Thủ tướng Chris Hipkins có chuyến thăm 'êm đềm' tới Bắc Kinh, New Zealand đang đi đúng hướng?

Vy Anh
New Zealand dường như đang cố gắng gạt sang một bên những bất đồng với Trung Quốc để thúc đẩy hợp tác kinh tế đem lại thế 'win-win' cho đôi bên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tín hiệu từ chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng New Zealand
Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm 6 ngày tới Bắc Kinh. (Nguồn: AP)

Bất đồng dường như được hóa giải

Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins đã có chuyến thăm chính thức Trung Quốc kéo dài 6 ngày (25-30/6).

Trong bối cảnh các nước phương Tây đang có xu hướng liên kết để “phi rủi ro hóa” Trung Quốc trong thời gian gần đây, việc nguyên thủ một quốc gia quan trọng ở Nam Thái Bình Dương dẫn đầu đoàn đại biểu thăm Trung Quốc một lần nữa phát đi tín hiệu cho thấy trong hệ thống đồng minh do Mỹ dẫn đầu vẫn có một số quốc gia xem trọng lợi ích kinh tế với Bắc Kinh, muốn tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại với Trung Quốc để phòng ngừa rủi ro sương mù kinh tế.

Tin liên quan
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Washington nhận định quan hệ đang đi đúng hướng, Bắc Kinh nói gì về Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Washington nhận định quan hệ đang đi đúng hướng, Bắc Kinh nói gì về Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?

Thủ tướng New Zealand thăm Trung Quốc còn đồng nghĩa với sự kiện Trung Quốc mở rộng sức ảnh hưởng an ninh ở Nam Thái Bình Dương vào năm ngoái từng khiến các nước trong khu vực cảnh giác cao độ có thể được gạt sang một bên.

Sau chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Tổng thống Mỹ Joe Biden lập tức có những lời lẽ công kích Trung Quốc, điều này khiến cho quan hệ Mỹ-Trung vừa chớm có dấu hiệu ổn định trở nên căng thẳng trở lại.

Từng gọi Trung Quốc là “đối tác hợp tác quý giá”, Thủ tướng Chris Hipkins ngày 22/6 lên tiếng nói rằng không đồng ý với quan điểm của Tổng thống Joe Biden khi nói về Trung Quốc, rõ ràng có ý tránh xa những sóng gió ngoại giao không cần thiết, tránh để mất tập trung mục tiêu xúc tiến thương mại trong chuyến thăm Trung Quốc lần này.

Sương mù bao trùm lên triển vọng của nền kinh tế New Zealand đang bị lạm phát hành hạ. Các chuyên gia kinh tế lần lượt dự báo, nền kinh tế của nước này sẽ một lần nữa rơi vào suy thoái vào cuối năm nay, nguyên nhân là do Ngân hàng trung ương tăng lãi suất để chống lạm phát khiến cho lãi suất thế chấp tăng mạnh, người dân thắt lưng buộc bụng, sức tiêu dùng suy yếu.

Đối diện với sự trì trệ của tình hình kinh tế, Chính phủ New Zealand một lần nữa hướng sự chú ý về phía Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc và New Zealnd ký Hiệp định thương mại tự do vào năm 2008, Trung Quốc đã thay thế Australia trở thành đối tác thương mại lớn nhất của New Zealand vào cuối năm 2013. Trong số các hàng hóa xuất khẩu hàng năm của New Zealand, khoảng 30% được xuất sang Trung Quốc, giá trị khoảng 21 tỷ NZD. Nhu cầu của Trung Quốc rất quan trọng đối với nền kinh tế New Zealand.

So với các nước phương Tây, thái độ của New Zealand đối với Trung Quốc luôn có xu hướng ôn hòa. Tuy nhiên, việc Trung Quốc trừng phạt thương mại nước láng giềng Australia, ký thỏa thuận hợp tác cảnh sát với quốc đảo Nam Thái Bình Dương Solomon vào năm ngoái đã khiến cho New Zealand cảnh giác, có thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trong thời gian gần đây, đăc biệt tháng 6/2022, nước này còn bắt đầu tham dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Bên cạnh đó, New Zealand còn tìm cách giảm phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong tháng 4 vừa qua giảm 2 điểm % so với cùng kỳ xuống còn 29%, ghi nhận lần đầu tiên sụt giảm kể từ năm 2015.

