Nhỏ Bình thường Lớn

Tìm hướng đi hiệu quả cho việc tổ chức các sự kiện nghệ thuật tại Việt Nam

TGVN. Ngày 31/10, tại Hà Nội, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo "Chuyên nghiệp hóa trong tổ chức các sự kiện nghệ thuật tại Việt Nam".
TIN LIÊN QUAN
tim huong di hieu qua cho viec to chuc cac su kien nghe thuat tai viet nam Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió mùa 2019: Hứa hẹn có thêm một mùa hội ấn tượng
tim huong di hieu qua cho viec to chuc cac su kien nghe thuat tai viet nam Ban nhạc hàng đầu Ireland biểu diễn mở màn Lễ hội âm nhạc Gió mùa 2019
tim huong di hieu qua cho viec to chuc cac su kien nghe thuat tai viet nam
Các diễn giả thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: A.B)

Đây là hoạt động tiếp nối và kế thừa dự án “Đối thoại giữa các nhà quản lý và hoạch định chính sách văn hóa” do Đại sứ quán Đan Mạch tài trợ cho Việt Nam từ 2011 - 2015 tổ chức các cuộc hội thảo nhằm mở rộng khung tham khảo cho việc thiết kế và triển khai chính sách về văn hóa, nghệ thuật tại Việt Nam.

Hội thảo thu hút khoảng 80 khách mời là các nhà quản lý văn hóa trung ương và địa phương, chuyên gia của Đan Mạch, nhà nghiên cứu, đại diện các cơ quan văn hóa của nước ngoài tại Việt Nam cùng đông đảo giới nghệ sĩ.

Sau phiên toàn thể về toàn cảnh hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam cũng như các chính sách của Việt Nam đối với các hoạt động tổ chức sự kiện nghệ thuật, các đại biểu đã tập trung thảo luận sâu về 4 chủ đề: Các khía cạnh về văn hoá trong các dự án nghệ thuật; Quản lý nghệ thuật/ âm nhạc; Tầm quan trọng của các dự án nghệ thuật đối với nhãn hàng thương mại; Nghệ sỹ, nghệ thuật và các vấn đề liên quan…

Đặc biệt, trước thềm Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió mùa 2019 (MMF 2019) diễn ra từ 1-3/11 tại Hà Nội, Hội thảo đã tập trung nghiên cứu về MMF đang được đánh giá là một lễ hội âm nhạc thành công tại Việt Nam với tính chuyên nghiệp và chất lượng chuyên môn cao, tạo được uy tín trong nước và quốc tế.

Phát biểu tại đây, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Phương Hòa khẳng định, sự phát triển của các sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn, nhỏ diễn ra trên khắp cả nước càng đòi hỏi tính chuyên nghiệp ngày càng cao trong công tác tổ chức sản xuất, từ khâu lập kế hoạch, quảng bá, gây quỹ cho đến việc phát hiện và nuôi dưỡng các tài năng nghệ thuật. Bà đánh giá cao MMF vì tính chuyên nghiệp, đạt chuẩn quốc tế, sự sáng tạo, định hướng thẩm mỹ cho giới trẻ, truyền tải tới công chúng những thông điệp mang giá trị nhân văn.

Phó Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Louise Holmsgaard cũng nhấn mạnh, văn hóa và nghệ thuật là một trong những lĩnh vực trọng tâm trong hợp tác ngày càng toàn diện giữa Việt Nam và Đan Mạch.

Bà Louise Holmsgaard cho biết, MMF được lấy cảm hứng từ Roskilde Festvial của Đan Mạch đã tạo tiếng tăm tốt cả trong nước và quốc tế. Nhiều ban nhạc nổi tiếng thế giới sẵn lòng đến Việt Nam biểu diễn, thu hút nghệ sĩ Việt Nam và hàng chục nghìn khách tham dự mỗi đêm. Theo bà, đây là ví dụ tuyệt vời cho việc tổ chức chuyên nghiệp các sự kiện nghệ thuật ở Việt Nam.

Tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cũng cho rằng, ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam hiện nay tính liên kết còn chưa cao, dẫn đến việc mất nhiều cơ hội lớn trong giao lưu và kết nối âm nhạc.

Để tạo được sự chuyên nghiệp trong tổ chức sự kiện tại Việt Nam, cần có sự kết nối, tạo ra mạng lưới chặt chẽ giữa nhà tổ chức, nghệ sỹ, đơn vị cung cấp dịch vụ, sản phẩm, cũng như những người làm truyền thông, nhà tài trợ...

tim huong di hieu qua cho viec to chuc cac su kien nghe thuat tai viet nam
Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, nhà sản xuất và nghệ sĩ. (Ảnh: A.B)

Theo PGS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc mất nhiều cơ hội lớn trong giao lưu và kết nối âm nhạc. Bởi vậy, việc nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp của các chương trình văn hóa nghệ thuật sẽ tạo được niềm tin và sự quan tâm của công chúng.

Không chỉ có các chuyên gia, các nhà quản lý đến từ Lễ hội Âm nhạc SPOT, Dự án Live Cinema hay Lễ hội Great Escape..., Hội thảo cũng thu hút đông đảo nghệ sĩ trong nước và quốc tế cùng bàn luận về câu chuyện chuyên nghiệp hóa trong các hoạt động nghệ thuật của chính mình.

Theo các đại biểu, để thay đổi và tạo nên tính chuyên nghiệp trong tổ chức sự kiện nghệ thuật, các ngành chức năng cần phải tiến hành đồng bộ một số yếu tố như nâng cao nhận thức của người dân, nghệ sĩ và cơ quan quản lý; xây dựng thương hiệu cho nghệ sĩ, diễn viên và đặc biệt xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử nghề nghiệp để đảm bảo mọi việc phải được tôn trọng và tuân thủ nghiêm túc.

Là nhà sáng lập và tổng đạo diễn của MMF trong suốt những năm qua, nhạc sĩ Quốc Trung cũng cho rằng, Việt Nam cần hướng tới là xây dựng thương hiệu nghệ thuật hấp dẫn để lan tỏa và kết nối được mạnh mẽ hơn nữa tinh hoa âm nhạc dân tộc.

tim huong di hieu qua cho viec to chuc cac su kien nghe thuat tai viet nam Triển lãm nghệ thuật về nghệ sỹ-người lính Việt Nam tại Singapore

TGVN. Ngày 30/10, Bảo tàng Đại học Quốc gia Singapore đã tổ chức cuộc triển lãm mang tên “Các nghệ sỹ thời chiến của Việt ...

tim huong di hieu qua cho viec to chuc cac su kien nghe thuat tai viet nam Công bố chuỗi sự kiện Liên hoan Truyền thông và Thiết kế Việt Nam

Từ ngày 1-17/11, Đại học RMIT Việt Nam hợp tác cùng UNESCO và Viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) đồng tổ ...

tim huong di hieu qua cho viec to chuc cac su kien nghe thuat tai viet nam Hơn 100 chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự Hội thảo quốc tế về nghệ thuật Xòe Thái

TGVN. Sáng 4/10, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Hội thảo khoa học ...

A.B