Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ ba Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng

Chu Văn
Chiều 23/8, kết luận phiên họp lần thứ 3 của Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban yêu cầu xây dựng Báo cáo kinh tế-xã hội trình Bộ Chính trị, Trung ương xem xét cần nêu bật thời gian tới “lấy phát triển đột phá để ổn định và lấy ổn định để thúc đẩy quá trình đổi mới.”
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ ba Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ ba Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV. (Nguồn: VGP)

Tại phiên họp, các thành viên Tiểu ban đã rà soát các công việc, kết quả hoạt động của Tiểu ban; đồng thời tập trung góp ý đối với dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030, trước khi báo cáo Bộ Chính trị và trình Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII.

Trong đó, các thành viên Tiểu ban phân tích bối cảnh tình hình; đánh giá kết quả đạt được, nhất là các điểm nhấn của nhiệm kỳ; những khó khăn, hạn chế; nguyên nhân của cả kết quả và hạn chế; các bài học kinh nghiệm.

Đặc biệt, các đại biểu đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với bối cảnh tình hình mới, nhất là giải pháp mang tính đột phá để nước ta đạt mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tạo nền tảng để đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao…

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban hoan nghênh, đánh giá cao Tổ Biên tập đã chủ động, nỗ lực để xây dựng dự thảo Báo cáo, cơ bản đảm chất lượng, tiến độ; ghi nhận các kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sắc, toàn diện của các thành viên Tiểu ban; yêu cầu Thường trực Tổ Biên tập khẩn trương tiếp thu ý kiến đóng góp của Tiểu ban và tập trung hoàn thiện dự thảo Tờ trình, Báo cáo để gửi Văn phòng Trung ương.

Đối với dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030, Thủ tướng Chính phủ đánh giá, dự thảo Báo cáo đã bám sát Đề cương được Trung ương thông qua, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, các văn kiện của Đảng, đặc biệt là nhất quán với Báo cáo Chính trị về những tư tưởng, quan điểm lớn, nội dung trọng tâm.

Dự thảo Báo cáo mang tầm tư tưởng chỉ đạo lớn, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra; có cái nhìn toàn diện, khách quan, thẳng thắn, cầu thị, đổi mới sáng tạo, có đột phá, giải pháp mới đúng, trúng, khả thi, phù hợp với xu thế, dòng chảy của thời đại, phát huy tối đa nguồn lực đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước trong giai đoạn sắp tới.

Đặc biệt, Báo cáo đã phải bám sát và nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đây và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phiên họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện ngày 14/8/2024.

Theo Thủ tướng, dự thảo Báo cáo đã đánh giá được tình hình trong tổng thể, xu thế chung phát triển của đất nước cũng như dòng chảy thế giới; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu được những nét mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai và kết quả 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức mới vượt dự báo; xác định nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm; dự báo tình hình thời gian tới. Trên cơ sở đó đề ra các định hướng, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn tới.

Trong đó, dự thảo Báo cáo nêu được trong bối cảnh khó khăn phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, nước ta đã đạt được cơ bản những mục đề ra: ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; thúc đẩy tăng trưởng; đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài được kiểm soát…

Để hoàn thiện thêm dự thảo Báo cáo trình Bộ Chính trị và Trung ương, Thủ tướng Chính phủ lưu ý việc xây dựng Báo cáo cần phải phân tích kỹ hơn về bối cảnh, tình hình thế giới, khu vực, với những biến đổi nhanh, phức tạp, khó lường; ở trong nước nền kinh tế tiếp tục chịu “tác động kép” của những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài…

Nội dung đánh giá kết quả đạt được cần bổ sung các thông tin, số liệu để minh chứng rõ nét một số kết quả nổi bật, nhất là trong kiểm soát thành công Covid-19; nhanh chóng chuyển trạng thái, đưa các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại bình thường; đảm an sinh xã hội; lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm; thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với tổng nguồn lực gần 350 nghìn tỷ đồng; tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh...

Báo cáo phải nêu được kết quả xuất siêu liên tiếp, thuộc nhóm 20 nước có quy mô thương mại hàng đầu thế giới; bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt trong giới hạn cho phép; tiết kiệm được 680 nghìn tỷ đồng để thực hiện chính sách cải cách tiền lương; môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện; thu hút FDI tiếp tục là điểm sáng.

Nội dung cần nêu kết quả nổi bật trong việc lập và tổ chức thực hiện các quy hoạch; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành, lĩnh vực mới nổi như AI, chip bán dẫn...; kết quả thực hiện 3 đột phá chiến lược; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, triển khai Đề án 06… Đặc biệt, tập trung xử lý, tháo gỡ nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài; hoàn thành và đưa vào vận hành nhiều dự án điện lớn, quan trọng…

Cùng với đó, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, lao động, môi trường đạt nhiều thành tựu. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Công tác dân tộc, tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc được chú trọng.

Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Đối ngoại, hội nhập quốc tế được thúc đẩy mạnh mẽ, toàn diện, đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, ổn định, bền vững trên tất cả lĩnh vực; vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam được nâng cao…

Báo cáo thể hiện những kết quả nêu trên, góp phần vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta trong gần bốn thập kỷ đổi mới; nước ta từ làm theo đến tiến cùng và vượt lên so với các nước đang phát triển có cùng điều kiện, tham gia tích cực vào các xu hướng lớn trên thế giới; khẳng định sự đúng đắn của đường lối đổi mới, hội nhập và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Báo cáo phải đánh giá đúng về tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức để xác định nguyên nhân chủ yếu, đúc rút các bài học kinh nghiệm để phát triển bứt phá trong giai đoạn tới; yêu cầu tiếp tục làm rõ hơn, bổ sung, phát triển nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ ba Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp thứ ba Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV. (Nguồn: VGP)

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phân tích kỹ, thuyết phục về mục tiêu, cơ sở để đạt mục tiêu, các kịch bản, nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, thể hiện mục tiêu vừa có tính khả thi vừa có tính phấn đấu để tất cả cùng nỗ lực đạt được.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Báo cáo phải thể hiện được nội dung: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng; xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, công tác cán bộ là then chốt của then chốt, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên; xây dựng Chính phủ liêm chính, vì nhân dân phục vụ; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Quán triệt quan điểm “lấy phát triển đột phá để ổn định và lấy ổn định để thúc đẩy quá trình đổi mới,” Thủ tướng yêu cầu dự thảo Báo cáo cần nêu bật nhiệm vụ phải thực hiện đột phá mạnh mẽ hơn nữa về thể chế theo hướng thông thoáng, về hạ tầng theo hướng thông suốt, về quản trị quốc gia theo hướng thông minh.

Báo cáo cần đề xuất đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới; cơ chế phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí; xây dựng được các tập đoàn kinh tế dân tộc mạnh; phát triển văn hóa ngang tầm kinh tế, chính trị, xã hội; thực hiện chính sách an sinh xã hội bao trùm, toàn diện, tổng thể, hội nhập, bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau; đảm đảm quốc phòng-an ninh và thúc đẩy đối ngoại là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Giao Tổ Biên tập nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của các thành viên Tiểu ban, khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Báo cáo để gửi Văn phòng Trung ương theo đúng tiến độ đề ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, thời gian đến khi diễn ra Hội nghị Trung ương 10 còn rất ngắn, Tổ Biên cần tập phát huy hơn nữa tinh thần tích cực, chủ động; khẩn trương triển khai công việc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất, xây dựng báo cáo đạt chất lượng tốt nhất.

Báo cáo chính trị Đại hội XIV của Đảng phải là sản phẩm của tầm cao trí tuệ

Báo cáo chính trị Đại hội XIV của Đảng phải là sản phẩm của tầm cao trí tuệ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị sớm tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học để trao đổi, thảo luận ...

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng

Nhấn mạnh định hướng lớn đưa đất nước phát triển cất cánh trong những năm tiếp theo, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ...

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Ban Bí thư

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Ban Bí thư

Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp phiên thứ hai Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp phiên thứ hai Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu công tác nhân sự Đại hội Đảng phải làm khẩn trương, thận trọng, phải bảo ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục phát huy, hoàn thiện thêm một bước dự thảo báo cáo để phục vụ phiên họp ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Muốn giữ vững an ninh-trật tự, người dân phải có cuộc sống ấm no

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Muốn giữ vững an ninh-trật tự, người dân phải có cuộc sống ấm no

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cốt lõi của bảo vệ an ninh, trật tự là đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải ...
Ngày mai (26/2), Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Ngày mai (26/2), Quốc hội họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Ngày mai (26/8), Quốc hội khóa XV sẽ họp Kỳ họp bất thường lần thứ 8 để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của ...
Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 26/8/2024

Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 26/8/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Thuận theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/8/2024.
Chelsea hủy kèo vì Osimhen đòi mức lương 'khủng'

Chelsea hủy kèo vì Osimhen đòi mức lương 'khủng'

Nỗ lực chiêu mộ Victor Osimhen của Chelsea bất thành khi tiền đạo Napoli đòi mức lương 500.000 bảng/tuần.
Peru đăng quang Hoa hậu chuyển giới quốc tế 2024, Tường San giành Á hậu 2