Có "lạc bước" với phương Tây?

Mặc dù vậy, đối diện với triển vọng kinh tế ảm đạm, hiện nay chính quyền của ông Chris Hipkins dường như không hào hứng đối với “phi rủi ro hóa”, muốn tìm cách đa dạng hóa thương mại với Trung Quốc, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn.

Ngày 27/6, trong buổi gặp Thủ tướng Chris Hipkins tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng, Trung Quốc và New Zealand cần thúc đẩy tự do hóa, tiện lợi hóa thương mại và đầu tư, cung cấp môi trường kinh doanh tích cực cho doanh nghiệp hai bên, đồng thời cũng cần phải tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, du lịch…

Trong khi đó, Thủ tướng Chris Hipkins lại mô tả hai nước có “một trong những quan hệ quan trọng nhất và rộng rãi nhất” trên thế giới, đồng thời nhấn mạnh trọng điểm của chuyến thăm lần này là hỗ trợ doanh nghiệp hai nước xây dựng lại và làm sâu sắc mối quan hệ, phù hợp với mục tiêu muốn thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc còn kêu gọi hai nước cần tiếp tục coi nhau là đối tác thay vì đối thủ, là cơ hội thay vì mối đe dọa, duy trì liên lạc và cùng giúp đỡ các quốc đảo Thái Bình Dương phát triển, nỗ lực tăng cường đối thoại, giảm bớt sự lo ngại của New Zealand đối với các hoạt động an ninh của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương.

Ngày 28/6, trong cuộc hội đàm với Chris Hipkins tại Đại lễ đường Nhân dân, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhấn mạnh, cánh cửa của Trung Quốc sẽ ngày càng mở rộng hơn, sẵn sàng chia sẽ những cơ hội mới từ sự phát triển của Trung Quốc cho New Zealand, khai thác tiềm năng các lĩnh vực kinh tế số, kinh tế xanh, công nghiệp sáng tạo… tạo động lực mới cho việc hợp tác trên các lĩnh vực mới nổi.

Sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Chris Hipkins cùng chứng kiến lễ ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác song phương như khoa học công nghệ, giáo dục, nông nghiệp.

Cùng ngày, Trung Quốc và New Zealand đã ra tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đồng ý tăng cường trao đổi cấp cao, làm sâu sắc hợp tác, tăng cường hiểu biết, kiểm soát khác biệt.

New Zealand hoan nghênh Trung Quốc gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cũng như tham gia các cuộc thảo luận chuyên sâu đang diễn ra của nhóm công tác Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế số (DEPA).

Hiện nay, New Zealand và Trung Quốc có lợi ích chung trong việc khắc phục nền kinh tế sa sút và Trung Quốc cũng muốn New Zealand sẽ không ngả hơn về khối quân sự phương Tây, nên có động lực gạt sự khác biệt sang một bên.

Tuy nhiên, cùng với căng thẳng địa chính trị Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không ngừng gia tăng, tiếng nói yêu cầu giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc ở New Zealand ngày càng mạnh, xu hướng hợp tác dựa trên nhu cầu thương mại của hai bên liệu có thể tiếp tục vượt qua trở ngại hay không vẫn cần phải quan sát thêm.

Báo New Zealand ca ngợi các kết quả về thương mại, nông nghiệp trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Jacinda Ardern

Báo New Zealand ca ngợi các kết quả về thương mại, nông nghiệp trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Jacinda Ardern

Ngày 16/11, tờ RNZ đã đưa tin về chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và nhấn mạnh trọng ...

Tổng thống Iran thăm Trung Quốc: Chuyến đi đúng thời điểm, vạn sự có hanh thông?

Tổng thống Iran thăm Trung Quốc: Chuyến đi đúng thời điểm, vạn sự có hanh thông?

Lựa chọn Trung Quốc cho chuyến công du nước ngoài hiếm hoi của mình, Tổng thống Iran mong muốn cùng Bắc Kinh tháo gỡ những ...

