Tiềm năng kinh tế biển Việt Nam

GS. TS Nguyễn Hồng Thao
Biển Đông được đánh giá là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và là một trong 64 hệ sinh thái biển rộng (large marine ecosystem) quan trọng của thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tài nguyên cá. (Ảnh: Tấn Vũ)
Biển Việt Nam có 2.038 loài cá, trong đó có trên 100 loài cá có thể đánh bắt vì mục đích kinh tế. (Ảnh: Tấn Vũ)

Ba hệ sinh thái lớn thường được đề cập trong Biển Đông là rạn san hô, rừng ngập mặn, và nguồn lợi hải sản. Biển Đông chiếm 20% tổng diện tích rạn san hô của khu vực Đông Nam Á trong khi khu vực này chiếm 34% tổng diện tích rạn san hô của thế giới với 50 trong số 70 loài san hô được biết đến trên thế giới có mặt ở khu vực Tây Ấn-Thái Bình Dương.

Biển Đông chiếm 12% tổng diện tích rừng ngập mặn của thế giới và 30% tổng diện tích rừng ngập mặn của châu Á với 41 trong số 51 loài cây ngập mặn được biết đến trên thế giới. Các vùng biển Đông Á là nơi tập trung 20 trong số 50 loài cỏ biển được biết đến trên thế giới trong đó 18 loài sinh trưởng trong các vùng ven bờ Biển Đông. Biển Đông cũng là một trong 20 vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú trên thế giới, với hơn 2.000 loài cá, hơn 90 loài tôm và hơn 70 loài thân mềm.

Việt Nam được lợi từ Biển Đông khi nằm dọc biển và chiếm khoảng 1/3 diện tích Biển Đông. Tài nguyên biển Việt Nam đa dạng nhưng trữ lượng không cao.

Biển Việt Nam có 2.038 loài cá, trong đó có trên 100 loài cá có thể đánh bắt vì mục đích kinh tế; 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước. Trữ lượng cá có thể đánh bắt hiện đã suy giảm 25-30%. (từ 4 xuống dưới 3 triệu tấn/năm).

Việt Nam có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, tập trung ở 114 cửa sông, 12 đầm phá, 50 vũng/vịnh, hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, hệ sinh thái rạn san hô chiếm 1/10 diện tích biển (1.122km2) với khoảng 350 loài san hô phân bổ rộng khắp từ Bắc vào Nam. Rừng ngập mặn có khoảng 252.500ha.

Các thảm cỏ biển có tổng diện tích trên 5.583ha. Theo các báo cáo khoa học, hiện 96% các rạn san hô bị tác động tiêu cực từ các hoạt động khai thác của con người, trong đó gần 75% các rạn có mức độ rủi ro cao và rất cao. Việt Nam chỉ còn 1% trong số 1.300km2 rạn san hô dọc bờ biển đang trong tình trạng rất tốt; 26% các rạn san hô trong điều kiện tốt; 41% các rạn san hô trung bình, còn lại 31% là các rạn san hô nghèo.

Trữ lượng dầu mỏ Việt Nam khoảng 4,4 tỷ thùng, xếp thứ 28 trong số 52 quốc gia có trữ lượng dầu mỏ xác minh trên thế giới và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Trữ lượng khí đã xác minh của Việt Nam đạt khoảng 0,6 nghìn tỷ m3, đứng thứ ba trong khu vực. Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã và đang triển khai hoạt động khai thác dầu khí tại 36 mỏ với 21 hợp đồng dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của thềm lục địa Việt Nam, có 5 hệ thống đường ống dẫn khí, 3 nhà máy xử lý khí (2 ở Vũng Tàu, 1 ở Cà Mau).

dầu khí. (Nguồn: PVOIL)
Hiện tại sản lượng khai thác dầu thô ở Việt Nam trung bình đạt 7,5-8,5 triệu tấn/năm. (Nguồn: PVOIL)

Hiện tại sản lượng khai thác dầu thô ở trong nước trung bình đạt 7,5-8,5 triệu tấn/năm, tương đương đạt 24-26 nghìn tấn/ngày; sản lượng khai thác khí đạt 9-11 tỷ m3/năm, tương đương đạt 26- 30 triệu m3/ngày. Song dự báo khai thác dầu và khí của Việt Nam năm 2025 là 24 triệu TOE giảm xuống dưới 10 triệu TOE vào năm 2045. Trong tương lai, Việt Nam không còn tự chủ về nguồn nguyên liệu dầu khí và sẽ phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ nước ngoài.

