Thương hiệu quốc gia: Câu chuyện luôn mới

Không phải lần đầu nói chuyện về đề tài này, nhưng với nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, việc xây dựng thương hiệu quốc gia vẫn là một lĩnh vực còn rất mới tại Việt Nam và cần bàn luận nhiều cho tới khi nào được quan tâm xứng tầm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thuong hieu quoc gia cau chuyen luon moi Xây dựng Đảng để nâng cao hiệu quả đối ngoại
thuong hieu quoc gia cau chuyen luon moi Tọa đàm đầu tiên với các Đại sứ nước ngoài về nghề cho tân cán bộ ngoại giao

Trong suốt những năm làm công tác ngoại giao, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng nhiệm vụ chính của mình là giới thiệu, quảng bá về đất nước. Tuy vậy, khi quan sát, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác, bà lại thấy ở Việt Nam chưa có một phương pháp bài bản để có thể giúp không chỉ ngành Ngoại giao, mà các ngành khác như Du lịch, Thương mại, xúc tiến đầu tư giới thiệu và quảng bá hình ảnh Việt Nam mới ra thế giới. Gần đây, tại một cuộc tọa đàm về quảng bá Việt Nam tổ chức ở Hà Nội, bà lại có thêm cơ hội được "giãi bày" về lĩnh vực dành nhiều tâm huyết này...

Linh hồn của dân tộc

Với bà Tôn Nữ Thị Ninh, thương hiệu quốc gia chính là linh hồn của dân tộc và câu hỏi thường trực cần phải đặt ra “Ta là ai?”, “Ta muốn là gì?”. Theo bà, thương hiệu quốc gia cần được sự công nhận của thế giới bên ngoài cùng với sự lan tỏa của các giá trị cốt lõi. Chẳng hạn khi nghĩ đến Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến đất nước của sự hài hòa trong mọi khía cạnh của cuộc sống và đòi hỏi thẩm mỹ cao đến độ khắt khe. Vì vậy, để tìm ra linh hồn của thương hiệu quốc gia, người Việt cũng thử so sánh mình với người Nhật, Trung Quốc, Thái Lan... xem giá trị cốt lõi của dân tộc mình là gì.

thuong hieu quoc gia cau chuyen luon moi
Bà Tôn Nữ Thị Ninh (bên trái) chia sẻ tại cuộc tọa đàm tại Hà Nội. (Ảnh: A.L)

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của lịch sử trong việc gìn giữ và phát huy linh hồn cốt lõi của dân tộc, bà Ninh nhớ đến câu nói nổi tiếng của cố Thứ trưởng Ngoại giao Lê Mai: “Việt Nam không chỉ là tên của một cuộc chiến, mà là một đất nước”. Điều này có nghĩa, Việt Nam không phủ nhận lịch sử, nhưng được nhìn với hình ảnh mới mẻ của một đất nước đang sống lại, vượt lên quá khứ với tràn đầy sinh lực.

Nhiều năm nghiên cứu về thương hiệu quốc gia, bà Ninh vẫn chạnh lòng vì nhận thức của xã hội về điều này chưa cao. Trong khi đó, việc ý thức được thương hiệu quốc gia sẽ là lợi thế rất lớn để Việt Nam xuất hiện trên thế giới. “Hội nhập nhưng không hòa tan. Người Việt Nam ra nước ngoài không chỉ học hỏi và cần đặt ra câu hỏi cho bản thân mình sẽ mang gì ra thế giới. Chúng ta phải luôn luôn ý thức được điều này”, bà nhấn mạnh.

Ngoài ra, điều bà thấy đáng tiếc khác là việc xây dựng các chủ lực mềm của đất nước vẫn chưa được đặt ở một ví trí xứng đáng. Bởi bà tin lĩnh vực ẩm thực và nghệ thuật, nếu đầu tư, Việt Nam có thể gia nhập thế giới và tạo nên thương hiệu có thể sánh ngang các nước. Trên thực tế, ba món ăn Việt (phở, nem và bánh mì) đã xuất hiện ở tầm toàn cầu và Việt Nam hoàn toàn có thể vươn xa hơn nữa trong lĩnh vực này.

Lấy ví dụ về lĩnh vực thời trang, bà Ninh kể lại câu chuyện khi bà còn làm Đại sứ Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) và tại Bỉ. Đó là tại bữa tiệc tiếp khách được tổ chức ở Brussels với màn biểu diễn trang phục của ba nhà thiết kế Việt Nam. Tại đây, một giáo sư người nước ngoài đã nói với bà rằng, ông ấy cảm thấy rất ngạc nhiên vì Việt Nam chỉ một thời gian ngắn sau chiến tranh, trình độ thẩm mỹ về nghệ thuật đã đạt theo tiêu chuẩn của Nhật Bản. Lời khen chân tình đó của vị khách quốc tế khiến bà rất mừng.