Australia-New Zealand nói về quan hệ với Trung Quốc

Australia-New Zealand nói về quan hệ với Trung Quốc

Ngày 7/2, Thủ tướng Australia Anthony Albanese và người đồng cấp New Zealand Chris Hipkins đã thảo luận về nhiều chủ đề cùng quan tâm, ...

Ấn Độ là đối tác chủ chốt của New Zealand ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ là đối tác chủ chốt của New Zealand ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ngoại trưởng New Zealand Nanaia Mahuta khẳng định điều đó trong cuộc gặp với người đồng cấp Ấn Độ S Jaishankar tại thủ đô New ...

New Zealand 'thẳng tay' với thuốc lá điện tử dùng 1 lần

New Zealand 'thẳng tay' với thuốc lá điện tử dùng 1 lần

Chính phủ New Zealand đang thực hiện các bước đi để giảm số lượng thanh niên hút thuốc lá điện tử.

(theo South China Morning Post)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lũ lụt miền Bắc: Nước sông Hồng dâng cao trên báo động II, nhiều khu vực ở Hà Nội mênh mông nước

Lũ lụt miền Bắc: Nước sông Hồng dâng cao trên báo động II, nhiều khu vực ở Hà Nội mênh mông nước

Ngày 10/9, mực nước sông Hồng lên nhanh, ở mức cao trong nhiều năm trở lại đây khiến nhiều khu vực ở Hà Nội bị ngập sâu, ảnh hưởng cuộc ...
Luật Đầu tư công sửa đổi: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư

Luật Đầu tư công sửa đổi: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư

Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi có 29 nội dung được điều chỉnh, quy định mới tập trung vào 5 nhóm chính sách.
Thế giới Arab nhóm họp các ngoại trưởng, ra nghị quyết tỏ rõ lập trường về xung đột Dải Gaza, sẽ tung chiêu nhằm vào Israel

Thế giới Arab nhóm họp các ngoại trưởng, ra nghị quyết tỏ rõ lập trường về xung đột Dải Gaza, sẽ tung chiêu nhằm vào Israel

Các ngoại trưởng AL bày tỏ đoàn kết với Palestine và kêu gọi Israel rút quân hoàn toàn khỏi Dải Gaza, gồm cả hành lang Philadelphi.
Cristiano Ronaldo tiết lộ nghiện 2 thứ, dự đoán Lamine Yamal có thể đoạt giải Quả bóng vàng

Cristiano Ronaldo tiết lộ nghiện 2 thứ, dự đoán Lamine Yamal có thể đoạt giải Quả bóng vàng

Trả lời phỏng vấn, Cristiano Ronaldo dự đoán Lamine Yamal có thể đoạt Quả bóng vàng trong tương lai, đồng thời thổ lộ nghiện bóng đá và ghi bàn.
Hà Nội: Gia cố những đoạn đê xung yếu ngăn lũ dữ; di dời người và tài sản đến nơi an toàn

Hà Nội: Gia cố những đoạn đê xung yếu ngăn lũ dữ; di dời người và tài sản đến nơi an toàn

Hiện nay, các địa phương ở TP. Hà Nội đang huy động tối đa lực lượng để ứng phó với thiên tai.
Hà Nội: Tạm ngừng cấp điện ở các điểm ngập để bảo đảm an toàn cho người dân

Hà Nội: Tạm ngừng cấp điện ở các điểm ngập để bảo đảm an toàn cho người dân

Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội tạm ngừng cấp điện để đảm bảo an toàn cho người dân và hệ thống lưới điện trong khu vực bị ...
Thế giới Arab nhóm họp các ngoại trưởng, ra nghị quyết tỏ rõ lập trường về xung đột Dải Gaza, sẽ tung chiêu nhằm vào Israel

Thế giới Arab nhóm họp các ngoại trưởng, ra nghị quyết tỏ rõ lập trường về xung đột Dải Gaza, sẽ tung chiêu nhằm vào Israel

Các ngoại trưởng AL bày tỏ đoàn kết với Palestine và kêu gọi Israel rút quân hoàn toàn khỏi Dải Gaza, gồm cả hành lang Philadelphi.
Có gì trong cuộc đối thoại chiến lược Anh-Mỹ tại London?

