Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Ông Biden thực sự nghĩ gì về ông Putin? *

Nhã Anh
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ (ngày 16/6), Tổng thống Mỹ Joe Biden dường như vẫn hoài nghi sâu sắc về người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thượng đỉnh Mỹ-Nga: Ông Biden thực sự nghĩ gì về ông Putin?
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Tổng thống Mỹ Joe Biden dường như vẫn hoài nghi sâu sắc về người đồng cấp Nga Vladimir Putin. (Nguồn: The Economic Times)

Tháng 6/2001, Tổng thống Mỹ bấy giờ là George W. Bush gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin lần đầu tiên tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga ở Slovenia. Lúc ấy, ông Bush có vẻ rất thích thú khi mô tả nhà lãnh đạo Nga là người “rất thẳng thắn và đáng tin cậy”, thậm chí còn tuyên bố rằng ông “cảm nhận được tri kỷ của mình”.

Nhưng ông Joe Biden, khi đó là Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ của bang Delaware lại có một suy nghĩ rất khác. Ông nói: “Tôi không tin tưởng ông Putin. Hy vọng rằng Tổng thống Bush thấy đồng điệu với ông Putin về phong cách hơn là thực chất”.

20 năm sau

Cho đến thời điểm hiện tại, đánh giá của ông Biden lại càng được khẳng định hơn nữa mặc dù ông đã trở thành Tổng thống Mỹ và đang chuẩn bị gặp ông Putin tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nga lần đầu tiên kể từ khi ông Biden nhậm chức.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Nga rơi vào vòng xoáy căng thẳng của những cáo buộc về sự can thiệp bầu cử, các cuộc tấn công an ninh mạng, những đòn “ăn miếng trả miếng” trong quan hệ ngoại giao và sự đối đầu tại nhiều điểm nóng.

Hội nghị này không phải là lần "chạm trán" đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo. Cách đây 10 năm khi còn là Phó Tổng thống Mỹ, ông Biden từng gặp ông Putin và nói với ông chủ Điện Kremlin rằng “người Nga dường như không có tâm hồn”.

Với những gì đã diễn ra, Thượng đỉnh Biden-Putin vào tuần tới tại Geneva (Thụy Sỹ) khó trở thành một cuộc gặp "đặc biệt thân thiện" giữa hai nhà lãnh đạo.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ và các nhà quan sát cho rằng Washington không thể né tránh thỏa thuận với Điện Kremlin, bất kể ông Biden phải ngồi xuống đàm phán với một người mà ông từng cho rằng là “kẻ sát nhân”.

Cuộc gặp giữa hai Tổng thống diễn ra sau khi ông Biden tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào ngày 14/6 tại Brussels (Bỉ).

Tin liên quan
Hội nghị thượng đỉnh Biden-Putin: Quan trọng nhưng không quá kỳ vọng? Hội nghị thượng đỉnh Biden-Putin: Quan trọng nhưng không quá kỳ vọng?

Trong bài viết trên The Washington Post cuối tuần qua, ông Biden cho hay, ông cùng các đồng minh châu Âu đang thống nhất cách giải quyết những thách thức của Nga đối với an ninh châu Âu, bắt đầu từ sự gây hấn của Moscow ở Ukraine.

Ông Biden nhấn mạnh: “Chắc chắn không phải nghi ngờ gì về quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ các giá trị dân chủ, thứ mà chúng ta không thể tách rời khỏi lợi ích của mình”.

Một điều dường như không thay đổi từ cuộc gặp Bush-Putin năm 2001: ông Biden không tin tưởng ông Putin!

Những bình luận công khai của ông Biden về ông Putin trong hai thập niên qua cùng những lời kể của các quan chức Mỹ hiện nay cũng như trước đây đều cho thấy rằng Tổng thống Mỹ hoài nghi sâu sắc và lâu dài đối với người đồng cấp Nga, vốn là cựu sĩ quan Ủy ban An ninh Quốc gia Nga (KGB).

