Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giáo viên phải là người truyền cảm hứng, tôn trọng sự khác biệt, năng khiếu của mỗi học sinh

Nguyệt Anh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, nhà trường làm nền tảng, thầy cô giáo làm động lực. Giáo viên phải là người truyền cảm hứng, lòng yêu nước; chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng sự đa dạng, phát huy cao nhất sở trường, năng khiếu của mỗi học sinh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính:
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, mỗi giáo viên phải xem nhiệm vụ giáo dục là cao cả. (Nguồn: MOET)

Sáng nay (19/11), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương, các cơ sở giáo dục và 400 nhà giáo xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn từ hơn 1,6 triệu nhà giáo trong cả nước đã dự lễ.

Tri ân những cống hiến thầm lặng, bền bỉ của giáo viên cả nước

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài là những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc ta; là một nhân tố quan trọng tạo nên trí tuệ Việt Nam, đạo đức Việt Nam, văn hoá và con người Việt Nam.

Theo Thủ tướng, chất lượng giáo dục phổ thông của nước ta những năm qua được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Học sinh Việt Nam đoạt nhiều giải cao tại các kỳ thi Olympic quốc tế. Quản lý, quản trị đại học có bước đổi mới, tự chủ đại học được thúc đẩy, một số trường của Việt Nam được xếp vào tốp 500 trường đại học tốt nhất châu Á và tốp 1.000 trường tốt nhất thế giới.

Giáo dục nghề nghiệp ngày càng phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng, nhiều năm liền Việt Nam nằm trong Top 3 quốc gia có thành tích cao nhất tại cuộc thi Kỹ năng nghề ASEAN.

Hơn hai năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 nhưng nhiều mô hình, phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo, nhất là dạy học trực tuyến đã được triển khai với tinh thần "tạm dừng đến trường, không dừng việc học"; tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng, được nhân dân ghi nhận, xã hội đánh giá cao.

Thủ tướng nhấn mạnh, kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp chúng ta tri ân hơn 1,6 triệu nhà giáo trên cả nước và biết bao thế hệ thầy giáo, cô giáo luôn cống hiến thầm lặng, bền bỉ cho sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai.

"Nhiều thầy cô đã vượt khó vươn lên, là tấm gương sáng về đạo đức, sự tận tụy, hy sinh, tâm huyết với nghề; có những thầy cô đã hiến dâng cả tuổi xuân, trở thành người cha, người mẹ thứ hai của các em học sinh", Thủ tướng nói.

"Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu"

Dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh "Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, mỗi thầy, cô giáo phải xem nhiệm vụ giáo dục là cao cả. Đặt toàn bộ tâm huyết, lương tâm, sự hiểu biết sâu sắc và trách nhiệm vào công việc với phương châm xuyên suốt là lấy học sinh làm trung tâm.

Đồng thời, nhà trường làm nền tảng, thầy cô giáo làm động lực. Giáo viên phải là người truyền cảm hứng, lòng yêu nước; chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng sự đa dạng, phát huy cao nhất sở trường, năng khiếu của mỗi học sinh, tất cả vì học sinh thân yêu, vì sự nghiệp giáo dục cao cả của đất nước.

Thủ tướng mong rằng, các thầy cô luôn đề cao ý thức rèn đức - luyện tài, yêu nghề - yêu người; không ngừng học tập, tu dưỡng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn; năng động, sáng tạo, linh hoạt, có cách tiếp cận mới trong dạy và học.

Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, mang lại luồng sinh khí, làn gió mới với sức thuyết phục cao trong mỗi bài giảng, qua đó góp phần bồi dưỡng thế hệ tương lai của đất nước vừa hồng vừa chuyên với tinh thần "yêu người bao nhiêu, ta càng yêu nghề bấy nhiêu".

Đẩy mạnh xây dựng và triển khai có hiệu quả mô hình "Trường học An toàn - Thân thiện - Bình đẳng", phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa thầy với thầy, thầy với trò, với phụ huynh học sinh.

Các thầy cô phải là tấm gương sáng cho học sinh về tình yêu thương, sẻ chia và trách nhiệm; về nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; về khát vọng cống hiến, nỗ lực vượt khó; về đạo đức, tác phong, lối sống, tính nhân văn, nhân ái, tinh thần đoàn kết, kỷ luật kỷ cương...