Có gì trong cuộc đối thoại chiến lược Anh-Mỹ tại London?

Mỹ và Anh đã nêu bật cam kết về cách tiếp cận thống nhất đối với Trung Quốc khi hai nước mở cuộc đối thoại chiến lược song phương mới tại London.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai đối thủ lần đầu giáp mặt, bà Harris công kích bằng từ 'bi kịch', ông Trump lảng tránh một câu hỏi về Ukraine và Palestine

Bầu cử Mỹ 2024: Hai đối thủ lần đầu giáp mặt, bà Harris công kích bằng từ 'bi kịch', ông Trump lảng tránh một câu hỏi về Ukraine và Palestine

Hai ứng viên trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là Phó Tổng thống Kamala Harris và ông Donald Trump đã có cuộc đối mặt đầu tiên.
Đại hội đồng LHQ khóa 79 chứng kiến 'thời khắc lịch sử' của Palestine: Được công nhận là quốc gia, trao quyền quan trọng

Đại hội đồng LHQ khóa 79 chứng kiến 'thời khắc lịch sử' của Palestine: Được công nhận là quốc gia, trao quyền quan trọng

Palestine đã có một ghế trong số các quốc gia thành viên tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng LHQ khóa 79.
Ukraine dọa 'hậu quả tàn khốc' trong quan hệ với Iran, HĐBA họp khẩn về tình hình xung đột

Ukraine dọa 'hậu quả tàn khốc' trong quan hệ với Iran, HĐBA họp khẩn về tình hình xung đột

Kiev xem xét tất cả các lựa chọn với Tehran, bao gồm cả lựa chọn cắt đứt quan hệ, nếu Nga sử dụng tên lửa đạn đạo của Iran ở Ukraine.
Thực hiện 44 chiến dịch, Thái Lan thu giữ lượng ma túy 'khủng'

Thực hiện 44 chiến dịch, Thái Lan thu giữ lượng ma túy 'khủng'

Các đơn vị chức năng Thái Lan đã bắt giữ 1.607 nghi phạm ma túy ở 6 tỉnh phía Bắc trong năm nay và thu giữ một khối lượng lớn chất gây nghiện này.
Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Ba Lan và Ukraine là cơ hội gửi đi những thông điệp lớn.
Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Paetongtarn Shinawatra, con gái cựu Thủ tướng Thaksin được chọn là Thủ tướng tiếp theo của xứ chùa vàng. Những khó khăn và bất ngờ nào đang chờ đón nữ Thủ tướng?
Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Chuyến thăm của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nỗ lực từ các bên nhằm tìm kiếm giải pháp cho hòa bình tại Dải Gaza.
Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Trong khoảng lặng trước bão tố, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực ngoại giao phút chót để ngăn chặn xung đột ở Trung Đông.
Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống thứ chín của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, cả về đối nội và đối ngoại.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định kết thúc chiến dịch tái tranh cử, tán thành nữ Phó Tổng thống vào 'đường đua'.
'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

'Vén màn' bí kíp truyền thông trong tranh cử ở Mỹ

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức và chất lượng truyền thông trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đã phát triển đáng kể...
Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Vụ Pháp bắt giữ Pavel Durov, người được coi là 'Zuckerberg Nga' với nhiều quốc tịch khác nhau hôm 24/8 đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận với nhiều bí ẩn...
Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các nước trên thế giới cấm vĩnh viễn hoạt động thử hạt nhân. Lời kêu gọi của ông khi nào sẽ thành hiện thực?
'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 khai mạc vào hôm nay, 26/8 tại Tonga, thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh sự cạnh tranh chiến lược.
Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng đối với mỗi quốc gia. Việc xác lập, quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ là mối quan tâm hàng đầu...
Những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc

Những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc

Tại Quảng Châu, Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và thanh niên Việt Nam yêu nước đã nhiệt tình cống hiến hết mình cho dòng nước cách mạng vĩ đại.
Phiên bản di động