Một cựu quan chức Mỹ chuyên về Nga nhận định: “Ông Putin chẳng có điểm gì khiến ông Biden thích. Ông Biden đánh giá về ông Putin là một người lý trí, một người không bị giới hạn bởi bất kỳ điều gì. Đó là những đánh giá thực tế, lạnh lùng về ông Putin”.

Quan hệ cá nhân

Ông Biden từng nói với các đồng nghiệp: “Tất cả các chính sách đối ngoại đều là sự mở rộng từ các mối quan hệ cá nhân”.

Theo những người thân cận với ông Biden, điều đó không có nghĩa là ông Biden tin tưởng hay thích tất cả những người mà ông ấy có mối quan hệ.

Vào tháng 2/2000, khi ông Putin còn là Quyền Tổng thống Nga và đang theo đuổi cuộc chiến ở vùng Chechnya, ông Biden từng nhận định: "Lợi ích của Washington là duy trì quan hệ chặt chẽ với Moscow, nhưng nếu chính phủ của ông Putin ở quá xa con đường dân chủ hoặc cố tình giúp các quốc gia khác phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt thì Mỹ phải đánh giá lại mối quan hệ này".

Hơn một năm sau, bình luận về Thượng đỉnh Bush-Putin, ông Biden một lần nữa bày tỏ sự dè dặt: “Cuộc gặp đầu tiên của Tổng thống Bush với người đồng cấp Nga Vladimir Putin có vẻ tích cực, mang tính xây dựng và là bước khởi đầu cho một chương mới trong quan hệ Mỹ-Nga".

Tuy nhiên, "tôi cảnh báo chính quyền Washington không nên lạc quan quá mức về ông Putin và ý định của ông ấy. Nga đã thể hiện một mô hình hành vi ít dân chủ và đáng lo ngại hơn kể từ khi ông Putin nhậm chức".

Năm 2004, ông Biden cùng với hơn 100 chuyên gia chính sách đối ngoại Mỹ đã ký một lá thư gửi Tổng thống Bush và các nhà lãnh đạo châu Âu cáo buộc ông Putin phá hoại tiến bộ dân chủ ở Nga dưới chiêu bài chống khủng bố.

Trong cuộc phỏng vấn với Fox News năm 2006, ông Biden đánh giá Nga đang ngày càng hướng tới một chế độ tài phiệt. “Putin đang củng cố quyền lực. Ông ấy đã làm điều đó trong 6 năm qua. Tôi nghĩ rằng Nga đang dần rời xa nền dân chủ chân chính cùng hệ thống thị trường tự do, và hướng tới một nền kinh tế chỉ huy với sự kiểm soát của một người duy nhất”.

Vào tháng 8/2008, khi ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Obama đang cân nhắc chọn ông Biden làm người đồng hành, ông Biden đã đến thăm đất nước Georgia.

Chuyến thăm nhằm hỗ trợ Georgia sau xung đột với hai nước cộng hòa đòi ly khai là Nam Ossetia và Abkhazia do Nga hậu thuẫn.

Kêu gọi Mỹ viện trợ khẩn cấp cho Georgia, ông Biden nói: "Tôi rời khỏi Georgia và tin rằng sự can thiệp của Nga vào Georgia có thể là một trong những sự kiện quan trọng nhất xảy ra ở châu Âu kể từ khi khối cộng sản chủ nghĩa sụp đổ”.

Thượng đỉnh Mỹ-Nga: Ông Biden thực sự nghĩ gì về ông Putin?
CTổng thống Mỹ Barack Obama từng hy vọng thiết lập lại quan hệ Nga-Mỹ trong cuộc gặp với ông Putin năm 2009. (Nguồn: AP)

"Ổn định chiến lược"

Một số đối thủ chính trị của ông Biden đã đặt câu hỏi về quyết định gặp nhà lãnh đạo Nga của chính quyền Mỹ.

