Sebastian Siemiatkowski, CEO Klarna tại văn phòng công ty ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển. (Nguồn: Reuters) |
Theo ông Sebastian Siemiatkowski, nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Công ty Fintech Thụy Điển Klarna, chính sự phát triển của công nghệ Thụy Điển đã đưa ông đến thành công ngày hôm nay.
Vào cuối những năm 1990, chính phủ Thụy Điển đã đưa ra một chính sách cải cách với mục tiêu cung cấp cho mỗi gia đình một chiếc máy tính.
Trao đổi với các phóng viên, ông Sebastian cho biết: "Bấy giờ, những gia đình có thu nhập thấp như gia đình tôi khó mà chi trả được cho máy tính. Tuy nhiên, ngay khi chính phủ bắt đầu áp dụng cải cách, mẹ tôi đã lập tức sắm được cho chúng tôi một chiếc".
Trong vòng ba năm thực hiện chính sách (1998-2001), 850.000 chiếc máy tính đã đến tay các hộ gia đình, đạt gần 25% trên tổng số 4 triệu hộ trên cả nước.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, khi công ty Klarna được thành lập năm 2005, cứ 100 người Thụy Điển lại có 28 người đăng ký dùng băng thông rộng. Trong khi đó, con số này là 17 người ở Mỹ và đạt mức trung bình là 3,7 trên toàn cầu.
Nhờ vào sự phổ biến từ sớm của băng thông rộng, ứng dụng Spotify hiện cho phép người dùng có thể phát nhạc trực tuyến, trong khi nền tảng iTunes của gã khổng lồ nhà Táo chủ yếu vẫn đòi hỏi người dùng tải nhạc ngoại tuyến.
Ông Sebastian nhận định: "Với bước tiến này, chúng ta đã đi trước thời đại vài năm".
“Thiên đường” khởi nghiệp
Tuy chủ yếu đặt nguồn vốn đầu tư tổng thể vào các nền kinh tế lớn ở châu Âu như Anh, Pháp và các trung tâm tài chính lâu đời khác, Thụy Điển lại đang hướng đến một mục tiêu vượt tầm khác.
Quốc gia này có tỷ lệ khởi nghiệp cao thứ ba trên thế giới, sau Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha, với con số 20 công ty khởi nghiệp trên 1.000 nhân viên.
Theo nghiên cứu năm 2018 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Thụy Điển cũng là nước có tỷ lệ start-up trụ vững sau ba năm cao nhất, đạt mức 74%.
Bà Sarah Guemouri thuộc công ty đầu tư Atomico cho biết, thủ đô Stockholm hiện chỉ đứng sau Thung lũng Silicon của Mỹ, với giá trị của các start-up “kỳ lân” vượt mức 1 tỷ USD theo bình quân đầu người, tức khoảng 0,8 USD trên 100.000 dân.
Tuy nhiên, không có gì đảm bảo sự bùng nổ này sẽ kéo dài, nhất là ở một quốc gia có mức thuế thặng dư vốn đạt 30% và mức thuế thu nhập cao nhất lên tới 60%.
Spotify là ứng dụng nghe nhạc trực tuyến hàng đầu thế giới, ra mắt từ năm 2008 tại Thụy Điển và đến nay đã có hơn 400 triệu người dùng, trong đó có 180 triệu thuê bao. (Nguồn: Getty) |
Năm 2016, công ty Spotify cho biết họ đang xem xét chuyển trụ sở chính sang các nước khác, do mức thuế cao ở Thụy Điển khiến cho việc thu hút nhân tài ở nước ngoài trở nên khó khăn.
Theo ông Yusuf Ozdalga, đối tác của công ty đầu tư QED Investors, các công ty quốc tế thường gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và thực hiện các thủ tục hành chính, pháp lý để thành lập công ty.
Tiến thoái lưỡng nan
Ông Jeppe Zink, đối tác tại công ty đầu tư Northzone ở London, cho biết 1/3 số tiền các nhà đầu tư nhận được khi họ rút vốn khỏi các công ty Fintech ở châu Âu đến từ Thụy Điển.
Cũng theo ông, chính sách của chính phủ đã góp phần tạo nên xu thế này.
Ông Jeppe bày tỏ: "Tuy rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, song đối với các nhà đầu tư mạo hiểm như chúng tôi, tình huống này lại khá thú vị, bởi chúng tôi không quen điều tiết việc tạo ra thị trường. Trên thực tế, chúng tôi vốn rất lo lắng về vấn đề này".
Theo Bộ trưởng Phát triển kỹ thuật số Thụy Điển Anders Ygeman, việc điều tiết xã hội có thể khiến các nhà cải cách “ngã đau”, sau đó "đứng dậy và làm lại từ đầu".
Thành công của một người có thể tạo động lực thúc đẩy cho thành công của người khác, đây có lẽ là hiệu ứng đã đưa Thụy Điển trở thành “cái nôi” khởi nghiệp.