Peru đăng quang Hoa hậu chuyển giới quốc tế 2024, Tường San giành Á hậu 2

Catalina Marsano - Hoa hậu chuyển giới quốc tế 2024 sở hữu vẻ đẹp sắc sảo, kỹ năng trình diễn ấn tượng và trả lời ứng xử trôi chảy, tự ...
Tổng thống Ukraine ký ban hành luật hỗ trợ quân sự, điều chỉnh tình trạng quân nhân chiến đấu tại Nga

Tổng thống Ukraine ký ban hành luật hỗ trợ quân sự, điều chỉnh tình trạng quân nhân chiến đấu tại Nga

Ngày 25/8, Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ký ban hành luật hỗ trợ quân nhân.
Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 sắp diễn ra tại Nuku'alofa, Tonga là cơ hội để khu vực tập trung giải quyết những thách thức đang nổi lên.
Xung đột Nga-Ukraine và dự báo về đột biến mang tính bước ngoặt

Xung đột Nga-Ukraine và dự báo về đột biến mang tính bước ngoặt

Những diễn biến mới khiến cho cục diện cuộc xung đột Nga-Ukraine trở nên khó đoán định hơn.
New Zealand vươn tầm ảnh hưởng khu vực

New Zealand vươn tầm ảnh hưởng khu vực

Chuyến công du của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đến Australia còn cho thấy tham vọng vươn tầm ảnh hưởng của Wellington trong khu vực.
Quan hệ Mỹ-Australia: Nâng tầm đồng minh

Quan hệ Mỹ-Australia: Nâng tầm đồng minh

Quan hệ Mỹ-Australia đang có bước chuyển sâu sắc sau Hội nghị tham vấn bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao lần thứ 34 vừa diễn ra tại Washington D.C.
Dấu ấn sâu đậm, ý nghĩa đặc biệt chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với hai nước và khu vực, thế giới

Dấu ấn sâu đậm, ý nghĩa đặc biệt chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với hai nước và khu vực, thế giới

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Ấn Độ đặc biệt cả về nội dung, hình thức, có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt với nhân dân hai nước và thế giới.
Hai vụ sát hại trong nửa ngày và nguy cơ đẩy Trung Đông đến bờ vực

Hai vụ sát hại trong nửa ngày và nguy cơ đẩy Trung Đông đến bờ vực

Hai vụ sát hại thủ lĩnh Hamas và Hezbollah dập tắt hy vọng về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza và có thể đẩy Trung Đông vào cuộc xung đột quy mô lớn hơn...
Đặc khu kinh tế Tam giác Vàng của Lào chống hoạt động lừa đảo qua mạng

Đặc khu kinh tế Tam giác Vàng của Lào chống hoạt động lừa đảo qua mạng

Báo Laophattana News Lào cho biết cá nhân, pháp nhân là người Lào, người nước ngoài ở Tam giác Vàng phải dừng ngay các hoạt động lừa đảo qua mạng.
Chuyên gia Trung Quốc: Mối liên kết lịch sử, hiện tại và tương lai qua chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyên gia Trung Quốc: Mối liên kết lịch sử, hiện tại và tương lai qua chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm được cho là dấu ấn quan trọng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc.
Điểm tin thế giới sáng 23/8: Hàn Quốc huấn luyện phòng thủ, tàu USS Abraham Lincoln tới Trung Đông, Nigeria tiêu diệt nghi can khủng bố

Điểm tin thế giới sáng 23/8: Hàn Quốc huấn luyện phòng thủ, tàu USS Abraham Lincoln tới Trung Đông, Nigeria tiêu diệt nghi can khủng bố

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/8.
Thủ tướng Ấn Độ thăm Ukraine: Nghệ thuật 'đi trên dây' và thử làm một việc khó

Thủ tướng Ấn Độ thăm Ukraine: Nghệ thuật 'đi trên dây' và thử làm một việc khó

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chuẩn bị có chuyến thăm chỉ vài giờ tới Ukraine nhưng chắc chắn sẽ làm được nhiều điều.
Thỏa thuận về Gaza: Càng đi càng không thấy 'ánh sáng cuối đường hầm', vì Hamas khó tính hay Mỹ thiên vị?

Thỏa thuận về Gaza: Càng đi càng không thấy 'ánh sáng cuối đường hầm', vì Hamas khó tính hay Mỹ thiên vị?

Thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza càng ngày càng khó đạt được bởi những tính toán lệch nhau của các bên.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Ngày 19/8, nhiều báo và trang tin Trung Quốc đã đưa tin, đánh giá cao các hoạt động trong chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Phiên bản di động