Băng cháy (gas hydrate hay methane hydrate) tìm thấy ở Biển Đông được coi là nguồn năng lượng tương lai. Độ dày trung bình trầm tích để chứa băng cháy tại Biển Đông là khoảng 225m, 270m và 365 m với các loại cấu trúc khí metan I, II và H, tức tương ứng với khu vực từ chân dốc thềm lục địa Việt Nam trở ra. Tổng trữ lượng băng cháy ở Biển Đông được đánh giá là 1.38 × 1014 m3, 1.41 × 1014 m3 và 1.7 1014 m3 tương ứng với các loại I, II và H, có biểu hiện tập trung ở Hoàng Sa, Nam Đài Loan, Máng Palawan, các bể Trường Sa, Tư Chính -Vũng May và Phú Khánh.

Việt Nam chưa làm chủ được các giải pháp kỹ thuật và công nghệ khai thác, xử lý băng cháy. Việc đánh giá và phân vùng tiềm năng băng cháy là nhiệm vụ cần được quan tâm xúc tiến và sớm tiếp cận với công nghệ thăm dò và khai thác dạng tài nguyên này.

Năng lượng gió được nói nhiều như cứu cánh cho nền kinh tế biển xanh. Ngân hàng Thế giới năm 2021 đưa ra một kịch bản cao cho Việt Nam như quốc gia thành công trong ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi với sản lượng 70 GW vào năm 2050, đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc, Nhật Bản). Tuy nhiên, điều kiện khí hậu, các khó khăn quy hoạch, thu gom, vận chuyển và tranh chấp biển sẽ là rào cản cho mục tiêu này.

Báo cáo 2013 của Học viện chiến tranh hải quân Mỹ đánh giá Việt Nam sở hữu 22 triệu tấn đất hiếm, chủ yếu trên đất liền, so với Trung Quốc có 55 triệu tấn. Lưu vực sông Mekong được coi là tiềm năng, tạo điều kiện hình thành đất hiếm ở Biển Đông. Khu vực Hoàng Sa và Trường Sa có trữ lượng không cao. Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất trên 2 triệu tấn vào năm 2030 và 2,11 triệu tấn từ năm 2050.

Tài nguyên biển Việt Nam đa dạng nhưng không phải giàu. Năm vấn đề lớn của Việt Nam hiện nay liên quan đến sử dụng tài nguyên biển là: Ô nhiễm nghiêm trọng, đánh bắt quá mức, nghiên cứu hiểu biết chưa đầy đủ, không có cơ chế quản lý phát triển bền vững chung và tranh chấp biển.

Để vươn lên thành một quốc gia mạnh về biển, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn để quản lý bền vững tài nguyên biển và phát triển khoa học công nghệ biển.

IMF gợi ý biện pháp thúc đẩy kinh tế Việt Nam

IMF gợi ý biện pháp thúc đẩy kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa ra thông cáo về kết luận của Ban giám đốc điều hành IMF về Đợt tham vấn Điều ...

Các chuyên gia kinh tế và PetroVietnam cập nhật diễn biến kinh tế vĩ mô, dự báo quý IV/2023 và năm 2024

Các chuyên gia kinh tế và PetroVietnam cập nhật diễn biến kinh tế vĩ mô, dự báo quý IV/2023 và năm 2024

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận xét, "bối cảnh địa chính trị và kinh tế hiện đang diễn biến phức tạp nhất trong ...

Việt Nam, Thái Lan và Lithuania: Những chuyến thăm khai phá tiềm năng

Việt Nam, Thái Lan và Lithuania: Những chuyến thăm khai phá tiềm năng

Cùng diễn ra trong hai ngày 25-26/10, các chuyến thăm chính thức Việt Nam của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Parnpree ...

Việt Nam đề nghị EU hỗ trợ phát triển kinh tế biển

Việt Nam đề nghị EU hỗ trợ phát triển kinh tế biển

Hai bên đánh giá quan hệ Việt Nam - EU thời gian gần đây phát triển tích cực, thể hiện qua trao đổi đoàn, tiếp ...

Chuyên gia kinh tế Ireland Alan Barrett: Việt Nam đã có những bước tiến lớn về kinh tế

Chuyên gia kinh tế Ireland Alan Barrett: Việt Nam đã có những bước tiến lớn về kinh tế

Việt Nam đã tận dụng tốt những lĩnh vực mà mình có lợi thế. Tuy nhiên, trước mắt còn nhiều thách thức. Việt Nam có ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk thiết lập mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền tảng mạng xã hội và các quốc gia

Tỷ phú Elon Musk chỉ trích Thủ tướng Australia về vụ gỡ phim tấn công khủng bố ở Sydney.
Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Ấn Độ chia sẻ cách giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng

Bác sĩ Manjusha Agarwal, Bệnh viện Gleneagles Parel Mumbai Ấn Độ chia sẻ một số cách để đánh bại nắng nóng trong mùa Hè này.
Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Xuất khẩu ngày 22-28/4: Một loại nông sản hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD; Việt Nam 'kiếm' hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu

Báo TG&VN cập nhật những tin tức xuất khẩu mới nhất trong tuần từ 22-28/4.
Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Cuộc họp đặc biệt của về 'Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của ...
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động