Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp Hoa Kỳ

Tiếp tục chuyến công tác tại Hoa Kỳ, trưa ngày 27/9 (giờ địa phương), tại New York, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư Việt-Mỹ, đồng thời đối thoại với các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

* Xem trực tiếp phát biểu của Thủ tướng tại đây.

Đúng 23h00, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có mặt tại khán phòng trong sự chào đón nồng nhiệt của các doanh nhân hàng đầu Hoa Kỳ. Cùng dự sự kiện này có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình; Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng; ông Vũ Quốc Cường, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ và nhiều quan khách.

Ông Lê Hoài Trung, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc giới thiệu lý do tổ chức buổi đối thoại:

Trong trao đổi với Ban tổ chức, các doanh nghiệp Hoa Kỳ bày tỏ sự đánh giá cao cuộc đối thoại mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dành cho doanh nghiệp ngày hôm nay, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam và cá nhân Thủ tướng với giới doanh nghiệp có vị trí đặc biệt trong xã hội Hoa Kỳ, trong quan hệ giữa hai nước và hiện đang có đóng góp ở Việt Nam. Các doanh nghiệp cũng được LHQ nhìn nhận có đóng góp quan trọng trong việc thực hiện phát triển bền vững sau năm 2015.

Đến dự cuộc đối thoại hôm nay có lãnh đạo của các doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực. Trong đó có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, một số đại diện của viện nghiên cứu có sự quan tâm đến Việt Nam.

Thay mặt Ban tổ chức, gồm phái đoàn Việt Nam tại Hoa Kỳ, cơ quan thường trực của Việt Nam tại LHQ, Liên minh Kinh tế Quốc tế, Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Hội đồng Thương mại Hoa Kỳ-ASEAN và với sự hỗ trợ hiệu quả của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Bộ Ngoại giao Việt Nam, xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng đã tới dự và đối thoại với các doanh nghiệp. Cuộc đối thoại được truyền trực tiếp trên mạng, được đưa lên nhiều mạng lớn ở Hoa Kỳ và ở Việt Nam.

Giám đốc Liên minh Kinh tế Quốc tế, đơn vị đồng tổ chức sự kiện, phát biểu:

Trước đây chúng tôi hợp tác rất chặt chẽ trong việc tăng cường quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga, sau đó chúng tôi nhận thức được rằng chúng tôi cần mở rộng quan hệ hợp tác với các nước đang phát triển. Sau đó chúng tôi đã được phép thành lập như một tổ chức phi lợi nhuận và hợp tác với nhiều nước trên thế giới, với nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chúng tôi rất vui mừng khi có những đối tác tốt như Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN. Chúng tôi cũng rất hy vọng rằng sự hợp tác chung của chúng tôi cũng thể hiện rất rõ sự phấn khích cũng như mong muốn của các nhà đầu tư Hoa Kỳ được đầu tư vào Việt Nam. Và ngày hôm nay các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp Hoa Kỳ rất mong muốn được nghe ý kiến của Thủ tướng. Tôi thấy là Thủ tướng Việt Nam cũng rất mong muốn được lắng nghe những ý kiến của đại diện cộng đồng kinh doanh của Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, chúng ta đã có cơ hội được lắng nghe những kết quả từ những công trình của Đại học Harvard về kinh tế Việt Nam, cũng cho phép quý vị có thể chia sẻ những ý kiến của mình với Thủ tướng Việt Nam đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như chính sách mở cửa của Chính phủ Việt Nam và những cơ hội mà Chính phủ Việt Nam đem lại cho các nhà đầu tư.

