Thừa Thiên Huế mong muốn Bộ Ngoại giao hỗ trợ trong bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa

Tin/ảnh: Tuấn Anh
Ngày 30/7, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thừa Thiên Huế mong muốn Bộ Ngoại giao hỗ trợ trong bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa
Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn Bộ Ngoại giao hỗ trợ trong bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa.

Tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh và lãnh đạo các Sở: Ngoại vụ, Lao động, Thương binh và Xã hội...

Về phía đoàn Bộ Ngoại giao có các Thứ trưởng Ngoại giao: Hà Kim Ngọc và Phạm Quang Hiệu; các Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao: Nguyễn Minh Vũ, Lê Thị Thu Hằng, Nguyễn Minh Hằng và Đỗ Hùng Việt; Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Trần Ngọc An và đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ.

Phát triển trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, sẵn sàng thích ứng trong tình hình mới; đồng thời triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ của Trung ương và thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi phát triển các ngành, lĩnh vực và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhờ đó, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được kết quả tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 6,92%.

Đồng chí Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi gặp mặt.
Đồng chí Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi gặp mặt.

Thu ngân sách trên địa bàn đạt hơn 5.636 tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 40% kế hoạch. Từ đầu năm đến nay có 410 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 30,2% so cùng kỳ, với số vốn đăng kỷ đạt 3.169 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 5.636 tỷ đồng, bằng 82% dự toán năm.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh đạt trên 616 triệu USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ. Cơ cấu các ngành kinh tế với dịch vụ chiếm ưu thế với tỷ trọng 42,8%, công nghiệp - xây dựng 31,91%; nông lâm ngư nghiệp 11,8%, thuế sản phẩm 8,0%.

Trong phát triển kinh tế đối ngoại, trên địa bàn tỉnh có 113 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng kỷ là 4,250 tỷ USD. Tỉnh cũng có 12 dự án ODA triển khai trên địa bàn, trong đó có 7 dự án đầu tư với số vốn là 868,224 tỷ đồng…

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ, trong giai đoạn 2020-2025, Thừa Thiên Huế huy động mọi nguồn lực để tập tổ chức thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, quyết tâm xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.

Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn Bộ Ngoại giao tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ tỉnh trong việc xây dựng các chiến lược quảng bá có trọng tâm, trọng điểm đối với từng địa bàn theo nhu cầu thị hiếu của từng địa bàn; tạo điều kiện cho tỉnh được cập nhật kịp thời về chính sách đối ngoại và quan hệ với các nước, các lĩnh vực ưu tiên trọng điểm trong quan hệ với một số nước.

Bộ cũng tích cực ủng hộ, hỗ trợ tỉnh trong việc hợp tác, xúc tiến thiết lập quan hệ với các địa phương, vùng, lãnh thổ nước ngoài, với nhiều đối tác gồm các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao, tổ chức phi chính phủ, bà con kiều bào, cá nhân người nước ngoài, góp phần giúp địa phương mở rộng quan hệ đối ngoại.

Tỉnh cũng mong muốn Bộ hỗ trợ cho địa phương trong hoạt động ngoại giao kinh tế; giới thiệu các tổ chức, cá nhân có tiềm lực kinh tế ở trong và ngoài nước quan tâm đầu tư các lĩnh vực thế mạnh của tỉnh.

Đặc biệt, tỉnh đề nghị Bộ tiếp tục phối hợp, đồng hành với địa phương xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động phát triển kinh tế - xã hội, tập trung vào những lĩnh vực hợp tác thu hút đầu tư nước ngoài; hợp tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Trong đó có giới thiệu các chuyên gia hàng đầu uy tín, các nhà đầu tư lớn ở các nước phát triển dễ đầu tư vào các đề án, chương trình trọng điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế như: Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch; giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; khoa học và công nghệ và trung tâm y tế chuyên sâu giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án đô thị thông minh...

Tinh rất mong muốn có được một cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn với Bộ Ngoại giao trong việc triển khai công tác ngoại giao kinh tế. Tỉnh đề nghị Bộ Ngoại giao xem xét tổ chức một số hoạt động ngoại giao kinh tế tại Thừa Thiên Huế nhằm hỗ trợ địa phương tranh thủ nguồn ngoại lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, gắn với phát triển vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Cùng với đó quan tâm vận động UNESCO và các tổ chức quốc tế trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản quần thể di tích cổ Đô Huế.

Ngoài ra, tỉnh cũng mong muốn Bộ hỗ trợ kết nối đường bay Huế đến Fukuoka, Nhật Bản và một số địa phương của Hàn Quốc; quan tâm hỗ trợ địa phương thực hiện tốt công tác lãnh sự, bảo hộ công dân, trong hạ tầng giao thông cửa khẩu; trong tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan, ban, ngành làm công tác đối ngoại của tỉnh…

Nỗ lực hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế - xã hội

Sau khi nghe lãnh đạo một số đơn vị của Bộ Ngoại giao trao đổi với các sở, ban, ngành của tỉnh, phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chân thành cảm ơn lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã dành thời gian đón tiếp rất nồng ấm, chân tình và làm việc với đoàn.

Thừa Thiên Huế mong muốn Bộ Ngoại giao hỗ trợ trong bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, ngành Ngoại giao sẵn sàng và sẽ làm hết sức mình để phục vụ hiệu quả nhất, đắc lực nhất cho sự phát triển của Thừa Thiên Huế.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chúc mừng Thừa Thiên Huế về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua, đặc biệt là thành công trong việc thực hiện “mục tiêu kép” kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và khôi phục, phát triển kinh tế trong năm 2021 và nửa đầu năm 2022.

