Thủ tướng tìm hiểu về mô hình quản lý, phát triển cảng Rotterdam, Hà Lan

Chu Văn
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía cảng Rotterdam tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tiềm năng xây dựng cảng trung chuyển quốc tế tại Việt Nam và khả năng cạnh tranh với các cảng trung chuyển quốc tế khác trong khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe lãnh đạo Trung tâm Cảng thế giới Rotterdam giới thiệu về cảng. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe lãnh đạo Trung tâm Cảng thế giới Rotterdam giới thiệu về cảng. (Nguồn: TTXVN)

Trong chương trình chuyến thăm chính thức Vương quốc Hà Lan, sáng 13/12 (giờ địa phương), tại thành phố La Haye, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc, tìm hiểu về mô hình quản lý, phát triển cảng Rotterdam, Hà Lan.

Đại diện Công ty quản lý cảng Rotterdam cho biết cảng Rotterdam được xem là cửa ngõ của châu Âu, với các bãi chứa container có diện tích hơn 485.622 m2. Từ cảng Rotterdam, có 42 chuyến tàu vận tải tuyến xa/tuần. Cảng có 100 dịch vụ vận chuyển trực tiếp cho 200 cảng trên toàn thế giới (trong đó có Việt Nam).

Sản lượng khai thác của cảng Rotterdam đạt 14.349.446 TEU vào năm 2020. Rotterdam là cảng biển nhộn nhịp nhất châu Âu và đây là cảng biển lớn thứ 10 trên thế giới. Cảng Rotterdam tạo việc làm cho 500.000 người và đóng góp 8% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hà Lan.

Cảng Rotterdam được quản lý bởi công ty công, trong đó bao gồm các công ty tư nhân vừa để phát triển hạ tầng, vừa quản trị các hạng mục khác nhau. Ưu điểm của mô hình quản lý này là công ty công chia sẻ được gánh nặng tài chính đầu tư, quản lý với các công ty tư.

Cảng Rotterdam đang thúc đẩy phát triển bền vững, trong đó có chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số để sử dụng trong vận hành cảng và cả trong vận tải biển. Công ty quản lý Cảng Rotterdam đã và đang đầu tư, có thị phần lớn tại một số cảng biển trên thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc, tìm hiểu về cảng Rotterdam. (Nguồn: VGP)
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía cảng Rotterdam tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tiềm năng xây dựng cảng trung chuyển quốc tế tại Việt Nam. (Nguồn: VGP)

Trả lời câu hỏi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc Việt Nam có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 700 tỷ USD vào năm 2022; nằm trên tuyến vận tải biển quốc tế với trên 60% lượng hàng hóa của thế giới qua khu vực; với tiềm năng đó, Việt Nam có thể xây dựng một cảng trung chuyển quốc tế không và Công ty quản lý cảng Rotterdam có thể hợp tác để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế không, đại diện cảng Rotterdam cho rằng Việt Nam có tiềm năng và có thể xây dựng cảng trung chuyển thế giới. Công ty quản lý cảng Rotterdam sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để phát triển cảng biển ở Việt Nam song cần phối hợp, nghiên cứu, xem xét phương thức, quy mô hợp tác.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Hà Lan là quốc gia phát triển vận tải biển, cảng biển lâu đời, trong khi đây là lĩnh vực tương đối mới của Việt Nam; mong muốn Hà Lan nói chung và Công ty quản lý cảng Rotterdam hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này, với phương châm hai bên cùng có lợi.

Đại diện cảng Rotterdam cho rằng, Việt Nam có tiềm năng và có thể xây dựng cảng trung chuyển thế giới (Nguồn: VGP)
Đại diện cảng Rotterdam cho rằng, Việt Nam có tiềm năng và có thể xây dựng cảng trung chuyển thế giới. (Nguồn: VGP)

Thủ tướng đề nghị Công ty quản lý cảng Rotterdam phối hợp với các bộ, ngành, địa phương Việt Nam tiếp tục nghiên cứu tiềm năng cả về vị trí địa lý, lượng hàng hóa… của Việt Nam và khu vực; với tham vọng xây dựng một cảng trung chuyển quốc tế tại Việt Nam đủ sức cạnh tranh với các trung tâm trung chuyển trong khu vực.

Thủ tướng cho rằng đây chỉ là buổi khởi đầu cho triển vọng hợp tác lâu dài giữa Việt Nam và Hà Lan trong lĩnh vực cảng biển, vận tải biển. Chính phủ Việt Nam sẽ giao cho các bộ, ngành liên quan phối hợp, nghiên cứu, đưa ra các khuyến nghị để hợp tác, phát triển.

Đây là hoạt động cuối cùng của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến thăm chính thức Vương quốc Hà Lan, sau hoạt động này, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm chính thức Vương quốc Bỉ, dự Hội nghị cấp cao Kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU tại Bỉ.

Việt Nam-Hà Lan: Điển hình của mối quan hệ năng động và hiệu quả

Việt Nam-Hà Lan: Điển hình của mối quan hệ năng động và hiệu quả

Trải qua gần 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (9/4/1973), Việt Nam và Hà Lan đã xây dựng được mối ...

Thủ tướng thăm Hà Lan: Amsterdam mong muốn tiếp tục mở rộng hợp tác với Hà Nội

Thủ tướng thăm Hà Lan: Amsterdam mong muốn tiếp tục mở rộng hợp tác với Hà Nội

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Hà Lan, chiều 11/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp ...

Nâng tầm hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam-Hà Lan

Nâng tầm hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam-Hà Lan

Nhân chuyến thăm chính thức Hà Lan của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính theo lời mời Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Đại ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hà Lan

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hà Lan

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp, đối tác Hà Lan hỗ trợ ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Hoàng hậu Hà Lan Maxima

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Hoàng hậu Hà Lan Maxima

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Hoàng gia và cá nhân Hoàng hậu Maxima tiếp tục ủng hộ đẩy mạnh toàn diện quan hệ ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Sau khi được tìm thấy, cây đàn guitar 12 dây bị thất lạc của John Lennon - thành viên ban nhạc The Beatles sẽ được đưa ra đấu giá vào ...
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Kiểu làm sushi phổ biến nhất hiện nay ở Nhật Bản là sushi nắm, ít người biết rằng mục đích ban đầu của sushi là để bảo quản cá được ...
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động