Tin bất động sản hôm nay ở miền Bắc
Được định hướng là trung tâm kinh tế, hành chính mới của thủ đô, khu vực phía Tây Hà Nội đang được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng giao thông và sự gia tăng chóng mặt về mật độ dân cư. Điều này đã tác động mạnh mẽ và kích cầu bất động sản phát triển, khiến nơi đây “lột xác” từng ngày, trở thành “điểm nóng” đầu tư và an cư.
Đường vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long tới QL 32 đang gấp rút thi công. (Nguồn: BDS) |
Thực tế cho thấy, đang có làn sóng nhà đầu tư săn lùng bất động sản khu vực phía Tây Hà Nội. Đây là khu vực có hệ thống hạ tầng phát triển bậc nhất Thủ đô với những công trình hạ tầng đã hoàn thiện như: Đại Lộ Thăng Long, đường 32, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông… cùng nhiều dự án đang và sắp triển khai với mức đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ.
Trước tiên phải kể đến đường vành đai 3,5 mà được quan tâm nhiều nhất là đoạn từ đại lộ Thăng Long đến quốc lộ 32. Tuyến đường dài 5,6 km, tốc độ thiết kế đạt 80km/h, quy mô mặt cắt ngang 60m với tổng số vốn đầu tư là hơn 1.000 tỷ đồng.
Sau khi hoàn thành, tuyến đường sẽ kết nối nhanh chóng các quận, huyện: Hoài Đức, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông.
Việc khởi công xây dựng đường vành đai 3,5 từ Đại lộ Thăng Long đến quốc lộ 32 chính là một giải pháp hàng đầu của TP. Hà Nội nhằm phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hoài Đức nói riêng cũng như toàn thành phố nói chung. Hiện tuyến đường đang gấp rút hoàn thiện để kịp thời điểm Hoài Đức lên quận.
Tiếp đó, đường liên khu Mỹ Đình - Nam An Khánh có điểm đầu tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình và điểm cuối tại hồ trung tâm khu đô thị Nam An Khánh cũng đang gấp rút thi công để nhanh chóng thông xe, rút ngắn thời gian di chuyển từ An Khánh đến Mỹ Đình xuống chỉ còn 5 phút.
Tuyến đường giao cắt với: Đại Lộ Thăng Long, Đường 70, đường sắt đô thị, Lê Trọng Tấn - Hà Đông, chiều dài 6,5km, chiều rộng mặt cắt trung bình 40m và được thiết kế với 6 làn xe. Hiện, đoạn qua Vinhomes Smart City & hầm chui đại lộ Thăng Long (3km) đã hoàn thiện thi công.
Chính sự đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng đã khiến cho bất động sản Tây Hà Nội gia tăng giá trị nhanh chóng. Ngày càng nhiều dự án “đổ bộ” về đây, tạo thành một làn sóng đầu tư và an cư sầm uất.
Tin bất động sản hôm nay ở miền Trung
Ngày 17/1, tại Quảng Bình, Tập đoàn FLC tổ chức Lễ Khởi công Tổ hợp khách sạn và Trung tâm Hội nghị Quốc tế tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - 2 hạng mục quan trọng của đại dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Quang Binh Beach & Golf Resort (FLC Quảng Bình).
Nằm trong lòng quần thể FLC Quảng Bình, FLC Grand Hotel Quang Binh gồm 2 tòa khách sạn 12 tầng, sở hữu hơn 500 phòng theo tiêu chuẩn 5 sao cùng đầy đủ tiện ích đẳng cấp như: hồ bơi vô cực, chuỗi nhà hàng quốc tế, sky bar, cigar lounge, sân khấu ngoài trời, kid zone…
Bên cạnh đó, Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Quảng Bình được định hướng là một trong những công trình hội nghị đa chức năng quy mô hàng đầu của địa phương tính đến thời điểm hiện tại. Dự án bao gồm hội trường lớn gần 1.200 chỗ và các phòng chức năng linh hoạt.
Với quy mô gần 2.000 ha và tổng vốn 20.000 tỷ đồng, FLC Quảng Bình được đánh giá là quần thể nghỉ dưỡng sở hữu nhiều kỷ lục về diện tích, tiện ích hiện nay, với đường bờ biển dài 5 km chạy dọc dự án; khu biệt thự nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 6 sao; chuỗi sân golf liên hoàn quy mô hàng đầu Đông Nam Á…
Đây cũng là dự án trọng điểm đang được FLC xúc tiến triển khai tại Quảng Bình với nhiều hạng mục thuộc giai đoạn đầu đã đi vào hoàn thiện từ các năm trước.
Tổ hợp khách sạn và Trung tâm Hội nghị Quốc tế tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. (Nguồn: FLC) |
Tin bất động sản hôm nay ở miền Nam
Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện đến nay, trong khi thị trường bất động sản ở TP.HCM im ắng thì ở các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Long An, Bình Dương giá đất vẫn tăng nóng.
Báo cáo mới đây của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) chỉ ra rằng, việc đầu tư xây dựng Sân bay Long Thành tại Đồng Nai và phát triển TP. Thủ Đức, cộng với hàng loạt tuyến cầu, đường kết nối không gian phát triển các tỉnh Miền Đông Nam Bộ với TP. HCM đã tạo sóng cho thị trường bất động sản các tỉnh thuộc khu vực này.