Ông Alex, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-Việt Nam có bài phát biểu trước khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu:

Như quý vị đã biết Thủ tướng Việt Nam là người bạn đáng tin cậy của Hoa Kỳ. Sự kiện ngày hôm nay đã cho thấy niềm tin tưởng của cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ đối với Việt Nam cũng như việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà Thủ tướng là người đã có rất nhiều đóng góp cá nhân. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế, giảm lạm phát. Trước đây chúng ta thấy các doanh nghiệp Hoa Kỳ kỳ vọng rất nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế của ASEAN và các doanh nghiệp Hoa Kỳ rất mong muốn ASEAN ngày càng phát triển mạnh hơn nữa. Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN trong thời gian vừa qua đã có nhiều hoạt động để thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Hoa Kỳ. Hiện nay chúng tôi có số lượng thành viên rất lớn. Chúng tôi có quan hệ với rất nhiều nước ASEAN, chúng tôi cũng mong muốn sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa vào thị trường ASEAN, một thị trường rất rộng lớn. Chúng tôi cũng rất mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh doanh giữa Việt Nam-Hoa Kỳ. Chúng tôi mong muốn trong thời gian tới, sự có mặt của các doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ được thúc đẩy hơn nữa ở Việt Nam và ở các nước khác trong khu vực.

Hiện nay, chúng tôi nhận thấy nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đang mở rộng hoạt động tại ASEAN và tận dụng cơ hội kinh doanh, đầu tư trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN được thành lập từ những năm 1960, chúng tôi rất mong muốn ASEAN sẽ thành lập được Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Chúng tôi rất mong muốn trong thời gian tới, các nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa trong thị trường ASEAN với thị trường mở, chi phí kinh doanh giảm dần và tăng nhiều cơ hội hơn nữa cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Tôi chúc mừng Chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Việt Nam bởi những nỗ lực của Việt Nam trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô cũng như ứng phó với quá trình suy giảm kinh tế toàn cầu. Có thể nói việc tái cơ cấu hiện nay trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam đang đi đúng hướng để tạo dựng môi trường đầu tư và kinh doanh lành mạnh hơn cho lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Chúng tôi cũng khuyến khích Chính phủ Việt Nam tiến hành cải cách nhiều hơn nữa. Ví dụ như đơn giản hóa thủ tục, các quy trình cũng như hạn chế đầu tư, để có thể mở rộng đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài trên khắp Việt Nam và cho phép nhiều người Mỹ, nhiều doanh nghiệp Mỹ đóng góp vào quá trình tăng trưởng của Việt Nam.

Hiện nay, mặc dù tình hình kinh tế toàn cầu đang rất ảm đạm, tuy nhiên chúng ta thấy rằng quan hệ kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ đã tăng trưởng rất mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Vào năm ngoái, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam-Hoa Kỳ đã đạt 22 tỷ USD. Mặc dù Hoa Kỳ đang bị thâm hụt trong kim ngạch thương mại giữa Việt Nam-Hoa Kỳ và bị nhập siêu, nhưng chúng tôi rất mong muốn được tăng thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực như: Hàng không, công nghệ thông tin, công nghiệp, y tế v.v… Chúng tôi mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư trong các lĩnh vực để có thể thu hút đầu tư nước ngoài hơn nữa. Chúng tôi nghĩ rằng lĩnh vực năng lượng là lĩnh vực rất quan trọng. Chúng tôi rất mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ có nhiều biện pháp để các nhà đầu tư cảm thấy thoải mái hơn, thuận lợi hơn khi đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, chúng tôi rất mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở bởi đây là một lĩnh vực mang lại rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi cũng rất mong muốn Chính phủ Việt Nam có nhiều khuyến khích cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, các công ty công nghệ của chúng tôi cũng nhận thấy có rất nhiều cơ hội ở Việt Nam. Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng trong con mắt của các nhà kinh doanh Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng, cộng đồng kinh doanh còn nhiều băn khoăn về những quy định không có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ rà soát lại những quy định đó. Ngoài ra, Hội đồng Kinh doanh ASEAN-Hoa Kỳ và Hội đồng Thương mại Hoa Kỳ cùng các tổ chức khác cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với nhau cũng như hợp tác với Việt Nam để giải quyết vấn đề. Chúng tôi rất mong muốn sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam hơn nữa để thúc đẩy quá trình kinh tế ở Việt Nam và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam.

