Tiến sĩ gốc Việt quyết thực hiện dự án táo bạo - Tái tạo thành công đồi cát giữa lòng thủ đô Canada

Tái tạo đồi cát giữa lòng thủ đô Canada - Dự án táo bạo của một Tiến sĩ gốc Việt Đặng Trung Phước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Con đường ven biển từ Bình Tiên - Cà Ná.
Theo Tiến sĩ Đặng Trung Phước, miền duyên hải Việt Nam từ Thanh Hóa cho đến Ninh Thuận thường có những hệ thống đồi cát ven biển cao, rộng vừa đủ để trở thành những bờ đê tự nhiên - tuyến đầu kiên cố đối phó với mực nước biển dâng cao hiệu quả nhất.Trong ảnh: Con đường ven biển từ Bình Tiên - Cà Ná.

Chính phủ Canada đã xác định bảo vệ các loài và không gian tự nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các cộng đồng trên toàn quốc và đó là nền tảng cho những nỗ lực nhằm chống lại cuộc khủng hoảng kép về suy giảm đa dạng sinh vật và biến đổi khí hậu.

Tại thủ đô Ottawa, một hệ thống đồi cát đã được tái tạo và bảo tồn, mang đậm dấu ấn thời tiền sử trong giai đoạn kết thúc của thời kỳ đóng băng. Ngày nay, những khu đồi cát này có tên là Pinhey - biểu tượng của cảnh quan 7.000-8.000 năm trước, đang thu hút hàng nghìn người đến tham quan mỗi năm. Đồi cát Pinhey được công nhận là một trong những di sản địa chất trong vùng thủ đô của Canada.

Vào những năm 1950-1960, thành phố bắt đầu trồng cây trên hệ thống đồi cát và nhà cửa cũng được phép xây cất. Hệ thống đồi cát dần dần bị xâm hại từ đấy. Đến năm 2010, trên 99% hệ thống đồi cát hoàn toàn bị che phủ bởi rừng trồng và các khu nhà biệt lập. Năm 2011, Biodiversity Conservancy International (BCI - Hội bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới) đã đề xuất lên National Capital Commission (NCC - cơ quan chịu trách nhiệm phát triển, quy hoạch đô thị và bảo tồn ở khu vực thủ đô của Canada) dự án tái tạo hệ thống đồi cát cho thủ đô Ottawa.

Chia sẻ với phóng viên, Tiến sĩ Đặng Trung Phước - Chủ tịch BCI đã nhắc lại những khó khăn ban đầu khi xin cấp phép "khai sinh" cho dự án tham vọng trên. Đây là một đề án môi trường táo bạo của BCI vì nó có vẻ như đi ngược dòng với công tác bảo tồn thiên nhiên thông thường.

Dưới góc nhìn của các cơ quan quản lý, nghịch lý thứ nhất của đề án là đốn rừng để tái tạo một khu đất mà họ cho là khô cằn, hoang phế, không có sự sống. Nghịch lý thứ hai là đốn rừng, dù là rừng trồng cây bản địa nơi đồi cát khi xưa tọa lạc, là một điều kiêng kỵ vì rừng có một vai trò quan trọng trong giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu kỹ những lý giải của BCI về giá trị lịch sử địa chất, sự duy biệt của môi sinh, hệ sinh thái của hệ thống đồi cát, NCC đã đồng thuận và cho phép triển khai dự án tái tạo hệ thống đồi cát trong địa hạt của Vành đai xanh thủ đô Canada.

Việc NCC đồng ý để một hội phi chính phủ thực hiện một dự án môi trường tầm cỡ trên một khu đất đặc biệt của thủ đô là một điều rất hiếm thấy trong lịch sử của NCC. Điều này cho thấy NCC nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của hệ thống đồi cát trong hệ sinh thái đa dạng của Canada.

Ông Alexander Stone, người làm việc trong các chương trình về môi trường của NCC, bày tỏ vui mừng khi đồi cát ngày nay - một dự án khôi phục đặc biệt mà NCC đã hợp tác với BCI từ năm 2010 - đang thu hút rất nhiều khách tham quan.

Ông Keith Egli, Ủy viên Hội đồng khu vực 9, thành phố Ottawa, cho biết trong 12 năm qua, ông đã nhiều lần đến thăm đồi cát - một dự án mà ông đánh giá là "có tầm nhìn rộng". Ông Keith Egli nhấn mạnh tái tạo đồi cát là một trong số rất ít các dự án đã thu hút được sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như khu vực tư nhân tham gia đóng góp tài chính và các nguồn lực khác.

Ông Keith Egli cho biết giới chức thành phố từng hoài nghi về tính hợp lý của dự án môi trường này, nhưng nay dự án đã tái tạo thành công hệ thống đồi cát trong lòng thủ đô.

Tái tạo đồi cát từ một khu rừng rậm là một dự án hoàn toàn mới lạ. BCI đã kêu gọi cộng đồng đóng góp nhân lực làm việc tự nguyện và tiến độ thực hiện dự án đã nhanh hơn mong đợi. Trên 1 ha diện tích, hàng nghìn tấn cát phải được sàng lọc bằng tay để loại bỏ các vật liệu hữu cơ đủ kích cỡ từ 0,1-30cm. Để thực hiện được điều này đội ngũ tái tạo đồi cát phải thiết kế và chế biến những dụng cụ sàng lọc đơn giản, nhưng đạt hiệu quả cao trong một thời gian ngắn nhất có thể.

