Thuốc điều trị Covid-19 đang ở đâu? Đừng mong đốt cháy giai đoạn

Minh Anh
TGVN. Hiện chưa thể nói được điều gì, cũng khó có thể dự báo diễn biến sắp tới của dịch bệnh Covid-19 đang lây lan khắp toàn cầu, khi giới nghiên cứu thừa nhận vẫn chưa thật sự hiểu hết về dịch bệnh sau hơn hai tháng bùng phát.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thuoc dieu tri covid 19 dang o dau dung mong dot chay giai doan Cập nhật 7h ngày 3/3: Mỹ thêm 4 ca tử vong vì Covid-19, dịch diễn biến phức tạp ở châu Phi và Trung Đông
thuoc dieu tri covid 19 dang o dau dung mong dot chay giai doan Cập nhật 7h ngày 2/3: Số người nhiễm Covid-19 tại Italy tăng vọt, dịch lan rộng tại châu Âu, bệnh nhân trên tàu Diamond Princess tái nhiễm
thuoc dieu tri covid 19 dang o dau dung mong dot chay giai doan
Vẫn chưa tìm thấy vaccine hoặc loại thuốc đặc trị virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) thật sự hiệu quả. (Nguồn: Statnews)

Vẫn chưa tìm thấy vaccine hoặc loại thuốc đặc trị virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) thật sự hiệu quả dù các Chính phủ, nhà khoa học và công ty dược phẩm trên khắp thế giới đều đang rất nỗ lực. Dưới đây là những gì chúng ta có thể cập nhật về vaccine Covid-19 tiềm năng và phương pháp điều trị ở hiện tại.

Remdesivir - ứng viên tiềm năng nhất?

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus mới đây cho biết, hơn 20 loại vaccine tiềm năng nhằm ngăn ngừa SARS-CoV-2 đang được phát triển trên toàn thế giới. Tuy nhiên, theo thông lệ, cũng như phần lớn chuyên gia đã khẳng định, phải mất ít nhất một năm để bất kỳ loại vaccine mới nào hoàn thành các thủ tục cần thiết và được chấp thuận dùng phòng ngừa bệnh cho con người. Theo đó, không chỉ phải vượt qua rất nhiều thử nghiệm, sản phẩm còn phải chứng minh được tính hiệu quả thì mới chính thức được cấp phép phân phối rộng rãi.

Trong lúc đợi một loại vaccine nào đó vượt qua được thử nghiệm thực tế và các “bài kiểm tra” từ các nhà chức trách, một số phương pháp điều trị nhằm mục đích chữa lành bệnh hoặc giảm bớt các triệu chứng đã được thử nghiệm lâm sàng.

Theo thông tin từ WHO, Remdesivir là một loại thuốc kháng virus đang được sử dụng rộng rãi và có nhiều dấu hiệu cho thấy tính hiệu quả khi điều trị cho các bệnh nhân nhiễm chủng virus corona mới này. "Hiện tại chỉ có một loại thuốc mà chúng tôi nghĩ rằng có thể có hiệu quả thực sự, đó là Remdesivir", tuần trước, Trợ lý Tổng Giám đốc WHO Bruce Aylward cho biết tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh (Trung Quốc).

Thuốc Remdesivir đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và đã được thử nghiệm trên người trong điều trị bệnh do virus Ebola. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, Remdesivir không đạt được hiệu quả mong muốn trong điều trị căn bệnh này.

Do Công ty Công nghệ sinh học Mỹ Gilead Science phát triển, Remdesivir đang được thử nghiệm lâm sàng tại Trung tâm Y tế Đại học Nebraska ở Omaha. Bệnh nhân tình nguyện tham gia đầu tiên là một người Mỹ được sơ tán khỏi tàu du lịch Diamond Princess cập cảng Nhật Bản.

Theo thông tin từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), những người đăng ký tham gia sẽ được sử dụng 200 miligam Remdesivir qua đường tĩnh mạch. Họ cùng 100 người khác nhập viện thử nghiệm 10 ngày. Bên cạnh đó, một nhóm giả dược (sử dụng loại thuốc do các nhà nghiên cứu bào chế, hoàn toàn không có một tác dụng sinh lý đến căn bệnh, nhưng cũng không làm hại đến sức khỏe bệnh nhân) cũng sẽ nhận được một giải pháp tương tự như Remdesivir.

Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ cho biết: "Chúng tôi sẽ sớm biết kết quả thử nghiệm và hiệu quả điều trị của Remdesivir đối với bệnh Covid-19. Nếu thực sự hiệu quả, chúng tôi sẽ có một liệu pháp tốt trong điều trị".

Trong khi đó, đại diện Gilead Science cho biết, từ đầu tháng 3, khoảng hơn 1.000 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2, phần lớn ở châu Á, sẽ tham gia trong một thử nghiệm khác về Remdesivir. Nghiên cứu sẽ chia thành hai nhóm, 400 bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng và khoảng 600 bệnh nhân nhẹ hơn, cùng được sử dụng thuốc trong 5 hoặc 10 ngày. Nghiên cứu sẽ xem xét về hiệu quả của các thời lượng dùng thuốc.

Khó có thể đi “đường tắt“

Trong giai đoạn dịch Covid-19 đang hoành hành mà chưa xác định được loại thuốc nào thật sự hiệu quả, các bác sĩ trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Thái Lan và Trung Quốc, đã thử kết hợp thuốc điều trị HIV và cúm.

Kết quả của những nghiên cứu này chưa được báo cáo rộng rãi, nhưng có một vài lý do để các bác sỹ điều trị thử dùng thuốc kháng virus HIV cho các bệnh nhân Covid-19. Giống như HIV, virus corona chủng mới là loại virus RNA (virus có axit ribonucleic làm vật liệu di truyền). Nhiều năm trước, sự kết hợp giữa thuốc HIV và thuốc kháng virus dường như đã mang lại hiệu quả khả quan đối với một số bệnh nhân trong đợt bùng phát dịch SARS (2002-2003), theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thorax.

Virus gây bệnh SARS là một chủng corona khác. Một bài viết trên CNN, Tiến sĩ Sten Vermund, Trưởng khoa Y tế Công cộng Đại học Yale cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc đã học được một cách đối phó với virus corona từ các dịch bệnh trước đây (như SARS và MERS) để tái sử dụng thuốc kháng virus trong điều trị dịch bệnh nguy hiểm đang gây nên nỗi sợ hãi trên toàn cầu.

Một số công ty trên thế giới đã thông báo phát triển thành công loại vaccine tiềm năng trị Covid-19, ngay sau khi có được các thông tin về di truyền của virus này. Các “ứng viên” đã xuất hiện khá sớm kể từ khi SARS-CoV-2 xuất hiện vào tháng 12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã phải mất khoảng 20 tháng để bắt đầu thử nghiệm vaccine SARS trên người, Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết. Các quan chức y tế cũng đã khẳng định rõ, các loại vaccine tiềm năng không thể được phê duyệt trong thời gian dưới 1 năm.

thuoc dieu tri covid 19 dang o dau dung mong dot chay giai doan
Hiện tại, nên giữ khoảng cách trong giao lưu xã hội một cách nghiêm ngặt, thay đổi hành vi liên quan đến vệ sinh và tự cách ly, khi không chắc về việc bị nhiễm bệnh. Ảnh một phụ nữ Iran đeo khẩu trang phòng Covid-19 tại Thủ đô Tehran. (Nguồn: AP)

Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 có thể bắt đầu sau khoảng hai tháng. Và để tiến hành một thử nghiệm như vậy sẽ cần khoảng 45 tình nguyện viên, kéo dài khoảng ba tháng. Trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu sẽ cố gắng xác định xem các “ứng viên” có đủ an toàn và thật sự hiệu quả không.

Giai đoạn tiếp theo, phải có sự tham gia của hàng trăm tình nguyện viên và sẽ kéo dài thêm khoảng từ 6 đến 8 tháng nữa. Vì vậy, ngay cả khi một vaccine tiềm năng được chứng minh là an toàn và hiệu quả, thì vaccine Covid-19 vẫn không thể sẵn sàng để sử dụng trong năm nay, TS. Fauci nói.

Tất nhiên, đang theo đuổi mục tiêu sản xuất vaccine Covid-19 vẫn có rất nhiều “ứng viên” tiềm năng khác từ Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Israel… Đáng chú ý có Moderna do Công ty Công nghệ sinh học Moderna của Mỹ phát triển. Được biết, họ đã gửi vaccine thử nghiệm đến Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ và cho biết, thử nghiệm giai đoạn 1 có thể bắt đầu vào tháng Tư năm nay. Moderna sử dụng RNA nhằm mục đích tạo ra loại thuốc điều khiển các tế bào trong cơ thể sinh ra protein để ngăn ngừa hoặc chống lại bệnh tật.