Hội đồng Kinh doanh ASEAN-Hoa Kỳ đánh giá rất cao sự ủng hộ mạnh mẽ mà Chính phủ Việt Nam đã dành cho chúng tôi và cho các nhà kinh doanh Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua. Chúng tôi cũng đánh giá rất cả sự ủng hộ của ngài Thủ tướng trong việc tăng cường đầu tư kinh doanh giữa Việt Nam-Hoa Kỳ. Có thể nói các thành viên của Hội đồng kinh doanh ASEAN-Hoa Kỳ đã có mặt tại Việt Nam từ rất lâu rồi và họ tiếp tục gửi tới những thông điệp rất mạnh mẽ là họ sẽ tiếp tục đầu tư kinh doanh lâu dài ở Việt Nam. Và họ rất mong muốn sẽ hỗ trợ cho Việt Nam để Việt Nam tham gia thành công vào TPP, để Việt Nam có thể mở rộng thị trường hơn nữa và trở thành điểm đến để đầu tư và thương mại. Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam tham gia vào TPP. Chúng tôi cho rằng TPP sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Việt Nam. Hy vọng TPP sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp của Việt Nam phát triển. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng đang rất háo hức sẽ có những kế hoạch mở rộng kinh doanh và đầu tư ở Việt Nam khi TPP được hoàn tất.

Chúng tôi thấy rằng hiện nay Đông Nam Á đang đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của thế giới trong thế kỷ 21. Việt Nam đang nằm ở trung tâm của Đông Nam Á. Chúng tôi cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, với các nước ASEAN để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại của chúng ta. Chúng tôi cũng rất mong muốn sớm gặp quý vị ở Hà Nội năm nay và trong nhiều năm nữa. Chúng tôi cũng mong muốn trở thành đối tác của quý vị.

Đại diện của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ phát biểu:

Cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ rất mong mỏi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng. Hiện nay, chúng tôi thấy những công ty của Hoa Kỳ đã nhận thức rất rõ những tiềm năng của Việt Nam. Chúng tôi có rất nhiều thành viên, trong đó có 75 giám đốc điều hành của các công ty đang có hoạt động ở ASEAN cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, các vấn đề như tham nhũng, thiếu minh bạch vẫn còn, mặc dù những vấn đề đó không phải chỉ có ở Việt Nam. Nếu những vấn đề đó được giải quyết thì Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn hơn với các nguồn vốn của nước ngoài. Chúng tôi tin rằng Hiệp định TPP sẽ mở đường để chúng ta có thể ứng phó được với những thách thức hiện hữu. Chúng tôi mong muốn sẽ được hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi mong muốn Chính phủ Việt Nam cũng như các Chính phủ thành viên TPP có thể cải thiện hơn nữa những quy định của mình để có thể hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu. Chúng tôi đánh giá rất cao hoài bão từ phía Việt Nam, cũng như mục tiêu rất cao của Việt Nam trong việc hợp tác với các nước để hoàn thiện hợp tác TPP.

Phát biểu tại buổi đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết:

Tôi cảm ơn ý kiến phát biểu của Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN, đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ. Hai ý kiến phát biểu vắn tắt nhưng rất hay và đầy đủ để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước chúng ta và đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Đây cũng là điều mong muốn của Chính phủ Việt Nam, mong muốn tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với Hoa Kỳ, trong đó đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Với tinh thần chúng ta cùng hợp tác, cùng hỗ trợ cho nhau để cùng có lợi, cùng phát triển. Với mục tiêu này, chúng ta đã đi được một chặng đường dài rất thành công. Trong dịp này, trước hết tôi xin vắn tắt thông báo với các bạn về Việt Nam chúng tôi.