Bộ trưởng cũng đánh giá cao Thừa Thiên Huế thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực ngoại giao kinh tế, chính trị, văn hóa..; kịp thời xử lý những vấn đề về an ninh đối ngoại, bảo hộ công dân...; tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bộ trưởng khẳng định, triển khai các chủ trương của Đại hội XIII và các Hội nghị Ngoại vụ, Ngoại giao cuối năm 2021, Bộ xác định rõ phục vụ phát triển đất nước, phát triển của các địa phương là nhiệm vụ trung tâm của toàn ngành Ngoại giao. “Đây là tinh thần rất mới, tư duy mới của ngành Ngoại giao và chúng tôi xác định huy động tổng lực ngành Ngoại giao phục vụ triển khai nhiệm vụ này”, Bộ trưởng nói.

Trên cơ sở nắm bắt rõ hơn về chiến lược, các ưu tiên phát triển của Thừa Thiên Huế và lắng nghe, trao đổi về những đề xuất của tỉnh đối với Bộ, Bộ Ngoại giao sẵn sàng và sẽ làm hết sức mình để phục vụ hiệu quả nhất, đắc lực nhất cho sự phát triển của các địa phương nói chung, trong đó có Thừa Thiên Huế nói riêng.

Đồng tình với quyết tâm xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp, hỗ trợ tỉnh trong chiến lược phát triển này.

Dự kiến trong tháng 9/2022, Tổng Giám đốc UNESCO sẽ thăm Việt Nam, trong đó có thăm Huế là cơ hội để tỉnh quảng bá hơn nữa công tác bảo tồn, quản lý và phát huy di sản thành công. Ngoài ra, tỉnh cũng có thể tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các đối tác song phương như: với đối tác truyền thống Pháp, với Nhật Bản sau chuyến thăm lịch sử của Nhật Hoàng tới Huế; với Ấn Độ… Bộ cũng sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ tỉnh trong các hoạt động kỷ niệm 30 năm ghi danh Di sản văn hoá thế giới Cố đô Huế vào năm 2023.

Bên cạnh đó, Bộ sẵn sàng hỗ trợ tổ chức các hoạt động xúc tiến, kết nối với các Đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài… ngay tại địa phương, bằng các hình thức linh hoạt (trực tiếp, trực tiếp kết hợp trực tuyến). Bộ trưởng đề nghị Tỉnh đề xuất các hoạt động ngoại giao kinh tế mà địa phương có thể đăng cai tổ chức, phối hợp với Bộ Ngoại giao trong xây dựng kế hoạch và trong triển khai cụ thể.

Thừa Thiên Huế mong muốn Bộ Ngoại giao hỗ trợ trong bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa
Nhân dịp này, Công đoàn Bộ Ngoại giao đã trao tặng Trung tâm điều dưỡng, chăm sóc người có công tỉnh Thừa Thiên Huế 100 triệu đồng; trao tặng Nhà tình nghĩa trị giá 60 triệu đồng cho hộ gia đình thương binh Ngô Văn Hồng, tổ 10, phường Thùy Phương, Hương Thùy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong thời gian tới, Bộ cũng sẽ tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ và tham mưu cho tỉnh trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và hoạt động đối ngoại; hỗ trợ các công tác bảo hộ công dân; văn hóa, thông tin đối ngoại; hoạt động phi chính phủ ở nước ngoài; đào tạo cán bộ làm công tác đối ngoại...

Trọng tâm đặt vào du lịch, đặc biệt là Thừa Thiên Huế có tiềm năng phát triển du lịch với các điểm di sản. Bộ sẽ hỗ trợ tìm kiếm các đối tác quốc tế trong bảo tồn, gìn giữ, phát triển các di sản, có thể qua các tổ chức UNESCO, với các đối tác song phương: đối tác truyền thống Pháp, giữa các địa phương hai nước Việt-Pháp; Nhật Bản sau chuyến thăm lịch sử của Nhật Hoàng tới Huế; với Ấn Độ…

Trong kết nối hạ tầng quốc tế, Bộ trưởng đồng tình với chủ trương phát triển hạ tầng giao thông kết nối với các địa phương của Lào, phù hợp với chủ trương chung trong quan hệ hai nước Việt Nam-Lào. Đặc biệt là cơ sở hạ tầng nối cửa khẩu chính A Đớt-Tà Vàng thông thương với huyện Kà Lừm, tỉnh Sekong/Lào và cửa khẩu chính Hồng Vân-Cô Tài thông thương với huyện Sá Muội, tỉnh Salavan/Lào; phát triển dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Vientiane… cũng như ủng hộ kết nối mở các đường bay quốc tế đến Thừa Thiên Huế.

Hơn 5,4 tỷ đồng hỗ trợ người dân Thừa Thiên Huế ứng phó với thiên tai

Hơn 5,4 tỷ đồng hỗ trợ người dân Thừa Thiên Huế ứng phó với thiên tai

Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vừa triển khai Dự án (CMCR) tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án được thực hiện tại ...

Thừa Thiên Huế khai phá tiềm năng du lịch và đầu tư

Thừa Thiên Huế khai phá tiềm năng du lịch và đầu tư

Thừa Thiên Huế sở hữu nhiều tiềm năng và cơ hội về thu hút đầu tư, du lịch với vị trí nằm ở khu vực ...

Bài viết cùng chủ đề

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay đi ngang trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 62.000 - 66.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7): Nhiều hoạt động của tuổi trẻ cả nước tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Nhiều hoạt động tại các tỉnh nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7).
Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động