TIN LIÊN QUAN | |
Rào cản ngôn ngữ - Mối lo của Anh hậu Brexit | |
"Brexit" được đưa vào từ điển tiếng Anh Oxford |
Trong số 24 ngôn ngữ được sử dụng tại EU, tiếng Pháp, Đức và Anh được coi là "3 ngôn ngữ dùng để làm việc". Những quan chức làm việc cho EU thường nói được cả 3 ngôn ngữ này.
Tiếng Anh sẽ vẫn là ngôn ngữ sử dụng chung tại EU hậu Brexit. (Nguồn: Scorp) |
Lý do để tin rằng cho dù nước Anh ra đi, nhưng tiếng Anh sẽ ở lại với EU là vì tiếng Anh không chỉ là ngôn ngữ của người Anh, mà còn là ngôn ngữ chính thức của Ireland và Malta, hai quốc gia thành viên EU.
Điều đáng nói nữa là sau 3 lần mở rộng kết nạp thêm các thành viên của EU từ năm 2004 đến nay, xuất hiện xu hướng chuyển mạnh từ sử dụng tiếng Pháp sang tiếng Anh tại trụ sở của EU tại Bỉ.
Hiện nay, 66% công dân EU sử dụng ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ của mình, xu hướng này ngày một gia tăng, nhất là trong giới trẻ. Theo số liệu của Eurostat, cơ quan thống kê của EU, có tới 97% số học sinh phổ thông trung học cơ sở các nước trong EU đang học tiếng Anh. Tại các trường tiểu học, 79% học sinh EU chọn môn tiếng Anh. Tại một số nước như Đan Mạch, học sinh bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 1.
Brexit: Anh sẽ không chấp nhận “thỏa thuận bất lợi” Ngày 30/4, Thủ tướng Theresa May tuyên bố kiên quyết giữ vững lập trường về vấn đề đàm phán Brexit và sẽ không nhún nhường, ... |
Tiếng Anh không còn là ngôn ngữ chính thức của EU Đó là tuyên bố của bà Danuta Hubner - người đứng đầu Ủy ban Hiến pháp của Nghị viện châu Âu, hôm 27/6. |
Biết tiếng Anh, chưa đủ! “Ngoại giao là nghệ thuật thấu hiểu các nền văn hóa khác nhau và sử dụng sự thẩm thấu này để dự đoán và tác ... |