Việt Nam là một quốc gia đất chật, người đông. Đến nay chúng tôi đã có 90 triệu người, trên diện tích 330.000 km2. Chúng tôi cũng vui mừng thông báo rằng: Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Liên tục 27 năm qua, tính từ năm 1986 đến nay, kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, bình quân tăng trưởng GDP 7%/năm. Riêng giai đoạn 2001-2010, kinh tế Việt Nam tăng trưởng GDP 7,2%/năm.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động rất nặng nề vào nền kinh tế Việt Nam, nhưng trong 3 năm qua (2011-2013), tăng trưởng kinh tế bình quân của chúng tôi vẫn đạt 5,6%/năm. Kinh tế vĩ mô Việt Nam ổn định, chúng tôi đã kiểm soát lạm phát thành công. Tỷ lệ Việt Nam đồng ổn định, thị trường được kiểm soát phù hợp với tình hình lạm phát. Cũng xin thông báo với các bạn, xuất khẩu của Việt Nam 3 năm qua tăng bình quân 21%/năm. Riêng đối với Hoa Kỳ, từ khi chúng ta có BTA đến nay, thương mại 2 chiều tăng 16 lần, xuất khẩu thương mại 2 chiều theo các bạn nói là 22 tỷ USD năm 2012, nhưng theo số liệu của chúng tôi là 25 tỷ USD. Riêng 7 tháng đầu năm của 2013 này đã đạt con số là 17 tỷ USD, dự kiến cả năm 2013 là 30 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2012. Đầu tư của Hoa Kỳ đã đứng hàng thứ 7 trong 100 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp ở Việt Nam. Đó là đầu tư trực tiếp, chưa kể những doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vòng qua Singapore. Chúng tôi tin rằng trong tương lai không xa, Hoa Kỳ sẽ là nhà đầu tư số 1 ở Việt Nam.

An sinh xã hội của Việt Nam đã được thực hiện tốt. Tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%, mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,7-2%. Chính trị xã hội ở Việt Nam rất ổn định. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó chúng tôi tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng, đầu tư công để hoạt động hiệu quả hơn, phù hợp hơn dưới thể chế kinh tế thị trường và các thông lệ quốc tế.

Để thực hiện những mục tiêu đó Việt Nam đang thực hiện 4 chính sách trụ cột sau đây. Chúng tôi gọi là 4 khâu đột phá.

Thứ nhất, chúng tôi đang đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế thị trường để hội nhập đầy đủ hơn nữa, sâu rộng hơn nữa với nền kinh tế thế giới. Cụ thể là chúng tôi đang đàm phán để gia nhập 6 Hiệp định Thương mại tự do. Đáng chú ý là chúng tôi đang đàm phán và có đóng góp tích cực trong tiến triển TPP. Tuy rằng Việt Nam là nước có trình độ phát triển thấp nhất trong 12 nước đang tham gia đàm phán. Tuy nhiên, trong phiên đàm phán thứ 18, 19 vừa rồi, Việt Nam là nước đóng góp tích cực nhất. Bà Bộ trưởng Thương mại, ông Đại diện Thương mại Hoa Kỳ hay ông John Kerry vừa rồi gặp tôi cũng đã thừa nhận những đóng góp này của Việt Nam. Và Việt Nam không chỉ đàm phán cho mình với Hoa Kỳ mà sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ để thúc đẩy đàm phán TPP có thể kết thúc sớm nhất. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang đàm phán Hiệp định Thương mại với EU, với Liên minh Thuế quan của Nga-Belarus-Kazakhstan và một số hiệp định khác. Tôi muốn nói điều đó là Việt Nam đang cải cách thể chế một cách mạnh mẽ, cải cách hành chính mạnh mẽ để phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Đây là điều kiện hết sức quyết định để tạo thuận lợi cho tất cả các bạn đầu tư vào Việt Nam, đầu tư thương mại, kinh doanh ở Việt Nam một cách công khai, minh bạch, rõ ràng, theo mặt bằng chuẩn mực quốc tế. Chúng tôi cho rằng đây là một trụ cột chính sách, một khâu đột phá hết sức quan trọng của Việt Nam. Tôi rất mong các bạn có mặt tại đây, các doanh nghiệp Hoa Kỳ, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ, Hội đồng Kinh doanh ASEAN-Hoa Kỳ ủng hộ chúng tôi. Nhưng trong đó có một điều tôi xin nhắc lại là Việt Nam tham gia đàm phán TPP trong điều kiện là Việt Nam có trình độ phát triển thấp nhất trong 12 thành viên. Điều này, khi Tổng thống Obama gặp tôi và một số nhà lãnh đạo của ASEAN có tham gia đàm phán TPP thì Tổng thống Obama có nói rằng Hoa Kỳ hiểu Việt Nam, sẵn sàng dành sự đối xử khác biệt, linh hoạt đối với Việt Nam. Và trên thực tế Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ cũng thực hiện đàm phán với Việt Nam trên tinh thần chủ trương ý kiến của Tổng thống Obama và từ đó đã đạt được những tiến bộ thiết thực. Hôm qua (26/9) tôi có nói với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ là khó khăn đàm phán với Hoa Kỳ không phải còn ở Việt Nam mà ở các nước khác.

