Tín hiệu khơi thông bất đồng Mỹ-Trung Quốc: Đốm lửa nhỏ hay ngọn đuốc lớn?

Vy Anh
Nhiều nguồn tin cho thấy, Mỹ và Trung Quốc đang phối hợp kiên trì để mở các kênh liên lạc nhằm giải quyết bất đồng trên nhiều lĩnh vực. Nhưng liệu rằng như vậy đã đủ để tìm ra hướng đi cho cặp quan hệ có tầm quan trọng hàng đầu trong cục diện thế giới hiện nay, vốn tồn tại nhiều cạnh tranh gay gắt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ-Trung Quốc: Cạnh tranh khi có thể, hợp tác khi cần thiết
Mỹ xác định mối quan hệ với Trung Quốc là “cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối đầu khi bắt buộc”. (Nguồn: Reuters)

Đề xuất nhiều kênh liên lạc

Các tờ Financial TimesThe Hill gần đây đăng tải các bài viết có chung nhận định rằng, Mỹ và Trung Quốc đang mở ra các kênh liên lạc mới để giải quyết các vấn đề tranh cãi, một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy tiến triển hướng tới ổn định quan hệ kể từ khi Ngoại trưởng Antony Blinken đến thăm Bắc Kinh vào tháng 6 vừa qua.

Tờ The Hill ngày 7/8 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan và Thứ trưởng Ngoại giao Victoria Nuland đã tổ chức một cuộc họp ngắn với Đặc phái viên Trung Quốc Lý Huy.

Tin liên quan
Mỹ lo lớn khi Trung Quốc khuyến khích công dân tham gia hoạt động phản gián Mỹ lo lớn khi Trung Quốc khuyến khích công dân tham gia hoạt động phản gián

Ông Miller nhận xét sự tham gia của Trung Quốc trong hội nghị thượng đỉnh về hòa bình ở Ukraine ở Jeddah, Saudi Arabia là “hiệu quả”, đồng thời bác bỏ ý kiến cho rằng Trung Quốc và Mỹ đã thảo luận về khả năng đàm phán giữa Ukraine và Nga.

Trong khi đó, Financial Times dẫn các nguồn tin cho biết, Washington và Bắc Kinh sẽ thành lập hai nhóm làm việc để tập trung vào các vấn đề khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các vấn đề hàng hải; một nhóm thứ ba có thể tập trung vào các khu vực rộng lớn hơn. Ông Vương Đào, một quan chức hàng đầu của Trung Quốc sẽ gặp các quan chức cấp cao Mỹ tại Washington ngày 7/8 để bàn thảo kế hoạch.

Rõ ràng, đây sẽ là bước tiến đầu tiên hướng tới mục tiêu mà Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý tại Bali (Indonesia) vào tháng 11/2022 nhằm thiết lập một “điểm sàn” trong mối quan hệ, ngăn cạnh tranh “chuyển hướng thành xung đột”.

Scott Kennedy, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington D.C nhận định: “Việc tăng cường liên lạc với Trung Quốc về các vấn đề quan trọng khi hòa bình đang bị đe dọa là vì lợi ích quốc gia của Mỹ”.

Tỏ ra thận trọng, Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Marshall Đức hoan nghênh việc Trung Quốc sẵn sàng thành lập các nhóm làm việc với Mỹ, nhưng cho rằng vẫn còn phải xem liệu các kênh mới có mang lại kết quả hay không.

“Liệu Bắc Kinh có sẵn sàng hợp tác với Mỹ để gây sức ép buộc Triều Tiên quay lại đàm phán về việc loại bỏ vũ khí hạt nhân hay thảo luận về cách Trung Quốc có thể đóng vai trò trong việc chấm dứt xung đột ở Ukraine hay không?”, chuyên gia Bonnie Glaser đặt câu hỏi.

Ít lạc quan hơn, Ryan Hass, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Brookings cho rằng, Mỹ không quan tâm đến các cuộc đàm phán và đã không nối lại các cuộc đối thoại chính thức đã tồn tại trong quá khứ.

“Họ đã không nhượng bộ bất cứ điều gì trong trao đổi với Trung Quốc. Tôi cho rằng thái độ đó sẽ tiếp tục”, chuyên gia Ryan Hass nhận định.

Thực tế thái độ thận trọng của những chuyên gia như ông Hass là hoàn toàn có cơ sở trong bối cảnh Mỹ xác định mối quan hệ với Trung Quốc là “cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối đầu khi bắt buộc”.

Những nghi ngại vẫn bủa vây

Giữa những thông tin tích cực về cơ hội khơi thông bất đồng Mỹ-Trung đa phương diện, theo thông tin của tờ Wall Street Journal, Mỹ đã triển khai 4 tàu chiến hải quân sau khi lực lượng hải quân Nga và Trung Quốc tiến hành tuần tra chung gần bờ biển Alaska.

Tin tức cho hay ít nhất 11 tàu của Nga và Trung Quốc áp sát quần đảo Aleutian ở bang Alaska phía Bắc Mỹ, song không đi vào lãnh hải của Mỹ và đã rời đi sau đó. Mỹ triển khai 4 tàu khu trục và 1 máy bay P-8 Poseidon theo sát.

Brent Sadler, nhà nghiên cứu cấp cao tại Quỹ Heritage, một chỉ huy hải quân đã nghỉ hưu, bình luận hoạt động phối hợp Nga-Trung kiểu này diễn ra “lần đầu tiên trong lịch sử”.