Thủ tướng Phạm Minh Chính:
Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm. (Nguồn: MOET)

Sớm giải quyết vấn đề thiếu giáo viên

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục chủ động quán triệt, triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục-đào tạo, nhất là Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bằng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, thiết thực và hiệu quả.

Chăm lo tốt nhất cả về vật chất và tinh thần, nhất là cho giáo viên mầm non, giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, giáo viên giảng dạy các ngành nghề đặc thù, nặng nhọc, độc hại… để đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác và cống hiến.

Chính phủ đã giao Bộ GD&ĐT khẩn trương rà soát, sửa đổi quy định về phụ cấp ưu đãi giáo viên phù hợp với tinh thần đất nước và cân đối chung với các ngành nghề khác.

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhà giáo là chuyên gia đầu ngành ở các trường đại học, viện nghiên cứu và cán bộ quản lý giáo dục, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên trong thời gian tới. Sớm có giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non. Tuyển dụng đủ số lượng, cơ cấu và đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên. Xây dựng chính sách thu hút người giỏi vào học ngành sư phạm.

Hoàn thiện cơ chế chính sách, triển khai tự chủ giáo dục theo lộ trình nhưng vẫn phải bảo đảm để tất mọi người đều có quyền tiếp cận với nền giáo dục ưu việt của nước nhà, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tích cực đổi mới sáng tạo.

Thực hiện quản trị trường học theo hướng hiện đại, thông minh. Phát huy dân chủ, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo trong xây dựng và phát triển nhà trường. Chú ý đảm bảo an ninh, an toàn, xây dựng môi trường văn hóa, phòng chống bạo lực học đường.

Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, Thủ tướng bày tỏ tin tưởng rằng, với nỗ lực lớn hơn, quyết tâm cao hơn, nhiệt huyết nhiều hơn, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm hơn, đội ngũ các nhà giáo sẽ khắc phục mọi khó khăn, thách thức. Đồng thời, phấn đấu trở thành người thầy giáo tốt, thực sự là hình mẫu cho người học, để nghề dạy học luôn được tôn vinh, là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.

Thủ tướng Phạm Minh Chính:
Em Phạm Việt Hưng, học sinh lớp 12A1 Toán, trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội. (Nguồn: MOET)

Biết ơn những hy sinh, cống hiến của thầy cô

Đại diện cho các nhà giáo tiêu biểu, cô giáo Nguyễn Thị Bảo Thúy, giáo viên trường THPT Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã chia sẻ những cảm xúc của mình.

Cô Thúy cho biết, đến thời điểm này, sau chặng đường 32 năm nhìn lại, cá nhân cô luôn thấm thía, nghề dạy học chưa bao giờ là một nghề dễ dàng. Đặc biệt, nghề dạy học thậm chí ngày càng trở lên khó khăn hơn trong thời đại của Intenet, của toàn cầu hóa và chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay.

Bởi theo cô Thúy, nếu chỉ là truyền thụ kiến thức, thì một nhà giáo với ba mươi năm tuổi nghề, thậm chí 50-60 năm tuổi đời không thể theo kịp tốc độ của máy tính, trí tuệ nhân tạo và các phần mềm công nghệ thông dụng như hiện nay. Chẳng hạn, chỉ với một cụm từ khóa nhất định, trong vòng 0,42 giây, Google đã cho chúng ta khoảng 60 triệu kết quả.

Cô Thúy đặt câu hỏi: "Điều gì đã khiến cho nghề dạy học không thể biến mất và vai trò của người thầy không thể bị thay thế dù công nghệ phát triển đến đâu?".

Cô Thúy cho rằng, có hai quy tắc bất biến để mỗi thầy cô giáo có thể dạy học trò thành tài mà không một thứ máy móc, trí tuệ nhân tạo nào có thể thay thế được. Đó là sự yêu thương, tin tưởng học trò và lòng đam mê của người thầy đối với cuộc hành trình giúp học trò chinh phục tri thức. Đó cũng là cốt cách, nhân phẩm và là yêu cầu đặc thù đối với người làm nghề dạy học.

Chia sẻ tại buổi lễ, em Phạm Việt Hưng, học sinh lớp 12A1 Toán, trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội, giành Huy chương Vàng tại Kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế (IMO) tại thành phố Oslo (Na Uy) đã thể hiện lòng biết ơn đối với sự cống hiến của thầy, cô giáo.

