Thủ tướng sắp nhậm chức của Đức Olaf Scholz. |
Tại cuộc họp báo sau khi liên minh cầm quyền gồm ba đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP) ký thỏa thuận thành lập chính phủ, ông Scholz cho biết, ông cùng nội các mới sẽ đặt châu Âu làm vấn đề trọng tâm trong chính sách đối ngoại.
Theo đó, việc tăng cường sức mạnh của Liên minh châu Âu (EU) trên trường quốc tế, với Đức là một phần quan trọng trong tiến trình này, là ưu tiên hàng đầu.
Ông Scholz cho hay, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách Thủ tướng Đức, ông sẽ tôn trọng truyền thống của các chính phủ tiền nhiệm, đến Paris (Pháp) trước khi tới Brussels (Bỉ) để gặp gỡ các nhà lãnh đạo EU.
Thủ tướng Đức tương lai khẳng định: "Chính sách đối ngoại của Đức là chính sách kế thừa". Trong các chính phủ tiền nhiệm, Thủ tướng Angela Merkel hay Gerhard Schröder, Helmut Kohl và Helmut Schmidt đều chọn Pháp là điểm đến đầu tiên sau khi trở thành Thủ tướng.
Hòa giải và hữu nghị Pháp-Đức sau hai cuộc chiến tranh thế giới đã trở thành vấn đề cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Đức và châu Âu.
Liên quan vấn đề người di cư, người kế nhiệm bà Merkel cam kết hỗ trợ Ba Lan để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay tại khu vực biên giới giữa Ba Lan với Belarus.
Về căng thẳng biên giới Nga-Ukraine, ông Scholz khẳng định, các biện pháp giảm leo thang được đưa ra sau Chiến tranh Lạnh phải được tuân thủ.
Nói về mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, lãnh đạo sắp tới của Đức tuyên bố, sau EU, việc tăng cường các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và hợp tác với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ là ưu tiên thứ hai trong chính sách đối ngoại của Berlin.
Nhiều khả năng một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể diễn ra ngay sau khi ông Scholz chính thức nhậm chức.
Khi được hỏi chính sách của Đức với Trung Quốc, ông Scholz ít đề cập trực tiếp tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thay vào đó, Chủ tịch đảng SPD khẳng định, hợp tác với EU và Mỹ sẽ là những ưu tiên trước mắt.
Ông Scholz cũng tránh trả lời câu hỏi liên quan việc Berlin có tẩy chay Thế vận hội Mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh hay không.
Trước đó, Mỹ, Australia và New Zealand đều thông báo sẽ không cử quan chức ngoại giao tới sự kiện này.
| Tổng thống Mỹ gọi cho đồng minh châu Âu sau thượng đỉnh Nga-Mỹ, nhắc nhau 'cảnh giác' và 'đối thoại' Ngày 7/12, sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ... |
| Tin thế giới 7/12: Mỹ chính thức khai màn tẩy chay Thế vận hội; lý do Nga nói về 'sự cuồng loạn' trước Thượng đỉnh; Venezuela đón tin vui Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc liên quan việc tẩy chay Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022, quan hệ Nga-Mỹ và những đồn đoán trước ... |