Các nhà lãnh đạo của 5 nước thành viên chụp ảnh nhóm ảo trước khi bước vào Thượng đỉnh BRICS ngày 23/6. (Nguồn: CGTN) |
Hội nghị - với sự tham dự của lãnh đạo 5 quốc gia thành viên gồm Nga, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - sẽ thảo luận về hợp tác giữa các thành viên trong công tác chống khủng bố, thương mại, y tế, môi trường, y học cổ truyền, khoa học, công nghệ và cải cách, cũng như nông nghiệp và giáo dục.
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi lãnh đạo các nước thành viên hợp tác để đối phó với "các hành động ích kỷ" từ phương Tây, giữa lúc Moscow đang hứng chịu một loạt lệnh trừng phạt liên quan xung đột Ukraine.
Theo nhà lãnh đạo Nga, "chỉ trên cơ sở hợp tác trung thực và cùng có lợi, chúng ta mới có thể tìm ra cách thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, vốn đã xảy ra trong nền kinh tế toàn cầu, do những hành động ích kỷ, thiếu hiểu biết của một số quốc gia gây ra".
Cho rằng các thành viên BRICS có thể thúc đẩy sự ổn định toàn cầu, Tổng thống Putin khẳng định, Nga sẵn sàng phát triển hơn nữa sự hợp tác đa phương với các thành viên còn lại cũng như thúc đẩy vai trò toàn cầu của BRICS.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần này "diễn ra vào thời điểm quan trọng vì tương lai của nhân loại. Với tư cách là các thị trường mới nổi chủ chốt và là các nước đang phát triển, các quốc gia thành viên BRICS cần phải nâng cao trách nhiệm".
Khẳng định các thành viên đã tăng cường sự thống nhất và phối hợp, ông kêu gọi BRICS "từ bỏ tâm lý chiến tranh lạnh, ngăn chặn sự đối đầu và phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương - cũng như việc lạm dụng các biện pháp trừng phạt".
Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, "sự phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn còn rất khó khăn trong khi hòa bình và an ninh lại đang trở thành những vấn đề nổi cộm hơn".
| Tin thế giới 23/6: Ukraine nói 'cao trào đáng sợ' ở Donbass? Đức thừa nhận khủng hoảng khí đốt; Australia vật lộn bài toán khó với Trung Quốc Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Đức thừa nhận khủng hoảng khí đốt, Ukraine gia nhập EU, quan hệ Nga-Mỹ, Australia-Trung Quốc, tình hình Bán đảo ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/6): Cú sốc nguồn cung từ xung đột ở Ukraine, Mỹ và đồng minh ‘ra tay’ với dầu Nga, ‘bóng ma’ lạm phát đe dọa Bulgaria Xung đột Nga-Ukraine tác động lớn tới tăng trưởng GDP toàn cầu, các nước tìm mọi cách hạ nhiệt giá xăng dầu, đối phó lạm ... |