TIN LIÊN QUAN | |
4 thói quen tốt có thể giúp kéo dài tuổi thọ của đàn ông | |
Mỹ: Cặp vợ chồng sống thọ nhất thế giới kỷ niệm 80 năm kết hôn |
Sau khi tiến hành phân tích mẫu tế bào của những người siêu bách tuế (những người sống trên 110 tuổi), các nhà khoa học Nhật Bản đã khám phá ra một sự thật thú vị: Những cụ lão này có chứa lượng tế bào T CD4 (một loại tế bào miễn dịch) nhiều hơn hẳn so với người bình thường. Phải chăng chính loại tế bào nằm ngay trong cơ thể chúng ta lại là thứ “thuốc trường sinh”, mà con người đã mải công tìm kiếm suốt hàng ngàn năm qua.
Những người sống trên 110 tuổi rất hiếm trên thế giới. Lấy ví dụ ở Nhật Bản, năm 2015, đất nước mặt trời mọc (vốn nổi tiếng về sống thọ) có khoảng 61.000 người trên 100 tuổi, nhưng chỉ có 146 người trên 110 tuổi.
Nhiều nghiên cứu được thực hiện trước đây đã chỉ ra rằng, nhóm siêu bách tuế có mối liên quan đến khả năng miễn dịch với rất nhiều loại bệnh, điển hình là nhiễm trùng và ung thư, trong suốt cuộc đời. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những cụ siêu bách tuế sẽ sở hữu một hệ miễn dịch cực mạnh, và nghiên cứu mới đây của nhóm tác giải này đã phần nào giải thích được nhân tố tạo nên khả năng tuyệt vời này.
Cụ thể, nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Trường đại học Y Keio (Nhật Bản) đã tiến hành phân tích các tế bào miễn dịch từ những siêu bách tuế và nhóm đối chứng là những người trẻ hơn. Trong thí nghiệm này, các nhà khoa học đã thu thập tổng cộng 41.208 tế bào từ 7 siêu bách tuế (trung bình 5.887 tế bào/người) và 19.994 tế bào từ 5 người thuộc nhóm đối chứng (trung bình 3.999 tế bào/người) có độ tuổi 5x đến 8x.
Kết quả phân tích chỉ ra rằng, số lượng tế bào B ở nhóm siêu bách tuế thấp hơn nhưng lượng tế bào T lại gần như tương đương nhóm đối chứng. Đặc biệt, số lượng của một phân loại của tế bào T có sự tăng cao ở nhóm siêu bách tuế. Phân tích sâu phân loại này cho thấy nhóm siêu bách tuế sở hữu số lượng cao vượt trội các tế bào T độc (tế bào T chứa chất độc tế bào có khả năng giết chết tế bào khác). Thậm chí, trong một vài trường hợp, số lượng tế bào T độc này chiếm đến 80% tổng lượng các tế bào T, so sánh với mức 10-20% ở nhóm đối chứng.
Thông thường những tế bào T CD8 mới có khả năng gây độc tế bào và tế bào T CD4 thì không có năng này. Tuy nhiên, trong trường hợp của những siêu bách tuế, những tế bào T độc có số lượng cao vượt trội lại là CD4. Để tìm hiểu xem những tế bào T CD4 đặc biệt ở nhóm siêu bách tuế được sản xuất như thế nào, các nhà khoa học tiến hành phân tích mẫu máu của 2 siêu bách tuế và nhận thấy rằng, những tế bào này là kết quả của sự nhân nhanh vô tính (tế bào tiến hành phân bào tạo ra một lượng lớn các tế bào con cháu).
Tiến sĩ Piero Carninci, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: “Thông thường các tế bào T CD4 sẽ tạo ra cytokines (một loại tín hiệu tế bào) và tế bào T CD8 sẽ tạo ra chất độc tế bào. Trong trường hợp của nhóm siêu bách tuế, những tế bào T CD4 đặc biệt, rất hiếm gặp ở người bình thường có thể chính là nguồn gốc của khả năng chống lại nhiều loại bệnh tật, đặc biệt là sự khởi phát của khối u . Phát hiện này đã mở ra một hướng nghiên cứu mới về khả năng chống lại bệnh tật của những người trường thọ”.
Bí quyết sống thọ của người đàn ông có thể sẽ soán ngôi vị người cao tuổi nhất thế giới Một người đàn ông Ấn Độ gần đây đã gây sốc cho nhân viên sân bay ở Abu Dhabi, vì hộ chiếu của ông cho ... |
Bí quyết sống thọ của cụ bà 118 tuổi: Hát dân ca và chơi với gà Cụ Julia Flores Colque đến từ Bolivia được cho là người già nhất thế giới với số tuổi 118. Cụ vẫn hát những bài hát ... |
Cụ bà 128 tuổi chưa một ngày thấy vui trong đời Cụ Koku Istambulova sinh ngày 1/7/1889 theo thông tin ghi trên hộ chiếu do Chính phủ Nga xác nhận, nhưng vẫn thật khó tin bởi ... |