Theo Tiến sĩ Đặng Trung Phước, Việt Nam là một trong 5 quốc gia phải hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu trầm trọng nhất vì Việt Nam có một bờ biển dài với một vài vùng thấp như châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

Bờ biển tại những vùng này rất bằng phẳng, không có cấu trúc địa hình để có thể chống lại sự xâm nhập của nước biển. Trái lại, miền duyên hải từ Thanh Hóa cho đến Ninh Thuận thường có những hệ thống đồi cát ven biển cao, rộng vừa đủ để trở thành những bờ đê tự nhiên - tuyến đầu kiên cố đối phó với mực nước biển dâng cao hiệu quả nhất.

Nhiều quốc gia không có đồi cát ven biển, chẳng hạn như Hà Lan, đã phải gây dựng những đồi cát nhân tạo rất tốn kém để chống lại sự xâm nhập của nước biển. Trong khi đó, Việt Nam có những đập tự nhiên vô cùng kiên cố, vững chắc và lâu bền. Đó là các đồi cát trải dọc theo duyên hải từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.

Theo Tiến sĩ Đặng Trung Phước, các đồi cát tại Việt Nam cần được bảo tồn vì những lý do sau: Thứ nhất, trong bối cảnh mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu, đồi cát ven biển là tường thành kiên cố ngăn chặn nước biển xâm nhập đất liền.

Thứ hai, đồi cát là một danh lam địa chất ngoạn mục do gió làm nên. Khác với cấu trúc đồi núi, đồi cát luôn ở thể động, không ngừng di chuyển nên không có hình thể nhất định. Tổng thể môi trường đồi cát là dấu ấn địa hình có một cảnh quang đặc thù. Danh lam đồi cát cũng như tất cả những danh lam khác là tài sản quốc gia vô giá, phải được bảo vệ.

Thứ ba, trên phương diện môi trường, sinh môi đồi cát rất duy biệt, đầy nắng gió, khô hạn, nóng bức với nhiệt độ trên cát vô cùng khắc nghiệt, trung bình từ 60-80 độ C. Do đó, chỉ có những sinh vật thích nghi với môi trường không mấy thân thiện như vừa kể trên mới có thể sống trên đồi cát. Thêm nữa, đồi cát là nơi có nhiều sinh vật đặc hữu được phát hiện. Sinh vật đặc hữu là những sinh vật chỉ sống duy nhất ở nơi chúng được phát hiện, không sống ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Ở Mỹ, rất nhiều đồi cát đã trở thành Vườn quốc gia được bảo vệ bài bản và hài hòa, như Vườn quốc gia Cát trắng, bang New Mexico. Tiến sĩ Đặng Trung Phước mong mỏi Việt Nam cũng sẽ có Vườn quốc gia đồi cát (có thể thiết lập từ khu đồi cát Bình Thuận) để bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu, khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học, và phát triển du lịch bền vững.

Bảo đảm chất lượng cao nhất của các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4

Bảo đảm chất lượng cao nhất của các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4

Sáng 7/9, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt ...

Việt Nam mong muốn hợp tác với Israel trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo

Việt Nam mong muốn hợp tác với Israel trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo

Chiều 17/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp cựu Thủ tướng Israel Ehud Barak đang có chuyến thăm, làm ...

Hàn Quốc hối thúc Triều Tiên phản hồi về một sự đánh đổi 'táo bạo'

Hàn Quốc hối thúc Triều Tiên phản hồi về một sự đánh đổi 'táo bạo'

Hàn Quốc muốn giúp Triều Tiên tái thiết kinh tế để đổi lấy các bước phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

Nỗ lực đưa Việt Nam trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo của thế giới

Nỗ lực đưa Việt Nam trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo của thế giới

Ngày 16/10, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Đức đã diễn ra Lễ thành lập Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt ...

Thế hệ kiều bào trẻ - Mảnh ghép quan trọng trong công cuộc đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

Thế hệ kiều bào trẻ - Mảnh ghép quan trọng trong công cuộc đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

Những năm trở lại đây, cụm từ “đổi mới sáng tạo” được nhắc đến thường xuyên, và được xem là chìa khóa đột phá để ...

Triển lãm tranh về nguồn cội của họa sĩ gốc Việt tại Bỉ

Triển lãm tranh về nguồn cội của họa sĩ gốc Việt tại Bỉ

Mới đây, tại thủ đô Brussels (Bỉ), họa sĩ gốc Việt Thi Nguyễn Trương Minh đã giới thiệu triển lãm tranh về đề tài nguồn ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

Tân HLV Ruben Amorim không muốn Leny Yoro thi đấu cho đội U21 MU trong bối cảnh trung vệ người Pháp vừa bình phục chấn thương.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Theo nhà phân tích Apple Jeff Pu cho biết, iPhone 17 Air sẽ mỏng hơn iPhone 6 và trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay của
Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thành công tốt đẹp.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động