Hay mới đây, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Israel Ofir Akunis tuyên bố, sẽ phát triển thành công vaccine Covid-19 dựa trên loại vaccine IBV phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, trong vòng 90 ngày nữa, nếu mọi việc suôn sẻ. Theo các nhà khoa học Israel, các nghiên cứu cho thấy SARS-CoV-2 giống với IBV về mặt di truyền và cơ chế lây nhiễm. Họ tự tin có thể điều chỉnh vaccine IBV để chống lại Covid-19.

Kẻ thù lớn nhất không phải là virus

Tuy nhiên, hiện chưa thể nói được điều gì, cũng khó có thể dự báo diễn biến sắp tới của dịch, khi giới nghiên cứu thừa nhận vẫn chưa biết nhiều về Covid-19 sau hơn hai tháng bùng phát. Bởi vậy, theo kinh nghiệm của Giáo sư Richard Larson, chuyên gia về dữ liệu và xã hội của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ, dịch SARS đã được ngăn chặn không chỉ bằng vaccine mà còn nhờ sự phối hợp của các cá nhân với nhau và với các Chính phủ. Trong khi chưa có vaccine Covid-19, các nước nên áp dụng các biện pháp tương tự như chống SARS, đó là giữ khoảng cách trong giao lưu xã hội một cách nghiêm ngặt, thay đổi hành vi liên quan đến vệ sinh và tự cách ly, khi không chắc về việc bị nhiễm bệnh.

Hiện tại, còn quá sớm để ước tính về "mức độ tồi tệ" của dịch bệnh Covid-19, chuyên gia về bệnh dịch Laurie Garrett, tác giả cuốn "Ebola: Câu chuyện về sự bùng phát" dự báo, "Dịch sẽ quay vòng trên khắp thế giới, bất chấp thay đổi mùa, trong một thời gian dài". WHO cũng đã tăng mức cảnh báo nguy cơ lây lan Covid-19 từ "cao" lên "rất cao" ở cấp độ toàn cầu.

Tuy nhiên, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng, “kẻ thù lớn nhất của chúng ta không phải là virus, đó là nỗi sợ hãi, tin đồn gây hoang mang và sự kỳ thị. Tài sản lớn nhất của chúng ta là sự thật, lý trí cùng tình đoàn kết".

thuoc dieu tri covid 19 dang o dau dung mong dot chay giai doan

Lý do Covid-19 thích ‘tấn công’ đàn ông trung niên?

TGVN. Chủng mới của virus corona (SARS-CoV-19) gây bệnh Covid-19 đang lan truyền nỗi sợ hãi và lo lắng trên khắp thế giới, đặc biệt ...

thuoc dieu tri covid 19 dang o dau dung mong dot chay giai doan

Chống chọi với virus corona chủng mới, lá chắn 'miễn dịch' vô tác dụng?

TGVN. Đại dịch viêm phổi kinh hoàng tại Vũ Hán rồi cũng sẽ qua đi, vô số trường hợp bị lây nhiễm, nhiều người tử ...

thuoc dieu tri covid 19 dang o dau dung mong dot chay giai doan

Thuốc điều trị virus corona: Đặt cược vào các loại dược phẩm có sẵn hay là không?

TGVN. Các bác sỹ và nhà nghiên cứu đang thử nghiệm các loại thuốc sẵn có để chữa trị triệu chứng của dịch viêm đường ...

Minh Anh

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm Bogor, tham dự Hội nghị hẹp các nhà lãnh đạo Singapore-Indonesia do Tổng thống Jokowi tổ chức.
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Parnpree Bahiddha-Nukara từ chức sẽ không gây ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Thái Lan.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Thủ tướng Singapore thăm Indonesia, Pháp đón Thủ tướng Nhật Bản, Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 29/4/2024 từ trường quay. Vietlott hôm nay. xổ số Vietlott Max 3D 29/4.
XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 29/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay - XSDT 29/4/2024. Ket qua xo so Dong Thap. kết quả xổ số Đồng Tháp ngày 29 ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động