Thủ tướng Campuchia Hun Sen: Giúp đỡ nhau từ lúc khó khăn, khi đó đã biết ai là bạn tốt

Anh Sơn
Trước khi sang Việt Nam để thực hiện hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, Thủ tướng Campuchia Hun Sen từng kể lại rằng khi ấy “chẳng còn gì ngoài hai bàn tay trắng và ngồi chờ cái chết”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Campuchia Hun Sen: Giúp đỡ nhau từ lúc khó khăn, khi đó đã biết ai là bạn tốt
Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại lễ kỷ niệm lần thứ 45 năm “Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot”. (Ảnh: Tuấn Anh)

Sáng 20/6, tại khu vực biên giới giữa huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước và huyện Memot, tỉnh Tbông Khmum (Tbong Khmum), Campuchia đã diễn ra các hoạt động trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm lần thứ 45 năm “Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” của Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen (20/6/1977-20/6/2022).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Hun Sen và đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Campuchia sang tỉnh Bình Phước thăm một số di tích liên quan đến sự kiện ngày 20/6/1977, khi Thủ tướng Hun Sen, lúc đó là lãnh đạo Trung đoàn, cùng một số cán bộ yêu nước của Campuchia vượt biên giới sang tìm kiếm sự giúp đỡ của Việt Nam, bắt đầu hành trình cách mạng cứu đất nước và nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm hoạ diệt chủng.

Cùng dự lễ đón, về phía Việt Nam có các đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng, Công an, Ngoại giao; Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Văn hoá Thể thao và Du lịch; Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Bình Phước và Tây Ninh; Đại sứ Việt Nam tại Campuchia và một số lãnh đạo các cơ quan trung ương, địa phương và tư lệnh các quân khu liên quan.

Tháp tùng Thủ tướng Hun Sen có 6 Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, tướng lĩnh quân đội, lãnh đạo một số bộ ngành và địa phương liên quan và Đại sứ Campuchia tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hun Sen đã đến thăm bia đá lưu niệm tại khu vực X16 thuộc xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước - điểm dừng chân đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen và đồng đội đúng ngày này cách đây 45 năm.

Hai Thủ tướng đã cùng trồng cây lưu niệm tại địa danh lịch sử X16, là một trong các địa danh như Thủ tướng Hun Sen từng nói “là đáng nhớ nhất trong cuộc đời mình và góp phần thay đổi đất nước Campuchia sau này”.

Nói chuyện với đại diện quần chúng nhân dân địa phương tỉnh Bình Phước, Thủ tướng Hun Sen ôn lại một số kỷ niệm không thể quên về khởi đầu gian nan của hành trình cứu nước; nhấn mạnh ý nghĩa của tình đoàn kết, hữu nghị gắn bó giữa nhân dân hai nước; đồng thời cảm ơn sự giúp đỡ của quân đội và nhân dân Việt Nam đối với ông và nhân dân Campuchia trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại tự do, hoà bình và hồi sinh đất nước Chùa Tháp.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen: Giúp đỡ nhau từ lúc khó khăn, khi đó đã biết ai là bạn tốt
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đón Thủ tướng Phạm Minh Chính sang Campuchia dự lễ kỷ niệm. (Ảnh: Tuấn Anh)

Chúng ta quen biết nhau, giúp đỡ nhau từ lúc khó khăn, khi đó đã biết ai là bạn tốt”, Thủ tướng Hun Sen xúc động chia sẻ.

Tiếp đó, Thủ tướng Hun Sen đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang dự các hoạt động kỷ niệm bên phía Campuchia.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm lần thứ 45 năm Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot tổ chức tại tỉnh Tbông Khmum với sự tham dự của Đoàn đại biểu cấp cao hai nước cùng hàng ngàn người dân Campuchia, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Lễ kỷ niệm ngày 20/6/1977 có ý nghĩa hết sức quan trọng kỷ niệm 45 năm bắt đầu hành trình đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot của Thủ tướng Hun Sen, đưa đất nước Campuchia hồi sinh, thể hiện sự hợp tác và đoàn kết đặc biệt giữa hai Cam, lại càng có ý nghĩa hơn khi diễn ra trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967-25/6/2022) và Campuchia vừa tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã phường khoá V ngày 5/6/2022.

Lên án thảm họa diệt chủng mà người dân Campuchia phải gánh chịu và những tội ác xâm lược tàn bạo của bè lũ Pol Pot đối với nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam đã chia sẻ khó khăn, hết lòng giúp để xây dựng lực lượng cho cách mạng Campuchia; đồng thời hỗ trợ và phối hợp với lực lượng nổi dậy Campuchia đấu tranh chống lại tập đoàn phản động Pol Pot.

