Trong tháng lễ Ramadan, các tín đồ Hồi giáo thường tập trung cầu nguyện tại các đền thờ. Họ sẽ nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn và ăn tối bên người thân.
Tháng lễ Ramadan bắt đầu vào thời điểm trăng non đầu tháng thứ chín theo Hồi lịch. Do lịch Ramadan cũng thay đổi theo từng năm, tùy theo chu kỳ của mặt trăng, nên tháng lễ linh thiêng này của người Hồi giáo không có ngày cố định theo dương lịch. Năm 2022, tháng lễ Ramadan bắt đầu từ ngày 1/4 và kết thúc vào ngày 1/5. Năm nay, nhiều nước đạo Hồi đã lựa chọn ngày 22/3 hoặc 23/3 là ngày bắt đầu cho sự kiện này. Trong ảnh: Hoạt động ngắm trăng trong tháng Ramadan diễn ra ở Kuala Lumpur, Malaysia. (Nguồn: AP)
Người dân Syria quan sát mặt trăng non, đánh dấu sự khởi đầu của tháng Ramadan ở Damascus, Syria. (Nguồn: Reuters)
Ramadan là một trong 5 tín điều bắt buộc đối với người Hồi giáo. Trong suốt một tháng lễ này, tất cả các tín đồ Hồi giáo đều phải thực hiện nghiêm quy định không ăn, không uống, không hút thuốc, nghĩa là không được đưa bất kể thứ gì vào miệng, song chỉ áp dụng vào ban ngày, cụ thể là từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của người Hồi giáo, trong thời gian này, các tín đồ Hồi giáo sẽ ăn tối cùng người thân và gia đình. Họ cũng chú trọng trang trí nhà cửa. Trong ảnh: Người phụ nữ Saudi Arabia mua đồ trang trí lễ Ramadan tại một khu chợ ở Riyadh. (Nguồn: Reuters)
Những người phụ nữ mua sắm đồ trang trí để chuẩn bị cho tháng lễ Ramadan, tại thành phố cảng phía Nam Sidon, Lebanon. (Nguồn: AP)
Trong tháng lễ Ramadan, các tín đồ Hồi giáo sẽ tập trung cầu nguyện tại các đền thờ. Năm nay, nhiều nhà thờ đã chuẩn bị nhiều hoạt động để đón các tín đồ như các lễ cầu nguyện buổi trưa và buổi tối, các bài giảng với sự tham gia của các giáo sĩ nổi tiếng, tổ chức tiếp nhận và phân phát từ thiện, cũng như các bữa xả chay tập thể lúc mặt trời lặn. Trong ảnh: Bé gái người Palestine lau sàn đá phía trước Mái vòm Đá (Dome of the Rock) của Thánh địa cao quý (Noble Sanctuary), chuẩn bị cho tháng lễ Ramadan ở thành phố cổ Jerusalem. (Nguồn: Reuters)
Nhiều người tuân thủ nghiêm ngặt những quy định trong tháng Lễ Ramadan, đọc Kinh Qur'an và quyên góp từ thiện khi họ tìm cách đến gần Chúa hơn. Trong ảnh: Các tín đồ Hồi giáo cầu nguyện vào đêm trước ngày đầu tiên của tháng lễ Ramadan tại nhà thờ Hồi giáo Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: AP)
Người Hồi giáo tin rằng Chúa bắt đầu tiết lộ Kinh Qur'an cho Nhà tiên tri Muhammad trong tháng Ramadan hơn 1.400 năm trước. Trong ảnh: Người Hồi giáo Philippines đọc Kinh Qur'an bên trong một nhà thờ Hồi giáo ở Marikina, Philippines. (Nguồn: AP)
Người Hồi giáo tham dự buổi cầu tại Nhà thờ Hồi giáo Quốc gia Baitul Mukarram ở Dhaka, Bangladesh. (Nguồn: Reuters)
Những người phụ nữ Hồi giáo cầu nguyện tại nhà thờ Hồi giáo Jama Masjid ở khu phố cổ Delhi, Ấn Độ.
Ngoài việc phải giữ cho tâm hồn trong sạch, người Hồi giáo phải kiêng ăn, nhịn uống và hạn chế các thú vui khác như hút thuốc lá hay nhai kẹo cao su từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn mỗi ngày. Trong ảnh: Một phụ nữ ở Khartoum Sudan chuẩn bị raqqa, một món trong tháng Ramadan được làm từ ngô lên men và gia vị. (Nguồn: AP)
Việc ăn chay trong tháng Ramadan là vô cùng quan trọng đối với các tín đồ Hồi giáo. Trong tháng này, các tín đồ Hồi giáo sẽ dùng hai bữa chính trong ngày gồm Suhoor (bữa ăn được phục vụ trước bình minh) và Iftar (bữa ăn được phục vụ vào lúc hoàng hôn). Vào thời điểm này, lượng cung của các thực phẩm chay tăng lên. Trong ảnh: Những người công nhân mang mỳ khô được chuẩn bị cho tháng lễ Ramadan ở Karachi, Pakistan. (Nguồn: AP)
Các khay thức ăn phục vụ trước bình minh cho các tín đồ Hồi giáo ở Karachi, Pakistan. (Nguồn: Reuters)
Mọi người dùng bữa iftar, bữa ăn sau hoàng hôn tại Quảng trường Sultanahmet, phía sau Nhà thờ Hồi giáo Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Reuters)
Các tín đồ Hồi giáo thường chọn những món ăn nhanh gọn và tương đối dễ làm như yến mạch Muesli với quả chà là và các loại quả mọng hoặc salad trứng kiểu Ai Cập với đậu fava, một loại siêu thực phẩm giàu chất xơ, protein. Trong ảnh: Người bán hàng rong sắp xếp dưa để bán tại một khu chợ ngoài trời ở quận Hamarweyne của Mogadishu, Somalia. (Nguồn: Reuters)
Gian hàng bán ô liu và dưa chua ở Hebron, thuộc khu vực Bờ Tây do Israel tiếp quản. (Nguồn: Reuters)
Chà là, loại quả được ưa chuộng trong tháng Ramadan. Loại quả này là một phần quan trọng của văn hóa và ẩm thực Trung Đông. Ngoài ý nghĩa tâm linh, chà là còn có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong ảnh: Một người bán chà là tại chợ Sayyeda Zeinab ở Cairo, Ai Cập. (Nguồn: Reuters)
Mục đích của việc nhịn chay trong suốt tháng Ramadan là để các tín đồ tự kiểm soát bản thân khỏi các ham muốn tầm thường, làm điều tốt ở bất cứ đâu và bất kỳ lúc nào, cả đối với người trong đạo và ngoại đạo, đồng thời rèn luyện sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong ảnh: Các thành viên của Hiệp hội Hướng đạo Hồi giáo diễu hành để chào đón tháng lễ Ramadan, ở Sidon, Lebanon. (Nguồn: Reuters)
Mọi người đọc Kinh Qur'an tại một nhà thờ Hồi giáo ở Sanaa, Yemen. (Nguồn: Reuters)
Tháng Ramadan được biết đến là tháng của sự cho đi. Bởi thế, trong thời gian này, người Hồi giáo sẽ tham gia vào các hoạt động từ thiện được gọi là zakat như quyên góp thực phẩm và tiền cho những người gặp khó khăn. Trong ảnh: Người Hồi giáo Indonesia thực hiện buổi cầu nguyện tại Nhà thờ Hồi giáo Istiqlal ở Jakarta. (Nguồn: AP)
Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.