáo buộc lẫn nhau về việc quân sự hóa ở Biển Đông.

Vấn đề trừng phạt Triều Tiên: Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên sẽ là một chủ đề chính được đề cập tại cuộc đối thoại năm nay. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã kịch liệt lên án việc Triều Tiên phóng tên lửa trong tuần này và hồi tháng 4 đã hối thúc các chính phủ tăng cường nỗ lực áp đặt trừng phạt Bình Nhưỡng. Các nghị quyết của LHQ cấm Triều Tiên sử dụng mọi công nghệ tên lửa đạn đạo, dù Triều Tiên thường xuyên bắn tên lửa tầm ngắn ra bờ biển phía Đông của nước này.

Mỹ-Trung căng thẳng: Hai cường quốc này nhiều khả năng sẽ có cuộc đối đầu tại Đối thoại Shangri-La năm 2016, nơi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter dự kiến có một bài phát biểu cứng rắn có thể khiến Trung Quốc tức giận. Giới chức Mỹ đã nhiều lần tố cáo Trung Quốc kích động căng thẳng trên Biển Đông, song Bắc Kinh cáo buộc Washington quân sự hóa khu vực này bằng các chuyến tuần tra “tự do hàng hải”. Ông Carter cũng chỉ trích Trung Quốc về hành động tấn công mạng nhằm vào hệ thống thông tin của các công ty Mỹ trước khi ông tới Singapore.

Thông thường, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ có bài phát biểu đầu tiên trong ngày thứ nhất, và ngày thứ hai sẽ bắt đầu bằng bài phát biểu của một tướng lĩnh cấp cao của Trung Quốc, thường là Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Cách sắp xếp như vậy của ban tổ chức – Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế - làm tăng tới mức tối đa sự hấp dẫn của diễn đàn này đối với các đại biểu và giới truyền thông.

doi thoai shangri la 2016 tam diem la quan he my trung
Đối thoại do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tổ chức. Ảnh: Straitstimes

Theo tờ Straits Times, kể từ năm 2013 tại diễn đàn thường niên này, các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã ngày càng chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ hơn, nhất là về vấn đề Biển Đông. Điều này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc có phản ứng dữ dội. Năm 2014, Tướng Vương Quán Trung, lúc đó là Phó Tổng tham mưu trưởng PLA, đã “lạc ra khỏi” bài diễn văn được chuẩn bị trước tới 10 phút để đáp trả những nhận định mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đưa ra ngày hôm trước.

Chủ nghĩa khủng bố: Hàng trăm phần tử cực đoan từ những quốc gia có người Hồi giáo chiếm đa số như Indonesia, Malaysia và Bangladesh đã gia nhập các tổ chức khủng bố quốc tế như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria và Iraq. IS thậm chí còn có cả một đơn vị bao gồm các tay súng tới từ các nước Đông Nam Á và chính phủ các nước trong khu vực này đang phải chật vật đương đầu với những tay súng tham gia IS trở về nước hoạt động (những kẻ này được huấn luyện các chiến thuật tấn công quân sự một cách bài bản).

Ngay trước ngày khai mạc Đối thoại Shangri-La năm 2016, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo Thường niên năm 2015 về chủ nghĩa khủng bố toàn cầu.

Nguyên An (theo Reuter, Newstraitimes)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động