Cụ thể, tại Bình Dương, các thành phố trực thuộc tỉnh có lợi thế tiếp giáp với TP. HCM (trong đó có TP. Thủ Đức) và đang có tiềm lực phát triển kinh tế như: Thuận An, Dĩ An đang trở thành mảnh đất màu mỡ để phát triển loại hình dự án nhà ở chung cư có giá phù hợp.
Theo thống kê của VARs, giá căn hộ trong năm 2020 tại Bình Dương đã bị đẩy lên nhanh chóng, bất chấp thời kỳ dịch Covid-19. So với năm 2019, giá căn hộ trung bình khoảng 25 - 30 triệu đồng/m2 đã bị đẩy lên mức 30-35 triệu đồng/m², thậm chí là 37-38 triệu đồng/m² (tăng khoảng 15%).
Tại Đồng Nai, với lợi thế tiếp giáp khu Đông TP. HCM và bản thân tỉnh đang có sự tăng trưởng kinh tế tốt, đặc biệt là việc đầu tư Sân bay Long Thành đã khiến các dự án đất nền tại đây phát triển mạnh. Kéo theo đó, giá đất cũng tăng trưởng mạnh.
Nếu trong năm 2019, giá đất bình quân tại Đồng Nai dao động trong khoảng 12-14 triệu đồng/m² thì năm 2020 bị đẩy mạnh lên bình quân 22 triệu đồng/m2. Đất tại thị trấn Long Thành có nơi đã tăng lên mức hơn 100 triệu đồng/m².
Theo VARs, Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương đã phát triển mạnh các dự án bất động sản từ rất sớm. Sau nhiều lần thăng trầm, thị trường bất động sản tại địa phương này hiện khá ổn định. Do được chính quyền địa phương quản lý hiệu quả nên giá đất đai không có nhiều biến động, đang duy trì ở mức trung bình hơn 10 triệu đồng/m².
Xa hơn là khu vực Cần Thơ, thị trường trầm lắng suốt từ đầu năm nhưng đến cuối tháng 7/2020 bất động sản đã sôi động trở lại khi dịch được kiểm soát. Những dự án được đầu tư tốt, hoàn thành hạ tầng và có đầy đủ pháp lý (có sổ đỏ) được các nhà đầu tư quan tâm và giao dịch mạnh. Lượng cung ra thị trường khoảng 500 sản phẩm đất nền, tiêu thụ đạt 65%.
Các dự án gần trung tâm thành phố, gần đường lớn có giá bình quân từ 40-60 triệu đồng/m². Dự án nằm lớp trong, tiếp giáp đường nhỏ có mức giá từ 19-30 triệu đồng/m². Mức giá này tăng khoảng 7% so với năm 2019.
4 rủi ro liên quan thị trường bất động sản Có 4 rủi ro liên quan đến thị trường bất động sản trong năm 2021 được ông Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính, chỉ ra. Một là, rủi ro pháp lý. Mặc dù còn nhiều vướng mắc nhưng các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam có tính linh hoạt cao và cũng khá "quen" với rủi ro này để tìm cách vượt qua. Hai là rủi ro dịch bệnh khi dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn trên thế giới. Ba là, rủi ro về đòn bẩy tài chính, song các doanh nghiệp kiểm soát đòn bẩy tài chính khá tốt, năm vừa qua 300.000-400.000 nhà đầu tư F0 trên thị trường chứng khoán. Nhưng đây chỉ là dịch chuyển dòng tiền chứ không phải đòn bẩy tài chính. Bốn là, rủi ro vay nợ khi quy mô nợ gấp 3,5 lần quy mô GDP của nền kinh tế toàn cầu. Hiện tại, lãi suất còn thấp thì rủi ro thấp nhưng nếu lãi suất tăng lên thì sẽ tạo rủi ro lớn hơn. Việt Nam vẫn có nền tảng tốt để chống chịu các cú sốc tài chính. Tuy nhiên, theo ông Cấn Văn Lực, năm 2021 cơ hội kinh doanh có rất nhiều nhưng vẫn phải thay đổi phương thức mô hình kinh doanh, áp dụng chuyển đổi số và nắm bắt cơ hội. |
| Tin bất động sản hôm nay 17/1: TP. Hồ Chí Minh quản lý điểm nóng xây dựng ở Thủ Đức; Cơ hội ‘săn đất’ cho đại gia nước ngoài TGVN. TP. Hồ Chí Minh tăng cường quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, Thái Nguyên chấm dứt hiệu lực pháp lý hoạt ... |
| Tin bất động sản hôm nay 16/1: Thanh khoản nhà phố Hà Nội ‘miễn nhiễm’ với Covid-19; ‘khẩu vị’ đầu tư của giới siêu giàu Việt TGVN. Thanh khoản nhà phố Hà Nội không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giá nhà Thủ Đức nhảy múa ăn theo quy hoạch thành ... |
| Tin bất động sản hôm nay 15/1: Dự báo sốc về giá nhà Hà Nội năm 2021; 'tuýt còi' 1 dự án ở TP.HCM; điều kiện thế chấp sổ đỏ vay tiền ngân hàng TGVN. Năm 2021, dự báo giá nhà Hà Nội tăng 5-10%, phân khúc căn hộ cũng sẽ rất 'hot' tại Đà Nẵng, cảnh báo mua ... |