Đáp lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, sau khi thực hiện quyền tự vệ chính đáng, chặn đứng hành động gây chiến tranh xâm chiếm biên giới Tây Nam Việt Nam của Tập đoàn phản động Pol Pot; Việt Nam đã giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng dân tộc khỏi nạn diệt chủng, khôi phục, xây dựng lại đất nước.

Đến năm 1989, theo thoả thuận giữa hai Nhà nước, Việt Nam rút hết quân tình nguyện về trong niềm tự hào, vinh quang, với những tình cảm lưu luyến, thắm thiết nghĩa tình của nhân dân Campuchia anh em, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả, vẻ vang, trong sáng, hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Nhân dịp kỷ niệm sự kiện đặc biệt trọng đại này, chúng ta thành kính tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn và sự hy sinh anh dũng của những người con ưu tú của cả hai dân tộc trong cuộc đấu tranh cao cả đó.

Đặc biệt là các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, các cựu cán bộ, chuyên gia, đội ngũ cựu Quân tình nguyện Việt Nam, đã kề vai sát cánh với những người con anh hùng của đất nước Campuchia anh em không tiếc máu xương, hy sinh thân mình để đánh đổ chế độ diệt chủng, hội sinh đất nước Campuchia, vun đắp cho tình đoàn kết, gắn bó, hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia, khẳng định chính nghĩa và đóng góp vào những lý tưởng cao đẹp của các lực lượng tiến bộ trên thế giới”.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen: Giúp đỡ nhau từ lúc khó khăn, khi đó đã biết ai là bạn tốt
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ.

Theo Thủ tướng, kỷ niệm 45 năm “Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” không chỉ nhắc nhở chúng ta ghi nhớ dấu mốc lịch sử về sự khởi nguồn của cuộc đấu tranh vì lương tâm, phẩm giá con người, vì chính nghĩa lật đổ chế độ diệt chủng tàn bạo mà còn là minh chứng sống động về mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thủy chung, gắn bó sắt son giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc về sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu mà các thế hệ lãnh đạo và nhân dân Campuchia đã dành cho nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Hun Sen cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã nhận lời mờI tham dự lễ kỷ niệm, phía Việt Nam đã hỗ trợ, phối hợp phía Campuchia tổ chức sự kiện quan trọng này.

Ông nêu rõ, phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tổng kết một cách minh bạch, rõ ràng về hành trình lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, hồi sinh đất nước của cá nhân ông và nhân dân Campuchia, cũng như về quan hệ giữa hai nước trong lịch sử.

Thủ tướng Hun Sen cho biết khi đó ông có 4 lựa chọn: Một là sử dụng lực lượng mà ông đang chỉ huy để khởi nghĩa vũ trang, nhưng nếu lựa chọn phương án này, lực lượng mà ông chỉ huy sẽ sớm bị tiêu diệt trong bể máu.

Lựa chọn thứ hai là sang Việt Nam; lựa chọn thứ ba là không làm gì, để mặc chế độ diệt chủng Pol Pot tiếp tục gây tội ác; và lựa chọn thứ tư là tự sát.

Thủ tướng Hun Sen từng kể lại rằng khi ấy “chẳng còn gì ngoài hai bàn tay trắng và ngồi chờ cái chết”.

Trong thời khắc gian nan đó, Thủ tướng Hun Sen đã cùng một số cán bộ yêu nước của Campuchia, đã quyết định sang Việt Nam bày tỏ ý nguyện của nhân dân Campuchia mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ Việt Nam.

Như ông từng phát biểu, căn cứ vào tình hình chính trị trong nước và quốc tế lúc đó, không còn con đường nào khác.

Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh lịch sử đã chứng minh nếu không có “hành trình lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” bắt đầu vào ngày 20/6/1977 và những sự kiện tiếp theo thì Campuchia không thể có ngày hôm nay.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen: Giúp đỡ nhau từ lúc khó khăn, khi đó đã biết ai là bạn tốt
Thủ tướng Campuchia Hun Sen ôn lại hành trình sang Việt Nam tìm sự giúp đỡ để lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ông một lần nữa khẳng định rằng hành động của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, các chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam đã tham gia cùng Campuchia trong sự nghiệp giải phóng đất nước, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot, hồi sinh và phát triển đất nước.