Em Hưng chia sẻ: “Tấm huy chương kèm theo giấy chứng nhận là tên của con, nhưng con hiểu sâu sắc rằng, thành tích này không phải là của riêng mình. Đằng sau tấm huy chương nhỏ là biết bao mồ hôi, công sức, tâm huyết của rất nhiều thầy, cô giáo. Đây không chỉ là kết quả của thời gian ôn tập trước khi thi, hay của năm lớp 10, lớp 11. Đó là phép cộng qua bao năm tháng, từ công sức ngày đêm, sự nỗ lực miệt mài, những hy sinh, cống hiến thầm lặng, từng trang sách, từng trang giáo án của rất nhiều thầy cô giáo dày công vun đắp để con có được những bài học quý giá. Chúng con biết ơn những hy sinh, những cống hiến của các thầy, cô giáo để chúng con có được ngày hôm nay".

Em Hưng cũng cho rằng, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, học sinh cũng đứng trước những thử thách lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển nhanh, mạnh, hội nhập sâu rộng trên toàn cầu đang là điều kiện thuận lợi nhưng cũng mang đến nhiều thách thức.

"Không gian mạng rộng mở tràn ngập thông tin bổ ích nhưng cũng có rất nhiều cạm bẫy. Điều này đòi hỏi chúng con phải có hiểu biết toàn diện hơn, có bản lĩnh để nỗ lực vượt qua chính mình, vượt qua những cám dỗ, ích kỷ, không tự mãn với những gì mình có, biết mình nhỏ bé trong biển kiến thức bao la để không ngừng học hỏi, vươn lên…", em Phạm Việt Hưng tâm sự.

Để vượt qua được những thách thức đó, Hưng cho rằng luôn có thầy cô là điểm tựa, là chỗ dựa dạy dỗ về đạo đức, sự trung thực, tinh thần đoàn kết, chia sẻ, tính trách nhiệm xã hội, lòng nhân ái, tình yêu thương và lòng yêu nước.

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: 'Giáo viên là yếu tố cốt lõi, nền tảng quyết định chất lượng giáo dục'

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: 'Giáo viên là yếu tố cốt lõi, nền tảng quyết định chất lượng giáo dục'

Tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam sáng nay (19/11) tại Hà Nội, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh ...

Ngày 20 tháng 11: Áp lực giáo viên và câu chuyện tăng lương

Ngày 20 tháng 11: Áp lực giáo viên và câu chuyện tăng lương

Mỗi lần xây dựng luật trong các kỳ họp Quốc hội, câu chuyện lương giáo viên vẫn được nhắc đến và người cầm phấn lại ...

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Sức mạnh của trường học nằm ở người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Sức mạnh của trường học nằm ở người thầy

Chia sẻ với báo Thế giới và Việt Nam nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), chuyên gia giáo dục, TS. Vũ Thu Hương cho ...

Ngày 20/11: Nghĩ về nghề giáo và nhân cách người thầy

Ngày 20/11: Nghĩ về nghề giáo và nhân cách người thầy

Dù nghề giáo vất vả và luôn phải đối diện với những áp lực yêu cầu công việc cao nhưng nó cũng mang lại những ...

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Ngoài việc tăng lương, cần phải cải tổ để giảm sức lao động của giáo viên

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Ngoài việc tăng lương, cần phải cải tổ để giảm sức lao động của giáo viên

PGS.TS. Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT) cho rằng, ngoài việc ...

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/1/2025: Tuổi Tý tình cảm sâu kín

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/1/2025: Tuổi Tý tình cảm sâu kín

Xem tử vi 9/1 - tử vi 12 con giáp hôm nay 9/1/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 9/1/2025: Kim Ngưu tài lộc tiến triển tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 9/1/2025: Kim Ngưu tài lộc tiến triển tốt

Tử vi hôm nay 9/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 9/1/2025, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 9/1/2025, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 9/1. Lịch âm 9/1/2025? Âm lịch hôm nay 9/1. Lịch vạn niên 9/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024 trên thị trường thế giới chịu áp lực từ đồng USD mạnh lên.
Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Ngày 8/1, cảnh sát Australia cho biết, đã tìm thấy một sinh viên mất tích hai tuần qua gần ngọn núi cao nhất nước này.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Phiên bản di động