TIN LIÊN QUAN | |
Freiburg - thành phố xanh và bền vững nhất thế giới | |
Hàn Quốc chuyển giao công nghệ thành phố thông minh cho Việt Nam |
Cuộc thi nhằm tập trung hỗ trợ Mục tiêu phát triển bền vững số 11 của Liên hợp quốc: Xây dựng các thành phố toàn diện, an toàn, có khả năng chống chịu và bền vững. Cuộc thi cũng là một hoạt động nhằm hưởng ứng chiến dịch “Các giải pháp thành phố bền vững” bao gồm một chuỗi hoạt động hội thảo, triển lãm, master class và chiếu phim diễn ra tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 12/2017.
Từ Hà Nội, doanh nghiệp xã hội Think Playground (Nghĩ về sân chơi trong thành phố) đã giành được giải thưởng 3.500 USD cho ý tưởng “Chuỗi lớp học sử dụng các nguyên liệu tái chế làm đồ chơi cho trẻ em”. Các lớp học này dành cho những người tình nguyện, sinh viên, cha mẹ, nhóm cộng đồng và các em nhỏ, những ai muốn tạo ra những sân chơi ở không gian công cộng.
Trao giải cho doanh nghiệp đoạt giải tại Hà Nội. (Nguồn: ĐSQ Đan Mạch tại Việt Nam) |
Dự án giúp nâng cao khả năng tạo tác các đồ vật sử dụng cho mục đích công cộng, đồng thời khuyến khích cư dân bảo vệ chính các không gian công cộng nơi họ ở, giúp đảm bảo sự bền vững của các sân chơi chung, và cho thấy một cách đơn giản để giúp mọi người trở thành nhà hoạt động vì môi trường.
Trung tâm Môi trường và Phát triển Nguồn lực cộng đồng (CECAD) giành được giải thưởng 1500 USD cho ý tưởng về một dự án thí điểm “Trồng vườn trên sân thượng sử dụng phân bón hữu cơ” tại trụ sở của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nếu thành công, dự án sẽ có thể được nhân rộng trên khắp Hà Nội với mức đầu tư tối thiểu. Dự án nhằm giảm bớt vấn đề rác thải của Hà Nội bằng các sử dụng thức ăn thừa làm phân bón để trồng rau hữu cơ, đồng thời làm tăng thêm các khoảng xanh trong thành phố.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức phi chính phủ CHANGE Vietnam cũng đã giành được 3500 USD tiền thưởng cho ý tưởng về chiến dịch iCHANGE nhằm thay đổi thái độ của mọi người về sử dụng đồ nhựa. Dự án thiết lập một cộng đồng online iCHANGE để chia sẻ các cách thức giảm thiểu sử dụng nhựa và chia sẻ các hình ảnh ghi lại những hành động tích cực.
Khách tham quan các công trình được giới thiệu tại Hà Nội. (Nguồn: ĐSQ Đan Mạch tại Việt Nam) |
Sau ba tháng xây dựng cộng đồng, vào ngày Thế giới nói không với túi ni-lông (ngày 3/7/2018), tổ chức này sẽ phát động một đợt thử thách trên mạng xã hội “Không sử dụng nhựa” kéo dài 21 ngày. Chiến dịch này hướng đến nhóm đối tượng là giới trẻ, nhằm khuyến khích các bạn trẻ tham gia thử thách và thay đổi hành vi của họ.
Doanh nghiệp xã hội Adopt A Spot giành được giải nhì trị giá 1500 USD. Tổ chức này hỗ trợ cho các công ty và các tổ chức khác tham gia vào một sáng kiến chống rác bẩn tên là “Clean up Vietnam” (tạm dịch: Làm sạch Việt Nam) bằng cách lựa chọn một địa điểm tại cộng đồng và cam kết giữ sạch địa điểm đó trong vòng 12 tháng.
Các công ty, tổ chức sẽ mua một bộ công cụ dọn dẹp từ Adopt A Spot như một phần của cam kết. Với mỗi một bộ công cụ này, doanh nghiệp Adop A Spot sẽ đem tặng một số tiền tương đương cho các nhóm làm sạch hoặc các cá nhân trên khắp Việt Nam – những người có nhiệt tâm nhưng lại thiếu nguồn hỗ trợ.
Được biết, việc thực thi các ý tưởng đoạt giải dự kiến sẽ diễn ra trong vòng 6 tháng sau sự kiện trao giải.
Huế có cơ hội trở thành Thành phố Xanh toàn cầu Thành phố Huế của Việt Nam cùng 45 thành phố khác trên thế giới đã lọt vào danh sách đề cử danh hiệu “Thành phố ... |
Đà Nẵng có thể là thành phố xanh kiểu mẫu của APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) dự định sẽ chọn ba thành phố thuộc các nền kinh tế của tổ ... |
UAE: Thành phố xanh giữa sa mạc Cư dân của các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) sắp được sống trong môi trường “trong mơ”. Họ sẽ được hít thở bầu ... |