Thủ tướng Hun Sen cũng bày tỏ tự hào đã có nhiều đóng góp cho quan hệ 45 năm qua giữa Việt Nam và Campuchia; trong đó có việc cùng nhau từng bước hoàn thành việc phân giới cắm mốc biên giới, đưa những vùng biên giới từng bị chiến tranh tàn phá thành khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác toàn diện.

Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi cùng với sự vươn lên mạnh mẽ, không ngừng của đất nước Chùa Tháp, tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống và quan hệ hợp tác toàn diện tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia tiếp tục được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần quan trọng vào hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hai Thủ tướng khẳng định coi trọng mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, mong muốn không ngừng củng cố và tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, cùng nhau thắt chặt, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống quý báu giữa hai dân tộc “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.

* Nhân dịp tham dự Lễ kỷ niệm tại Campuchia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng Thủ tướng Hun Sen thăm quan một số hình ảnh và hạng mục công trình khu vực lịch sử quân sự Techo Koh Thmar X16 tại huyện Memot, tỉnh Tbông Khmum của Campuchia; đồng thời cùng trồng cây lưu niệm, cắt băng khánh thành và thăm quan Nhà Hữu nghị Campuchia - Việt Nam.

Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh lễ khánh thành Toà nhà Hữu nghị do Bộ Quốc phòng Việt Nam hỗ trợ Bộ Quốc phòng Campuchia nhân dịp này có ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm lần thứ 45 năm hành trình lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot và kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia; góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác, xây dựng biên giới Campuchia-Việt Nam hoà bình, ổn định và bền vững.

 lễ khánh thành Toà nhà Hữu nghị do Bộ Quốc phòng Việt Nam hỗ trợ Bộ Quốc phòng Campuchia nhân dịp này có ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm lần thứ 45 năm hành trình lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Hai Thủ tướng cắt băng khánh thành Toà nhà Hữu nghị do Bộ Quốc phòng Việt Nam hỗ trợ Bộ Quốc phòng Campuchia nhân dịp này có ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm lần thứ 45 năm hành trình lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot. (Ảnh: Tuấn Anh)
Thủ tướng Campuchia Hun Sen: Giúp đỡ nhau từ lúc khó khăn, khi đó đã biết ai là bạn tốt
Toàn cảnh Toà nhà Hữu nghị. (Ảnh: Tuấn Anh)
Thủ tướng Campuchia Hun Sen: Giúp đỡ nhau từ lúc khó khăn, khi đó đã biết ai là bạn tốt
Đông đảo phóng viên hai nước Việt Nam-Campuchia tham dự, đưa tin sự kiện. (Ảnh: Tuấn Anh)
Thủ tướng Campuchia Hun Sen: Giúp đỡ nhau từ lúc khó khăn, khi đó đã biết ai là bạn tốt
Tình hữu nghị giữa Việt Nam-Campuchia được thể hiện qua tình cảm thân thiết giữa các nhà lãnh đạo hai nước... (Ảnh: Tuấn Anh)
Thủ tướng Campuchia Hun Sen: Giúp đỡ nhau từ lúc khó khăn, khi đó đã biết ai là bạn tốt
cho đến tình quân nhân hai nước... (Ảnh: Tuấn Anh)
Thủ tướng Campuchia Hun Sen: Giúp đỡ nhau từ lúc khó khăn, khi đó đã biết ai là bạn tốt
Thủ tướng Campuchia Hun Sen: Giúp đỡ nhau từ lúc khó khăn, khi đó đã biết ai là bạn tốt
và tình hữu nghị giữa người dân hai nước, dưới bóng cây Giáng hương mà Thủ tướng Việt Nam-Campuchia trồng lưu niệm ở biên giới. (Ảnh: Tuấn Anh)
Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 45 năm ‘Con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot' tại Việt Nam qua ảnh

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 45 năm ‘Con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot' tại Việt Nam qua ảnh

Ngày 20/6, tại lối mở Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, (Việt Nam) và tỉnh Tbong Khmum (Campuchia), Thủ tướng Chính phủ Việt ...

Giá tiêu hôm nay 20/6, điều chỉnh giảm, lực mua chậm và yếu, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tiêu Campuchia

Giá tiêu hôm nay 20/6, điều chỉnh giảm, lực mua chậm và yếu, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tiêu Campuchia

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm ở một số địa phương, giao dịch từ 71.000 – 74.500 đ/kg.

Bài viết cùng chủ đề

Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022

Xem nhiều

Đọc thêm

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động