Trụ cột thứ hai, khâu đàm phán thứ hai là chúng tôi đang tập trung sức, đang tập trung nguồn lực của Nhà nước, đặc biệt là huy động ngoài Nhà nước, của tư nhân trong nước, của các nhà đầu tư nước ngoài, để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội bao gồm cả giao thông, các hình thức hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác để tạo thuận lợi, tạo điều kiện cho đầu tư kinh tế, thương mại không chỉ cho trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có giao thông, có năng lượng, có viễn thông, có y tế, có giáo dục. Tôi kêu gọi các bạn, các nhà doanh nghiệp Hoa Kỳ tham gia vào các lĩnh vực đầu tư này giống như GE, một tập đoàn đầu tư và dự án Nhiệt điệt Mông Dương của chúng tôi.

Khâu thứ ba, chính sách trụ cột thứ ba là chúng tôi đang tập trung sức cả trong nước và sự trợ giúp của nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, thích ứng với kinh tế thị trường để đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển thì Hoa Kỳ cũng là một nơi chúng tôi gửi rất nhiều học sinh, sinh viên đến học tập, tại Hoa Kỳ đang có hơn 16.000 người học tập.

Chúng tôi đang tập trung chỉ đạo có hiệu quả tái cơ cấu đầu tư công. Và chúng tôi cũng mở cửa cho thị trường đầu tư công cho các doanh nghiệp, kể cả bên ngoài, tham gia. Mà thông qua Hiệp định TPP sẽ mở cửa thị trường này.

Khâu cuối cùng, khâu mà chúng tôi cho rằng cũng rất có ý nghĩa quyết định là chúng tôi đang tăng cường, đang thực hiện rất có kết quả, nâng cao năng lực quản trị của Nhà nước, của hệ thống hành chính phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, phù hợp với hội nhập quốc tế của Việt Nam. Thực sự Việt Nam là một thành viên tích cực, một thành viên xây dựng, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Tôi rất mong là các bạn ủng hộ cải cách của Việt Nam, cũng là tạo ra môi trường thuận lợi để hoan ngênh tất cả các bạn đầu tư thương mại thành công ở Việt Nam.

Còn riêng Việt Nam với Hoa Kỳ, thì mới đây, Chủ tịch nước chúng tôi sang thăm chính thức Hoa Kỳ (tháng 7/2013) đã cùng với Tổng thống Obama tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên mức đối tác, hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác, bổ trợ cho nhau để cùng có lợi, cùng phát triển, cùng thắng, vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác, thịnh vượng chung của hai nước cũng như trên thế giới. Tôi hy vọng rằng với quyết định nâng cấp quan hệ này, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước chúng ta và gắn liền với việc kết thúc đàm phán TPP, quan hệ kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ có một bước phát triển đột phá, lên một tầm cao mới, một kết quả mới. Và Hoa Kỳ sẽ là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, sẽ là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam.

Xin cám ơn các bạn, tôi sẵn sàng trao đổi ý kiến tiếp với các bạn. tôi xin nói thêm một câu nữa là lĩnh vực mà các bạn nêu như ICT, năng lượng, hàng không hay tài chính-ngân hàng là những lĩnh vực chúng tôi rất khuyến khích các bạn đầu tư vào Việt Nam và đang triển khai những dự án rất lớn, ví dụ như GE, và tôi dự kiến sẽ chứng kiến tại đây lễ ký giữa Vietnam Airlines và GE một gói mua động cơ rất lớn nhưng theo ý kiến của Nhà Trắng là dành để tôi và Tổng thống Obama chứng kiến tại Brunei sắp tới. Hoặc là thỏa thuận bước đầu về hợp tác mua máy bay Boeing 737 giữa Vietjet Air với Boeing cũng rất lớn, hay là những lĩnh vực khác mà các bạn nêu nhưng tôi không có điều kiện nêu hết ở đây nhưng là những dự án rất lớn, rất quan trọng mà qua đó cán cân thương mại giữa hai bên sẽ tăng lên nhưng xuất siêu của Việt Nam sẽ giảm đi.