Cũng theo bà, khi giới thiệu quảng bá nghệ thuật của đất nước, cần có cách thức diễn giải giới thiệu cụ thể, hấp dẫn và mới lạ. Bà đưa ra điển hình là Giáo sư Trần Thanh Khê – một bậc thầy về nghệ thuật diễn giải đã nhiều lần được bà mời giới thiệu về âm nhạc dân tộc và ẩm thực của Việt Nam.

Vốn quý nhất là con người

Nói về nguồn vốn của thương hiệu quốc gia, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng vốn quý nhất và đặc sắc chính là con người, chứ không chỉ là nguồn tài nguyên thiên nhiên mà Việt Nam đang sở hữu. Khi tiếp xúc với bên ngoài, bà đã cảm nhận được rõ điều này qua ấn tượng và thiện chí của bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, con người cũng luôn có hai mặt: mặt tốt và mặt xấu. Và điều quan trọng là người Việt Nam cần nhìn nhận lại những đánh giá về mình để củng cố cái đẹp, đồng thời cải hóa dần những cái xấu.

“Không ít người nước ngoài vẫn nghĩ Việt Nam là nước kém phát triển với bình quân thu nhập trên đầu người rất thấp, thậm chí còn kém phát triển về văn hóa và trình độ khoa học. Nếu bất cứ ai trong chúng ta làm cho họ có những phát hiện thú vị về con người của Việt Nam thì chúng ta đã thành công trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia”, bà Ninh khẳng định.

Nhắc lại tin vui ba đại diện Việt Nam lọt top 100 phụ nữ tiêu biểu toàn cầu do BBC bình chọn vào tháng 10/2017, bà cũng cho rằng, vai trò của giáo dục rất quan trọng trong việc rèn luyện bản lĩnh cho người Việt để có thể lan tỏa giá trị Việt ra thế giới.

“Thương hiệu quốc gia là sự tương tác giữa sự tự nhận thức của người Việt Nam về bản thân mình, con đường mình đi và nhận thức của thế giới đối với hình ảnh Việt Nam. Đặc biệt, thương hiệu quốc gia được xây dựng dựa trên chính con người của quốc gia đó, là tài sản trên mọi khía cạnh chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Vì vậy, mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có thể là một “đại sứ”, đóng góp tích cực cho thương hiệu quốc gia”, bà nói.

thuong hieu quoc gia cau chuyen luon moi Cán bộ Ngoại giao quán triệt Nghị quyết Đại hội XII

Ngày 25/4, Đảng bộ Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII.

thuong hieu quoc gia cau chuyen luon moi Ban Đối ngoại Trung ương trao tặng Bằng khen cho cán bộ ngoại giao

11 tập thể và 31 cá nhân đã được tặng Bằng khen vì những đóng góp xuất sắc trong các chuyến thăm nước ngoài năm ...

thuong hieu quoc gia cau chuyen luon moi Cán bộ ngoại giao nữ: “Đều tay” cùng đồng nghiệp nam

“Cán bộ ngoại giao nữ đang chiếm vị trí rất quan trọng trong tất cả các mặt công tác của Bộ và hoàn toàn có ...

AN LÊ

Xem nhiều

Đọc thêm

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 6/11/2024

Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 6/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Thuận theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 6/11/2024.
Chim cánh cụt châu Phi suy giảm nhanh số lượng, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Chim cánh cụt châu Phi suy giảm nhanh số lượng, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Chim cánh cụt châu Phi, loài chim cánh cụt duy nhất sinh trưởng trên lục địa này, đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vào năm ...
Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Giá đất hiếm đã trở lại thành tâm điểm của thị trường khi bất ngờ tăng vọt từ đầu tháng 11/2024.
Hàng loạt sự kiện hấp dẫn hứa hẹn khuấy động Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình 2024

Hàng loạt sự kiện hấp dẫn hứa hẹn khuấy động Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình 2024

Từ ngày 15-23/11, Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 sẽ diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, trải nghiệm hấp dẫn.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Báo TG&VN giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng ...
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bộ Ngoại giao tri ân công lao cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám

Bộ Ngoại giao tri ân công lao cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình dẫn đầu đoàn đại diện Bộ Ngoại giao tới viếng thăm gia đình cố Giáo sư, Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám.
Phở, nem Việt Nam gây ấn tượng mạnh với du khách tại Hội chợ Bazaar ASEAN 2024 ở Venezuela

Phở, nem Việt Nam gây ấn tượng mạnh với du khách tại Hội chợ Bazaar ASEAN 2024 ở Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã phối hợp với các nước thuộc ASEAN tại thủ đô Caracas tổ chức hội chợ Bazaar ASEAN 2024.
Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 1/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 dành ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Từ ngày 28-30/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã tham dự Triển lãm Halal Expo được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riyadh.
Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Ngày 1/11, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Bộ Nội vụ tổ chức chung khảo Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động