TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam - Thụy Điển chia sẻ kinh nghiệm báo chí hiện đại | |
Khách sạn băng vĩnh viễn đầu tiên trên thế giới |
Đây không phải thành công có được trong một sớm một chiều mà là kết quả của cả quá trình thực hiện cuộc Cách mạng tái chế từ nhiều thập kỷ trước.
Cách mạng tái chế
Cuộc Cách mạng tái chế bắt đầu ở Thụy Điển từ nửa sau những năm 1940. Nhà máy xử lý rác thải (trạm tái chế) đầu tiên được thiết kế kết nối với các tòa nhà mới xây dựng sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, vận hành theo phương thức đốt rác để sưởi ấm. Đến những năm 1970, mô hình trạm tái chế được nhân rộng. Lúc bấy giờ, lượng rác thải sinh hoạt được chuyển hóa thành năng lượng mới ở mức 38%. Mặc dù vậy, quốc gia Bắc Âu này vẫn bảo đảm chất lượng môi trường ở mức an toàn nhờ áp đặt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về hạn chế lượng khí thải từ việc đốt rác từ giữa những năm 1980. Sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ cùng với quá trình phân loại rác chặt chẽ, thông minh đã giúp giảm 90 - 99% lượng khí thải từ việc đốt rác tại đây.
Được thiết lập trên khắp Thụy Điển, các trạm tái chế rác phải bảo đảm cách khu dân cư không quá 300m. Người dân sẽ đổ rác sinh hoạt vào các thùng chứa đặc biệt. Các thùng này sẽ dẫn rác trực tiếp đến trạm tái chế, nhờ đó mỗi năm Thụy Điển có thể xử lý đến hơn 2 triệu tấn rác thải. Đây là điểm thú vị nhất trong quy trình tái chế rác thải của Thụy Điển bởi hiện nay, phần lớn các quốc gia vẫn tiến hành theo kiểu tập trung rác về một nơi để xử lý dần. Nhiều bãi rác khổng lồ đã xuất hiện do tái chế hoặc xử lý không kịp, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Việc đốt hoặc chôn lấp rác thải theo kiểu cổ điển tại nhiều nước không chỉ gây hậu quả lập tức mà còn có tác động lâu dài đến hành tinh xanh bởi rác thải nhựa phải mất tới 400 năm mới có thể tự phân hủy.
Ngoài xây dựng quy trình xử lý rác thải thông minh, Thụy Điển còn quản lý chặt chẽ việc xả thải của mỗi hộ gia đình. Cụ thể mỗi hộ gia đình chỉ được phép thải ra 500kg rác thải sinh hoạt mỗi năm. Phần lớn toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt này được tái chế, chỉ có 1 - 4% trong số đó được chôn lấp. Trung bình, mỗi hộ gia đình đều có ít nhất ba thùng đựng để phân loại rác vô cơ, hữu cơ và các loại rác khác. Đây chính là lý do đất nước này luôn xếp thứ hạng cao về mức đó xanh sạch.
Vì mục tiêu Tương lai xanh
Nhiều người có thể cho rằng, việc nhập khẩu rác vì Tương lai xanh là khá mâu thuẫn khi một quốc gia mong muốn trở nên xanh, sạch, đẹp lại đi “mang rác về nhà”. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn hợp lý tại Thụy Điển. Với kỳ vọng trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng hoàn toàn năng lượng sạch như nhiệt điện, thủy điện, điện mặt trời, điện gió… thay vì sử dụng năng lượng từ dầu mỏ, Thụy Điển vẫn tiếp tục theo đuổi chương trình biến rác thành năng lượng, vừa bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm. Giá thành năng lượng tại quốc gia Bắc Âu này hiện thuộc vào hàng thấp nhất toàn cầu.
Để theo đuổi mộng ước trở thành “siêu cường tái chế rác thải”, Thụy Điển đang gặp phải khó khăn khi thiếu hụt nguyên liệu để tạo thành năng lượng: rác thải. Do đó, chính quyền Stockholm đang phải tìm cách nhập khẩu rác để có đủ nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp năng lượng xanh. Ước tính mỗi năm, Thụy Điển phải nhập khẩu 700.000 tấn rác thải từ các quốc gia khác.
Cũng vì bảo vệ môi trường, hoạt động của các trạm tái chế hay nhà máy xử lý rác thải tại Thụy Điển đều được kiểm soát nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Môi trường. Các trạm này phải được cấp giấy phép mới có thể đi vào hoạt động, đồng thời thường xuyên được cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra các vấn đề liên quan đến phát thải vào không khí, xả thải vào nguồn nước, vấn đề tiếng ồn và an toàn vận chuyển... Thụy Điển cũng đã thành lập Tòa án Môi trường chuyên để xử lý các kiến nghị từ Hội đồng Môi trường thành phố, cư dân địa phương…
Kế hoạch tái chế rác sinh hoạt thành chất đốt lần đầu tiên được tiến hành tại Thủ đô Stockholm năm 1904. Năm 2012, 2.270.000 tấn rác thải sinh hoạt đã được Thụy Điển tái chế thành năng lượng. Ngày nay, với 32 kế hoạch tái chế rác sinh hoạt khác nhau, Thụy Điển có đủ năng lượng để sưởi ấm cho 810.000 hộ gia đình và cung cấp điện năng cho hơn 250.000 nhà ở. |
Phạt tới 7 triệu đồng nếu vứt rác bừa bãi Từ ngày 1/2/2017 tới, người dân vứt rác bừa bãi bị phạt tới 7 triệu đồng. Đây là những quy định mới trong Nghị định ... |
Rác thải nhựa: "Tử thần" với đại dương Đến năm 2050, khối lượng rác thải nhựa trên biển sẽ bằng 1/3 khối lượng cá trên khắp các đại dương nếu tốc độ gia ... |
Những bức ảnh về du thuyền đẹp nhất 2016 CNN vừa đăng tải 20 bức ảnh đẹp nhất của các nhiếp ảnh gia gửi về cho Cuộc thi ảnh Du thuyền Mirabaud 2016 (Mirabaud Yacht ... |