Nhân đây tôi cũng chân thành đề nghị các bạn ủng hộ, khuyên Chính phủ Hoa Kỳ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ không nên phân biệt đối xử với hàng hóa Việt Nam. Bây giờ đặt ra nhiều vụ kiện trợ cấp, phá giá đối với 12 mặt hàng của Việt Nam đều là những mặt hàng nông sản có giá trị rất nhỏ đối với Hoa Kỳ nhưng nó liên quan đến hàng triệu triệu người dân nghèo của Việt Nam. Vừa rồi, các bạn quyết định không chấp nhận thuế trợ cấp phá giá tôm Việt Nam là một quyết định hết sức khách quan, đúng đắn. Bây giờ cá tra cũng tương tự như tôm nhưng đối xử rất không công bằng, rất không khách quan đối với Việt Nam. Tôi xin nhấn mạnh rằng giá trị hàng hóa đó không lớn đối với Hoa Kỳ nhưng rất lớn đối với Việt Nam vì hàng triệu triệu người lao động nghèo Việt Nam gắn với sinh sống đó. Tôi rất mong các bạn, những nhà doanh nghiệp có trách nhiệm, ủng hộ chúng tôi với một đòi hỏi rất chính đáng này.

Sau khi có bài phát biểu quan trọng, Thủ tướng đã đối thoại với hơn 50 doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực của Hoa Kỳ, như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, công nghiệp, xuất nhập khẩu, dệt may, xây dựng cơ sở hạ tầng, hàng tiêu dùng...

Buổi đối thoại là dịp để giới thiệu về các chủ trương, chính sách của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Giáo sư Kris, đồng tác giả của bản nghiên cứu về kinh tế Việt Nam của Trường Harvard,:

Cách đây một vài năm, chúng tôi vui mừng được hợp tác với Chính phủ Việt Nam tiến hành nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Tôi nghĩ rằng, giới học giả có bất lợi rất lớn là không làm ra tiền. Chính vì vậy hôm nay chúng tôi rất vui mừng vì sự có mặt của các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư Hoa Kỳ ở đây để lắng nghe ý kiến của tất cả quý vị.

Tôi nghĩ chúng ta sẽ tổ chức phiên đối thoại này theo chủ đề. Đại biểu các doanh nghiệp có thể nêu những chủ đề cụ thể. Thủ tướng Việt Nam cũng đã nói về chủ đề tái cơ cấu khu vực kinh tế Nhà nước; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng… Thủ tướng cũng nêu nhiều vấn đề khác và tôi biết là các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh có rất nhiều câu hỏi muốn nêu với ngài Thủ tướng về hàng loạt lĩnh vực hợp tác kinh tế giữa hai nước chúng ta như: Về năng lượng, về hàng không… Nên tôi đề nghị chúng ta sẽ thảo luận theo chủ đề. Tôi đề nghị quý vị có câu hỏi thì giơ tay, giới thiệu về bản thân mình và nêu câu hỏi thật vắn tắt.

Chúng tôi đã nghe Thủ tướng nói về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trước đây rất là cao nhưng hiện nay không được ở mức cao lắm. Việt Nam hiện đang cố gắng bình ổn kinh tế vĩ mô. Chúng tôi thấy rằng những gì Việt Nam đang làm là rất tốt, nhưng có lẽ những câu hỏi đầu tiên sẽ liên quan đến tình hình kinh tế Việt Nam và kế hoạch của Chính phủ Việt Nam về ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Xin mời quý vị.

