Thủ tướng phát lệnh khởi công Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Sáng 26/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát lệnh khởi công Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Tham dự sự kiện có Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm, lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Phát biểu tại Lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc là dự án lớn, với tổng vốn đầu tư lên đến 450 triệu USD. Dự án được triển khai từ nguồn ODA của Chính phủ Nhật Bản và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, trong đó, nguồn vốn ODA của Nhật Bản khoảng 400 triệu USD. Đây là dự án hết sức quan trọng, là điều kiện để Khu công nghệ cao Hòa Lạc phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn. “Năm 2018, khi dự án được hoàn thành và đi vào hoạt động, Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ có diện mạo mới, điều kiện mới để phát triển vượt bậc so với trước đây, hướng tới hình thành một thành phố khoa học tầm cỡ quốc gia, làm cầu nối tiếp nhận, chuyển giao và sáng tạo công nghệ” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành hữu quan, thành phố Hà Nội, chủ đầu tư, các đơn vị liên quan... đã nỗ lực hết mình, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc được khởi công. Thủ tướng cũng cảm ơn những người dân đã nhường đất cho dự án, cũng như cảm ơn Chính phủ Nhật Bản - nhà tài trợ ODA song phương lớn nhất cho Việt Nam - đã tài trợ vốn cho dự án này. Đồng thời, Thủ tướng mong muốn, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục có sự hỗ trợ, hợp tác hiệu quả dành cho Việt Nam nói chung và Khu Công nghệ cao Hòa Lạc nói riêng.

Thủ tướng nêu rõ: “Tôi tin rằng, hợp tác phát triển thành công Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sẽ là một minh chứng sinh động cho mối quan hệ Đối tác Chiến lược gắn bó, tin cậy và hiệu quả giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản. Việt Nam sẽ nỗ lực hết mình để tiếp tục cùng với Nhật Bản đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả”.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng và cạnh tranh gay gắt thì để phát triển nhanh và bền vững, một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định là phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, có khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại. Vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định, khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo - nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là quốc sách hàng đầu, là một trong những đột phá chiến lược để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với nhận thức đó, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã được quyết định thành lập từ năm 1998. Bằng sự nỗ lực chung, đến nay Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã đạt được những kết quả nhất định. Đã có gần 70 dự án được cấp phép đầu tư vốn tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 60 nghìn tỷ đồng và hiện có khoảng 10.000 người đang làm việc và học tập tại đây. Năm 2014, Khu công nghệ cao Hòa Lạc cũng đã đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 130 triệu USD…

Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc hết sức nỗ lực, tập trung chỉ đạo thực hiện thành công Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc, đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng; Đặc biệt, không để xảy ra bất cứ sai sót, tiêu cực nào trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Bên cạnh đó, từ thực tiễn triển khai và hoạt động nghiên cứu, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc cần đề xuất với Đảng và Nhà nước các cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp để thu hút mạnh mẽ hơn nữa hoạt động đầu tư khoa học công nghệ cao vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc. “Các dự án thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao Hoà Lạc phải thực sự là những dự án khoa học công nghệ cao, không đưa những dự án không đúng với mục tiêu, yêu cầu, tiêu chí đã được đề ra” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.

Thủ tướng cũng yêu cầu thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng đối với 300ha còn lại của dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Khu công nghệ cao Hòa Lạc được thành lập với mục tiêu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Theo quy hoạch, Khu công nghệ cao Hòa Lạc có diện tích gần 1.600ha, thuộc địa bàn hai huyện Thạch Thất và Quốc Oai (Hà Nội) với các khu chức năng: Giáo dục và Đào tạo, Nghiên cứu - Triển khai, Phần mềm, Công nghiệp Công nghệ cao và các dịch vụ tiện ích khác.


P.V

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thừa nhận sẽ chẳng ai 'tặng' hòa bình cho Ukraine, Tổng thống Zelensky đặt niềm tin nơi Mỹ

Thừa nhận sẽ chẳng ai 'tặng' hòa bình cho Ukraine, Tổng thống Zelensky đặt niềm tin nơi Mỹ

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gửi thông điệp chúc mừng Năm mới dài 21 phút vào tối 31/12.
Xe điện cỡ nhỏ Baojun E100 sắp về Việt Nam, giá dự kiến 150 triệu đồng

Xe điện cỡ nhỏ Baojun E100 sắp về Việt Nam, giá dự kiến 150 triệu đồng

Giá bán của mẫu xe điện cỡ nhỏ Baojun E100 tại thị trường Việt Nam dự kiến khoảng 150 triệu đồng, được kỳ vọng sẽ trở thành giải pháp thay ...
Giá cà phê hôm nay 1/1/2025: Cà phê Việt Nam ghi nhiều kỷ lục trong năm 2024; Dự báo giá cà phê năm 2025?

Giá cà phê hôm nay 1/1/2025: Cà phê Việt Nam ghi nhiều kỷ lục trong năm 2024; Dự báo giá cà phê năm 2025?

Giá cà phê hôm nay 1/1/2025: Cà phê Việt Nam ghi nhiều kỷ lục trong năm 2024; Dự báo giá cà phê năm 2025?
Cận cảnh BMW X3 2025 vừa ra mắt tại Singapore, giá từ 6,3 tỷ đồng

Cận cảnh BMW X3 2025 vừa ra mắt tại Singapore, giá từ 6,3 tỷ đồng

Hãng xe sang Đức vừa ra mắt BMW X3 2025 thế hệ thứ 4 tại thị trường Singapore với diện mạo đồ sộ hơn trước, cùng những thay đổi trong ...
Chính phủ ban hành chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước

Chính phủ ban hành chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước.
HLV Ruben Amorim: MU có thể xuống hạng

HLV Ruben Amorim: MU có thể xuống hạng

HLV Ruben Amorim ngậm ngùi thừa nhận MU đang trong cuộc chiến trụ hạng Ngoại hạng Anh mùa giải 2024/25.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Phiên bản di động