Nhỏ Bình thường Lớn

Tiền lương là động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động

TS. Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân-Công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho biết, chế độ tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi thỏa đáng là động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động.

Đề xuất giảm giờ làm, xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng
Bà Phạm Thu Lan cho rằng, chế độ tiền lương, tiền thưởng là động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động.

Chính sách tiền lương, tiền thưởng đóng vai trò quan trọng

Sáng nay (26/5), tại diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024", TS. Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho biết, chế độ lương, thưởng, phúc lợi thỏa đáng là động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động.

Người lao động dù muốn gắn bó nhưng cũng không thể ở lại mãi với công ty khi mà lương thấp. Điều này giải thích tại sao tỷ lệ "nhảy việc" ở nước ta khá cao.

Bà Lan cho rằng, một doanh nghiệp có 1.000 công nhân, nhưng nếu mỗi tháng có đến 100 công nhân liên tục ra, vào thì doanh nghiệp sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và nhân lực cho quảng cáo tuyển dụng, tổ chức phỏng vấn, làm thủ tục, hồ sơ, giấy tờ, đào tạo nhân viên… Trong khi những chi phí này hoàn toàn có thể tiết kiệm để đầu tư cho tăng năng suất.

Theo bà Lan, việc chuyển từ một nước thu nhập thấp lên một nước thu nhập trung bình dễ hơn rất nhiều so với từ một nước thu nhập trung bình lên thu nhập cao.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tăng năng suất giai đoạn tới không thể dựa vào việc đi tiếp con đường đã đi mà đòi hỏi sự chuyển đổi mô hình, chuyển đổi nền kinh tế đi liền với chuyển đổi về việc làm, lực lượng lao động và kỹ năng.

Để thực hiện thành công sự chuyển đổi này, chính sách tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, bà Lan đề nghị xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng.

Mức lương tối thiểu thỏa đáng không chỉ đảm bảo trang trải chi phí cơ bản cần thiết cho người lao động và gia đình mà còn cần dự phòng cho sự việc bất khả kháng và tiết kiệm cho tương lai.

Đại diện Tổ chức Công đoàn mong muốn Chính phủ chỉ đạo Hội đồng Tiền lương quốc gia trong thời gian tới nghiên cứu và xác lập mức lương tối thiểu thỏa đáng, tư vấn cho Chính phủ để tiền lương thực sự là động lực tăng năng suất lao động.

Tiền lương là động lực quan trọng thúc đẩy nâng cao năng suất lao động
Ông Đặng Tuấn Tú trình bày tham luận tại diễn đàn.

Giảm thời gian làm việc để người lao động tái tạo sức khỏe

Chia sẻ tham luận tại diễn đàn, Chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty Changshin Việt Nam Đặng Tuấn Tú cho biết, năng suất lao động là yếu tố quyết định sự phát triển của một doanh nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, theo kịp trình độ của các nước.

Ông Đặng Tuấn Tú đề nghị, khi Luật Công đoàn sửa đổi, Chính phủ và Quốc hội tiếp tục ủng hộ việc trích nộp kinh phí 2% từ doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động chăm lo cho người lao động và giữ chân người lao động gắn bó với doanh nghiệp.

Ông Đặng Tuấn Tú cũng đề nghị Chính phủ xây dựng lộ trình giảm thời gian làm việc từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần và 40 giờ/tuần cho phù hợp và theo kịp các nước cùng khu vực.

Việc giảm thời gian làm sẽ tạo điều kiện cho người lao động có thời gian nghỉ ngơi dài hơn để tái tạo sức khỏe và chăm lo hạnh phúc gia đình.

Chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty Changshin Việt Nam cho rằng, Luật lao động hiện hành quy định lao động làm việc trong điều kiện bình thường không quá 8 giờ mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần. Doanh nghiệp có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho lao động biết.

'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

TS. Bùi Phương Việt Anh, Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổ chức giáo dục EAS Việt Nam cho rằng, giáo dục - đào tạo phải ...

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Người trẻ chỉ có thể làm chủ công nghệ nếu mục tiêu và cách dạy thay đổi

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Người trẻ chỉ có thể làm chủ công nghệ nếu mục tiêu và cách dạy thay đổi

PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu - Đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, học sinh chỉ ...

Đề xuất xếp tiền lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Đề xuất xếp tiền lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Bộ GD&ĐT đang dự thảo Luật Nhà giáo, theo đó đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với ...

Gia đình trong 'cơn bão' công nghệ, làm sao để không bị mất kết nối?

Gia đình trong 'cơn bão' công nghệ, làm sao để không bị mất kết nối?

Thời nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ khiến cho sự kết nối trong gia đình truyền thống trở nên yếu ...

Chuyên gia Tô Thụy Diễm Quyên: 'Xây dựng môi trường giao tiếp mở để thành viên trong gia đình thấu hiểu nhau hơn'

Chuyên gia Tô Thụy Diễm Quyên: 'Xây dựng môi trường giao tiếp mở để thành viên trong gia đình thấu hiểu nhau hơn'

Việc thiết lập các quy tắc về sử dụng công nghệ trong gia đình và khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động ...

(theo Vietnamnet)