Ông Struckent, đồng chủ tịch một công ty tài chính có hợp tác với Quỹ châu Á: Đầu năm nay (chúng tôi) có đầu tư vào dự án liên doanh với Tập đoàn Vingroup. Dự án này bao gồm việc hoàn tất khu Royal City ở Hà Nội, cũng như trong lĩnh vực bất động sản. Câu hỏi của tôi là Chính phủ Việt Nam có kế hoạch cụ thể gì để kích cầu bất động sản ở trong nước?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tôi đã gặp các bạn ở Hà Nội. Tôi hoan nghênh đầu tư của các bạn vào Vingroup. Đầu tư đầu tiên của tập đoàn nước ngoài vào tập đoàn tư nhân ở Việt Nam hoạt động rất thành công trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng, thị trường bất động sản Việt Nam đang gặp khó khăn.

Chúng tôi ra một loạt giải pháp làm ấm dần, phục hồi dần thị trường bất động sản, như: Quy hoạch lại, phân khúc lại thị trường; cải cách thủ tục hành chính; mở rộng phạm vi tín dụng cho người mua bất động sản; cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bất động sản… Đây là những giải pháp đồng bộ, tuy không có gì mới vì những giải pháp này giống nhiều nước như Nhật, Mỹ và một số nước đã làm, nhưng chúng tôi gắn kết với các giải pháp đặc thù của Việt Nam, tôi tin rằng thời gian tới thị trường sẽ ấm lên và 20% của 200 triệu đầu tư của ngài vào Việt Nam sẽ thành công.

Đại diện Tập đoàn Catina: Gần đây WB có báo cáo rằng cải cách các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với quá trình thúc đẩy tăng trưởng ở Việt Nam, Thủ tướng có thể thông báo qua cho chúng tôi biết về tình hình này, cũng như là những khó khăn và thách thức mà Việt Nam đang vấp phải trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Cảm ơn câu hỏi của bạn. Tôi xin trình bày vắn tắt thế này, năm 2001 chúng tôi có 12.000 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Đến nay, chúng tôi còn 1.300 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Số giảm trước đó chúng tôi đã thực hiện cổ phần hóa, tư nhân hóa toàn bộ. 1.300 doanh nghiệp còn lại nằm trong 100 tập đoàn và tổng công ty Nhà nước. Chúng tôi chủ trương đến năm 2020 sẽ cổ phần hóa toàn bộ các tập đoàn, tổng công ty này. Trong đó có cả các ngân hàng vốn Nhà nước Việt Nam. Có ông Tổng Giám đốc Hàng không Quốc gia Việt Nam đây, cũng đã lập xong kế hoạch cổ phần hóa và đang kêu gọi cổ đông chiến lược, mời các bạn tham gia; dầu khí, viễn thông, ngân hàng… chúng tôi đã lên kế hoạch, tìm nhà đầu tư chiến lược hợp tác để đa sở hữu doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động theo cơ chế thị trường, minh bạch cạnh tranh… Chúng tôi đã đi được một chặng đường dài, chắc chắn rằng sẽ đạt mục tiêu đề ra. Tôi rất mong các bạn, hoan nghênh các bạn tham gia cùng chúng tôi. Cảm ơn.

Đồng chủ tịch một quỹ đầu tư tài chính vào Việt Nam: Một số quý vị đã nêu nhiều vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động trong thị trường vốn rất quan tâm như: Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp Nhà nước. Quay trở lại năm 2007 chỉ số cạnh tranh của Việt Nam rất là cao, hiện nay không cao như vậy. Chính phủ có chính sách gì để khuyến khích các nhà đầu tư mang vốn trở lại Việt Nam, và Chính phủ sẽ làm gì để thay đổi mức trần, giới hạn vốn của doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường vốn và tài chính của Việt Nam?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Cảm ơn câu hỏi của bạn, tôi có 2 ý sau. Khủng hoảng tài chính tác động vào Việt Nam. Kinh tế Việt Nam không tăng trưởng cao như 10 năm trước là 7,2%. Trong 3 năm qua, chúng tôi đã chủ động kiểm soát tăng trưởng chậm lại để ưu tiên ổn định vĩ mô. Nhưng 3 năm qua, tốc độ tăng GDP bình quân 2011-2013 vẫn đạt khoảng 5,6% một năm.

