Nhỏ Bình thường Lớn

Thượng đỉnh G20: AU sẽ gia nhập, Mỹ và Trung Quốc nói gì?

Trung Quốc được cho là sẽ nhất trí với dự thảo cuối cùng của Tuyên bố chung Thượng đỉnh G20, trong khi Mỹ tỏ ra thận trọng hơn.
(09.07) Tại Hội nghị thượng đỉnh tới, G20 có thể kết nạp AU. (Nguồn: Reuters)
Tại Hội nghị thượng đỉnh 2023, G20 có thể kết nạp AU. (Nguồn: Reuters)

Ngày 7/9, Bloomberg (Mỹ) dẫn các nguồn thạo tin cho biết, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhất trí trao tư cách thành viên thường trực cho Liên minh châu Phi (AU). Theo tờ báo, G20 dự kiến sẽ công bố quyết định này trong Hội nghị thượng đỉnh sắp tới.

Nếu thành hiện thực, kịch bản nêu trên sẽ đưa AU, khối có 55 quốc gia thành viên, lên vị trí tương đương với Liên minh châu Âu (EU). Hiện G20 bao gồm 19 nước thành viên và EU.

Tin liên quan
Thủ tướng Ấn Độ: Mời AU gia nhập G20, khẳng định New Delhi là Thủ tướng Ấn Độ: Mời AU gia nhập G20, khẳng định New Delhi là 'giải pháp' cho mọi vấn đề

Ngoài ra, Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức vào cuối tuần này ở New Delhi cũng mời 9 nước không phải thành viên, bao gồm Bangladesh, Singapore, Tây Ban Nha và Nigeria, cùng các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tham dự.

Trong một tin liên quan, trả lời câu hỏi về khả năng đạt Tuyên bố chung tại sự kiện, Điều phối viên về truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) John Kirby nhận định, tìm kiếm đồng thuận giữa các quốc gia G20 giống như việc có được “20 chiếc đồng hồ kêu cùng một lúc”, đồng thời nói điều này rất khó xảy ra song Mỹ vẫn tiếp tục hy vọng.

Về các mục tiêu chính của Hội nghị thượng đỉnh G20, ông Kirby nêu rõ: “Một trong những mục tiêu chính của chúng tôi khi tham gia G20 là giúp định hình lại và mở rộng quy mô các ngân hàng phát triển đa phương như IMF, WB.

Chúng tôi biết rằng các tổ chức này nằm trong số những công cụ hiệu quả nhất để huy động đầu tư minh bạch và chất lượng cao ở các nước đang phát triển. Đó là lý do tại sao Mỹ đã ủng hộ nỗ lực lớn hiện đang được tiến hành nhằm phát triển các thể chế này để chúng có thể đương đầu với những thách thức trong tương lai”.

Trước đó, ngày 6/9, Bloomberg dẫn lời một quan chức cấp cao chính phủ Pháp cho biết, Trung Quốc đã nhất trí với dự thảo thông cáo của Hội nghị thượng đỉnh G20.

Cũng theo báo này, hiện chỉ còn Nga và Ấn Độ không ủng hộ thông cáo chung của G20, bao gồm tuyên bố về Ukraine. Bloomberg không nêu rõ điều khoản nào về xung đột được đưa vào thông cáo cuối cùng của Hội nghị.

Tổng thống Mỹ sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Ấn Độ

Tổng thống Mỹ sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Ấn Độ

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đến New Delhi, Ấn Độ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển ...

Mỹ hạn chế đầu tư vào Trung Quốc: Bắc Kinh tuyên bố sẽ làm một việc, Anh và EC nói gì?

Mỹ hạn chế đầu tư vào Trung Quốc: Bắc Kinh tuyên bố sẽ làm một việc, Anh và EC nói gì?

Ngày 10/8, Bộ Thương mại Trung Quốc bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước sự kiện Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh cấm ...

Thủ tướng Ấn Độ: Mời AU gia nhập G20, khẳng định New Delhi là 'giải pháp' cho mọi vấn đề

Thủ tướng Ấn Độ: Mời AU gia nhập G20, khẳng định New Delhi là 'giải pháp' cho mọi vấn đề

Ấn Độ giữ một vị trí quan trọng trong việc xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu hiệu quả và đáng tin cậy.

Thủ tướng Trung Quốc sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Ấn Độ

Thủ tướng Trung Quốc sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Ấn Độ

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu ...

Tổng thống Nga, Chủ tịch Trung Quốc vắng mặt tại Hội nghị thượng đỉnh G20, Ấn Độ nói gì?

Tổng thống Nga, Chủ tịch Trung Quốc vắng mặt tại Hội nghị thượng đỉnh G20, Ấn Độ nói gì?

Ngày 6/9, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định, việc Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không ...

(theo Reuters, TTXVN)

Tin cũ hơn