Nhỏ Bình thường Lớn

Thủ tướng tham dự Thượng đỉnh G7: Chung tay vì một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng

Từ ngày 19-21/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng và làm việc tại Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
Thủ tướng tham dự Thượng đỉnh G7: Chung tay vì một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 30/4-1/5/2022. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng diễn ra ở Hiroshima, Nhật Bản, truyền tải thông điệp về một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, tham gia chủ động, tích cực, đóng góp có trách nhiệm đối với hoà bình, phát triển và các quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

Được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G7, Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng là diễn đàn quốc tế quan trọng, quy tụ các nhà lãnh đạo của bảy nước công nghiệp phát triển hàng đầu và các quốc gia, tổ chức quốc tế có uy tín để thảo luận thúc đẩy hợp tác xử lý các vấn đề toàn cầu.

Khách mời của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay gồm lãnh đạo cấp cao của tám quốc gia và sáu tổ chức quốc tế, trong đó Việt Nam là một trong hai nước Đông Nam Á. Đây là lần thứ ba Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng và là lần thứ hai Việt Nam được mời với tư cách là quốc gia, không đại diện cho một tổ chức hay nhóm nước trong khu vực.

Tham gia giải quyết các thách thức toàn cầu

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, sự tham dự của Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, phản ánh sự ghi nhận tích cực của các nước G7 và cộng đồng quốc tế đối với vị thế, uy tín cũng như những nỗ lực và đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam vào thúc đẩy hợp tác quốc tế trong giải quyết các thách thức toàn cầu trong thời gian qua.

Tại Hội nghị tới đây, Việt Nam tiếp tục khẳng định lập trường nhất quán, đóng góp hết sức mình cùng cộng đồng quốc tế đề xuất, triển khai các biện pháp thực chất, hiệu quả nhằm tăng cường hợp tác toàn cầu và khu vực trong việc duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững sau đại dịch Covid-19, cũng như xử lý các vấn đề toàn cầu trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi như bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, chống biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh, bình đẳng giới... Thông qua Hội nghị, Việt Nam gửi gắm thông điệp quyết tâm thực hiện hiệu quả các cam kết của mình về chung tay giải quyết các vấn đề chung của thế giới và khu vực như cam kết giảm mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Trước bối cảnh cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng và kinh tế thế giới phục hồi chậm, Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay gồm ba phiên, với các chủ đề: hợp tác xử lý đa khủng hoảng; nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững; và hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Theo đó, Hội nghị tập trung vào các vấn đề bao gồm lương thực, y tế, phát triển, bình đẳng giới, ứng phó biến đổi khí hậu, môi trường, năng lượng…

Dựa trên những chủ đề đó, Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển của mình từ góc độ một quốc gia đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Đồng thời, đây là cơ hội để Việt Nam học hỏi, tham khảo từ các nước về những bài học, thực tiễn tốt, cách làm hiệu quả trong xử lý các vấn đề toàn cầu cũng như thách thức đối với phát triển bền vững, nhất là với các nước đang phát triển.

Bên cạnh đó, đây cũng là dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế để thúc đẩy hợp tác song phương và trao đổi các vấn đề cùng quan tâm.

Mức độ tin cậy chính trị cao

Sự kiện càng thêm ý nghĩa khi Việt Nam tham dự Hội nghị đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với nước chủ nhà Nhật Bản (1973-2023). Đây là minh chứng sinh động cho mức độ tin cậy chính trị cao giữa hai nước cũng như sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản; đồng thời, thể hiện hai nước chia sẻ điểm đồng và lợi ích trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự kiến hội đàm với Thủ tướng Kishida Fumio, gặp gỡ các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp và bạn bè Nhật Bản để cùng trao đổi các hướng đi, biện pháp nhằm tạo động lực mới cho quan hệ song phương tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn, phục vụ tốt lợi ích của nhân dân hai nước cũng như đóng góp tích cực hơn cho hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng diễn ra ở Hiroshima, Nhật Bản.
Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng diễn ra ở Hiroshima, Nhật Bản.

Phát triển vững mạnh quan hệ song phương và đa phương

Chia sẻ nhiều kỳ vọng về chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh năm 2023 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản, đồng thời kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản.

Với ASEAN, Nhật Bản là đối tác đầu tiên và luôn là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu, đóng góp tích cực và hiệu quả cho đối thoại và hợp tác vì hoà bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực. Là thành viên chủ động, tích cực của ASEAN, Việt Nam luôn phối hợp chặt chẽ cùng các nước ASEAN và Nhật Bản đóng góp vào sự phát triển vững mạnh của mối quan hệ hai bên.

Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ ủng hộ và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN và Nhật Bản nhằm bảo đảm tổ chức thành công Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ tại Tokyo vào tháng 12/2023. Đại sứ Phạm Quang Hiệu tin tưởng rằng, sự kiện này sẽ tạo dấu mốc lịch sử, góp phần thúc đẩy và nâng tầm mối quan hệ lâu đời, bền chặt và hiệu quả giữa ASEAN và Nhật Bản trong chặng đường phát triển tiếp theo.

Với Nhật Bản, quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là quốc phòng, an ninh, đầu tư, thương mại, ODA, y tế, nông nghiệp, khoa học-công nghệ, chuyển đổi số, giáo dục đào tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu… được triển khai tích cực. Hai bên phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn đa phương.

Với những tiền đề tốt đẹp như vậy, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản được cho là có “tiềm năng vô hạn”. Hàng loạt hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm nay là dịp để nhìn lại và kiến tạo nền tảng cho mối quan hệ ấy phát triển vượt bậc hơn nữa hướng tới tương lai, vươn tầm khu vực và thế giới với tư cách là những đối tác có vị thế ngang bằng cùng mang lại lợi ích cho nhau.

Diễn ra vào thời điểm nhiều ý nghĩa, chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính được kỳ vọng sẽ góp phần tăng cường hơn nữa sự tin cậy, thúc đẩy quan hệ song phương ngày càng phát triển, đồng thời thúc đẩy các nội dung trọng tâm như kinh tế, thương mại, đầu tư, ODA thế hệ mới, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng…; tăng cường phối hợp, chia sẻ lập trường, hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Vấn đề biến đổi khí hậu là mối quan tâm chung giữa hai nước, dự kiến sẽ trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio hy vọng rằng Việt Nam sẽ đóng góp tích cực vào quá trình thảo luận về vấn đề này trong khuôn khổ Hội nghị.

Khẳng định Nhật Bản vô cùng coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam, Đại sứ Yamada Takio đánh giá, việc Việt Nam được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này là dấu mốc quan trọng để đưa quan hệ đối tác giữa hai nước lên một tầm cao mới, đồng thời tạo động lực thúc đẩy cho tiến trình này.

Với thông điệp rõ ràng về định hướng phát triển, các lĩnh vực ưu tiên phù hợp với quan tâm chung, tin tưởng rằng Việt Nam sẽ ghi dấu ấn sâu đậm tại Hội nghị, thể hiện hình ảnh một người bạn, đối tác tin cậy và thành viên trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, nỗ lực đóng góp trách nhiệm đối với các quan tâm chung, hướng đến một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Nhóm G7 (Group of Seven), được thành lập vào năm 1976, là liên minh gồm bảy nước có nền công nghiệp tiên tiến gồm Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy. G7 đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu. G7 tập hợp tiếng nói, phản ánh quan điểm tương đồng và lợi ích của các quốc gia phát triển trong giải quyết vấn đề chung về an ninh quốc tế và thúc đẩy thảo luận giải quyết thách thức toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham ...

Mỹ: Thượng đỉnh G7 sẽ chứng minh tình đoàn kết của quốc gia thành viên

Mỹ: Thượng đỉnh G7 sẽ chứng minh tình đoàn kết của quốc gia thành viên

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) diễn ra tại Nhật Bản trong tuần này sẽ cho thấy các nhà ...

Thượng đỉnh G7: LHQ thúc giục các lãnh đạo ra cam kết về vũ khí hạt nhân, kế hoạch của Tổng thống Biden là gì?

Thượng đỉnh G7: LHQ thúc giục các lãnh đạo ra cam kết về vũ khí hạt nhân, kế hoạch của Tổng thống Biden là gì?

Dự kiến, không sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ là một vấn đề được các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát ...

Đại sứ Mỹ Marc Knapper: G7 tin tưởng, đánh giá cao vị thế của Việt Nam

Đại sứ Mỹ Marc Knapper: G7 tin tưởng, đánh giá cao vị thế của Việt Nam

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper khẳng định, việc lãnh đạo Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng ...

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản chủ trì tổ chức Giải Bowling ACT 2023

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản chủ trì tổ chức Giải Bowling ACT 2023

Trong khuôn khổ các hoạt động của Ủy ban ASEAN tại Tokyo (ACT) hướng tới kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản, ngày 14/5, ...