Thượng nghị sỹ Cộng hòa bang Nebraska Ben Sasse phản ứng mạnh mẽ: "Chúng ta đang thưởng cho ông Putin một hội nghị thượng đỉnh hay sao?". Thượng nghị sỹ Sasse cho rằng Tổng thống Mỹ nên đối xử với người đồng cấp Nga theo cách khác thay vì "hợp pháp hóa hành động của ông Putin bằng một hội nghị thượng đỉnh".

Trong khi đó, các quan chức chính quyền Biden giải thích Thượng đỉnh Mỹ-Nga hoàn toàn là vì lợi ích quốc gia của Washington, nhưng cũng hạ thấp kỳ vọng của công chúng về cuộc gặp này. Thay vì trông đợi bất kỳ thỏa thuận lớn nào từ cuộc gặp gỡ chỉ vỏn vẹn trong một ngày, hai bên sẽ thảo luận về một loạt tranh chấp và các lĩnh vực hợp tác tiềm năng.

Tổng thống Mỹ sẽ cho người đồng cấp Nga biết phản ứng của Washington nếu Moscow cố gắng làm suy yếu nước Mỹ thông qua can thiệp bầu cử hoặc các biện pháp khác.

Có lẽ, mục tiêu quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của Thượng đỉnh Mỹ-Nga là "ổn định chiến lược" thay vì “thiết lập lại” mối quan hệ - cụm từ từng được chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama sử dụng.

Nói cách khác là ông Biden không sẵn sàng bỏ qua mọi thứ và bắt đầu lại từ đầu. Thay vào đó, ông Biden sẽ tìm kiếm một mối quan hệ "ổn định và có thể đoán trước" với Nga.

“Đây không phải là năm 2009”, một quan chức cấp cao của chính quyền Biden cho biết.

Theo vị quan chức này, chính quyền Washington của hiện tại không nuôi dưỡng bất kỳ ảo tưởng nào về sự hợp tác rộng rãi giữa hai quốc gia, mà xem hội nghị thượng đỉnh này như một công cụ quan trọng để xử lý một mối quan hệ khó khăn, dai dẳng.


* Bài viết của nhà báo chuyên về đối ngoại Nahal Toosi đăng trên tạp chí Politico ngày 9/6.

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Mỹ Joe Biden công du châu Âu: Nhiều trọng tâm đối ngoại quan trọng
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Cuộc gặp vội vã?
Cập nhật Covid-19 ngày 10/6: Campuchia 'lên lịch' hoàn tất tiêm chủng ở thủ đô; Ấn Độ nhận kỷ lục buồn; Mỹ mua 500 triệu liều vaccine để đi tặng
Những điều cần biết về quyền ưu đãi, miễn trừ tại cơ quan đại diện
Tiêm kích MiG-29 của Bulgaria gặp nạn trong cuộc tập trận với Mỹ ở Biển Đen

(theo Politico)

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Nga-Mỹ

Đọc thêm

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Cần thấy trách nhiệm của chính chúng ta, mỗi người lớn là không thể thiếu trong xây dựng, phát triển văn hóa đọc.
Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Cuộc sống làm dâu hào môn của 'ngọc nữ' Tăng Thanh Hà

Với nhan sắc xinh đẹp, lối diễn tự nhiên, Tăng Thanh Hà từng là nữ diễn viên được yêu thích của màn ảnh Việt.
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để thêm nụ cười chiến thắng?

U23 Việt Nam vs U23 Malaysia: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để thêm nụ cười chiến thắng?

HLV Hoàng Anh Tuấn phải điều chỉnh một vài vấn đề cho U23 Việt Nam để có thể thắng U23 Malaysia ở lượt trận thứ 2, lấy vé tứ kết ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Lào-Campuchia thắt chặt quan hệ láng giềng

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng Phu nhân Naly Sisoulith sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tuần tới.
Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Thăm Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc tìm cách tăng cường đầu tư sâu hơn vào một số lĩnh vực

Indonesia và Trung Quốc tìm cách tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thông qua đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng, hạ nguồn, an ninh lương thực và quá trình chuyển ...
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động