Nợ xấu ngân hàng của Việt Nam, đánh giá của IFM và WB theo chuẩn quốc tế, trong phiên thảo luận với chiều qua nợ xấu của ngân hàng Việt Nam là 7%. Tuy nhiên, quan trọng là Việt Nam đã kiểm soát được nợ xấu không tăng lên. Mục tiêu chúng tôi đặt ra với nhiều giải pháp thích hợp đến cuối 2015 con số này sẽ dưới 3%. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cam kết trước Quốc hội, nhân dân. Chúng tôi tin là sẽ làm được.

Chúng tôi cũng đã mở cửa thị trường khuyến khích nhà đầu tư tài chính ngân hàng nước ngoài vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn. Hiện nay đầu tư FII vào thị trường tài chính khá tốt. Theo Ủy ban Chứng khoán Quốc gia, tổng số đầu tư vào thị trường này gần 8 tỷ USD.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và hãng Metlife (Mỹ) vừa ký hợp tác đầu tư phát triển lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam. Chúng tôi cũng vừa cấp phép cho Ngân hàng BNP Paribas (Pháp) vào Việt Nam. Hiện có hơn 40 ngân hàng nước ngoài, hoặc chi nhánh của ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Chúng tôi đang có lộ trình tăng tỷ trọng cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hiện nhà đầu tư nước ngoài được nắm tối đa 30% tại các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cũng đang trình phương án nới room, theo hướng thích hợp với điều kiện cụ thể của từng ngân hàng.

Chắc chắn, chúng tôi cam kết mở thị trường tài chính không thua kém bất kỳ nước nào trong khu vực. Mời các bạn tham gia thị trường tài chính, tiền tệ của Việt Nam

Cảm ơn các bạn!

Theo Chinhphu.vn

Xem nhiều

Đọc thêm

Sắp rời nhiệm sở, Tổng thống Mỹ Biden muốn làm điều này với Nga, EU cũng muốn thế

Sắp rời nhiệm sở, Tổng thống Mỹ Biden muốn làm điều này với Nga, EU cũng muốn thế

Mỹ cân nhắc áp lệnh trừng phạt mới, mạnh tay hơn lên hoạt động buôn bán, nhất là xuất khẩu dầu Nga.
Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về thông tin đối ngoại và kỹ năng truyền thông trong kỷ nguyên mới

Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về thông tin đối ngoại và kỹ năng truyền thông trong kỷ nguyên mới

Từ 11-12/12, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Australia tổ chức 'Khóa bồi dưỡng nâng cao kiến thức về thông tin đối ngoại và kỹ năng truyền thông'.
Pax Thiên rời trường quay Paris cùng mẹ Angelina Jolie

Pax Thiên rời trường quay Paris cùng mẹ Angelina Jolie

Ngày 10/12, con trai nuôi người Việt Nam Pax Thiên xuất hiện cùng diễn viên Angelina Jolie ở trường quay bộ phim mới nhất của cô tại thủ đô Pháp.
VIFTA mở chương mới trong đầu tư giữa Việt Nam với 'siêu cường' công nghệ nông nghiệp

VIFTA mở chương mới trong đầu tư giữa Việt Nam với 'siêu cường' công nghệ nông nghiệp

Chiều nay (11/12), chương trình giới thiệu Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Israel (VIFTA) đã diễn ra tại Hà Nội.
Hàn Quốc: Quốc hội sẽ điều tra về lệnh thiết quân luật, Tổng thống Yoon Suk Yeol khó thoát luận tội?

Hàn Quốc: Quốc hội sẽ điều tra về lệnh thiết quân luật, Tổng thống Yoon Suk Yeol khó thoát luận tội?

Hàn Quốc sẽ tiến hành một cuộc điều tra của quốc hội về lệnh thiết quân luật ngắn ngủi của Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố hồi tuần trước.
Israel phát hiện quần thể tâm linh thời tiền sử niên đại 35.000 năm

Israel phát hiện quần thể tâm linh thời tiền sử niên đại 35.000 năm

Các nhà khảo cổ học Israel phát hiện một quần thể tâm linh thời tiền sử, niên đại 35.000 năm tại hang Manot, vùng Galilee, miền Tây nước này.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah:  Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah: Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là 'tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực.
Phiên bản di động