Nhật Bản: Trong đám cưới truyền thống ở Nhật Bản, cô dâu sẽ mặc kimono trắng và đôi khi phủ trắng từ đầu tới chân để tượng trưng cho sự thuần khiết. Tuy nhiên, ngày nay các cô dâu đã thay đổi phong cách từ kimono trắng sang kimono đỏ và sau đó là váy cưới kiểu phương Tây. (Nguồn: The List)
Ấn Độ: Đám cưới ở Ấn Độ rất khác nhau tùy vào từng vùng miền và tôn giáo. Hầu hết các đám cưới đều tuân theo các lễ nghi truyền thống. Một phần linh thiêng nhất trong đám cưới là lễ Mehendi khi cô dâu sẽ được vẽ henna lên tay và chân. (Nguồn: The List)
Trung Quốc: Ở Trung Quốc, trong đám cưới truyền thống cô dâu sẽ mặc đồ màu đỏ với các họa tiết hình rồng phượng bởi màu sắc này tượng trưng cho sự may mắn và tránh tà ma. Vào ngày cưới, để rước cô dâu về nhà mình, chú rể sẽ phải lì xì cho bạn bè của cô dâu. (Nguồn: The List)
Mauritania: Tại quốc gia Tây Phi này, một người phụ nữ đầy đặn được cho là sẽ mang tới may mắn và sự giàu sang cho cuộc hôn nhân. Vì thế, các cô dâu Mauritania thường ăn rất nhiều trước ngày cưới. Tuy nhiên, điều này cũng có mặt trái bởi nhiều phụ nữ Mauritania bị ép ăn nhiều đến béo phì để thu hút nam giới. (Nguồn: The List)
Jamaica: Ở đất nước Jamaica, đám cưới là một sự kiện trọng đại của cả cộng đồng. Đám cưới ở Jamaica có rất nhiều bánh ngọt. Những người phụ nữ đã kết hôn sẽ mặc váy trắng và mang bánh tới đám cưới với hàm ý chúc cô dâu một tương lai hạnh phúc. (Nguồn: The List)
Đức: Truyền thống Polterabend của Đức diễn ra ngay đêm trước lễ cưới. Từ này dịch ra có nghĩa là “đêm đập phá” mà theo đó những chiếc bát đĩa mang đến sẽ được đập đi với ý nghĩa cầu chúc may mắn cho cô dâu và chú rể. (Nguồn: The List)
Afghanistan: Màu sắc phổ biến trong đám cưới ở Afghanistan là màu xanh, tượng trưng cho thiên đường và sự thịnh vượng. Các cô dâu sẽ được vẽ henna lên tay trước lễ cưới. Lễ cưới ở đây diễn ra trong 3 ngày theo nghi thức tôn giáo và tổ chức tiệc với sự tham gia của gia đình và bạn bè hai bên. (Nguồn: The List)
Mexico: Các đám cưới Mexico thường rất rực rỡ và chịu ảnh hưởng bởi tôn giáo. Trong đám cưới, chú rể sẽ đưa cho cô dâu 13 đồng tiền vàng tượng trưng cho chúa Jesus và 12 môn đệ. Sau khi cô dâu và chú rể thề ước với nhau, mục sư sẽ quấn một sợi dây hoặc vòng hoa quanh cổ họ với ý nghĩa về sự gắn kết bên nhau. (Nguồn: The List)
Italy: Hầu hết các cô dâu đều mặc váy trắng với mạng che mặt nhưng ở Tuscany, màu sắc truyền thống của váy cô dâu là màu đen. Trong lễ cưới, mọi người sẽ tung cánh hoa hồng hoặc hoa giấy về phía cô dâu và chú rể. Ngoài ra, các vị khách sẽ được tặng hạnh nhân bọc đường như một hương vị của lễ cưới. (Nguồn: The List)
Đám cưới là một sự kiện trọng đại dù bạn sống ở đâu. Dù đám cưới được tổ chức theo nghi thức nào thì điều quan trọng nhất vẫn là tình yêu giữa cô dâu và chú rể cũng như niềm vui của gia đình và bạn bè hai bên khi tham dự. (Nguồn: The List)
Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.