Bộ Tư lệnh phương Bắc (NORTHCOM) đã xác nhận thông tin: “Các lực lượng hàng không và hàng hải dưới sự chỉ huy Bộ Tư lệnh đã tiến hành các hoạt động để đảm bảo khả năng phòng thủ của Mỹ và Canada. Cuộc tuần tra vẫn ở trong vùng biển quốc tế và không được coi là một mối đe dọa”.

Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết các tàu khu trục USS John S. McCain, USS Benfold, USS John Finn và USS Chung-Hoon đã được triển khai để theo dõi hoạt động của hạm đội Nga-Trung.

Đại sứ quán Nga tại Washington D.C chưa trả lời yêu cầu bình luận. Bộ Quốc phòng Nga ngày 4/8 cho biết các tàu Nga và Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận liên quan đến huấn luyện thông tin liên lạc, hạ cánh và cất cánh trực thăng từ boong tàu cũng như diễn tập chống tàu ngầm ở phía Tây Nam Biển Bering.

Trong khi đó, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington D.C khẳng định cuộc tuần tra không nhằm vào Washington.

Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc Lưu Bằng Vũ nói: “Theo kế hoạch hợp tác hằng năm giữa quân đội Trung Quốc và Nga, các tàu hải quân của hai nước gần đây đã tiến hành tuần tra chung tại các vùng biển có liên quan ở Tây và Bắc Thái Bình Dương. Hành động này không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào và không liên quan đến tình hình quốc tế và khu vực hiện nay”.

Các quan chức Mỹ coi sự hợp tác ngày càng tăng giữa hải quân Nga và Trung Quốc là một nỗ lực đối trọng các liên minh của Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc và các đối tác khác trong khu vực.

Quan hệ giữa hai siêu cường nhìn từ chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ

Quan hệ giữa hai siêu cường nhìn từ chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ

Nhìn nhận khách quan, cả Mỹ và Trung Quốc đều cần nhau. Càng gia tăng căng thẳng, đối đầu, hai bên càng bất lợi và ...

Bộ trưởng Yellen: Mỹ và Trung Quốc có ‘nghĩa vụ’ quản lý các mối quan hệ một cách có trách nhiệm

Bộ trưởng Yellen: Mỹ và Trung Quốc có ‘nghĩa vụ’ quản lý các mối quan hệ một cách có trách nhiệm

Ngày 8/7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen bày tỏ tin tưởng nước này và Trung Quốc đã đạt được một số tiến bộ ...

Vẫn 'nghiện' Trung Quốc dù bị 'giáng đòn đau', doanh nghiệp Mỹ gặt hái được gì từ thị trường không thể thiếu?

Vẫn 'nghiện' Trung Quốc dù bị 'giáng đòn đau', doanh nghiệp Mỹ gặt hái được gì từ thị trường không thể thiếu?

Đối với các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Apple, Microsoft, Tesla... Trung Quốc vẫn là thị trường không thể thiếu, dù căng ...

Ông John Kerry tới Bắc Kinh tái khởi động đàm phán về khí hậu, căng thẳng Mỹ-Trung có 'hạ nhiệt'?

Ông John Kerry tới Bắc Kinh tái khởi động đàm phán về khí hậu, căng thẳng Mỹ-Trung có 'hạ nhiệt'?

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin ngày 16/7, Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry đã tới Trung ...

'Hụt hơi' về kinh tế, viễn cảnh Trung Quốc đuổi kịp Mỹ vẫn còn xa vời

'Hụt hơi' về kinh tế, viễn cảnh Trung Quốc đuổi kịp Mỹ vẫn còn xa vời

Trong cuộc chạy đua giữa hai siêu cường kinh tế lớn nhất thế giới, có những thời điểm tưởng chừng như Trung Quốc đã sắp ...

(theo the Hill, Financial Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Sức hút di sản Đông Nam Á

Sức hút di sản Đông Nam Á

Đông Nam Á không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp và ẩm thực phong phú, mà còn lưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa và thiên ...
Cách sử dụng VPN trên điện thoại Android đơn giản và nhanh chóng

Cách sử dụng VPN trên điện thoại Android đơn giản và nhanh chóng

Cài đặt VPN cho Android trên điện thoại bảo vệ quyền riêng tư và truy cập các trang web bị giới hạn. Bài viết này sẽ hướng dẫn từng bước ...
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí

Báo Thế giới và Việt Nam xin trân trọng giới thiệu nội dung bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Hơn 300 đoàn viên, thanh niên TP. Hạ Long ra quân trồng hoa, vệ sinh môi trường

Hơn 300 đoàn viên, thanh niên TP. Hạ Long ra quân trồng hoa, vệ sinh môi trường

Ngày 12/10, Thành đoàn Hạ Long đã tổ chức ra quân trồng hoa tại Hồ điều hòa Yết Kiêu, triển khai Đề án 'Hạ Long - Thành phố của hoa'.
Cảnh báo 4 lỗ hổng an ninh mạng nguy hiểm đe dọa hệ thống thông tin tại Việt Nam

Cảnh báo 4 lỗ hổng an ninh mạng nguy hiểm đe dọa hệ thống thông tin tại Việt Nam

4 lỗ hổng an ninh mạng nghiêm trọng nhất, từ các thiết bị IoT đến mã độc thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang gây sự chú ...
Giới thiệu nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tới người tiêu dùng Thủ đô

Giới thiệu nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tới người tiêu dùng Thủ đô

Khu triển lãm giới thiệu những sản phẩm có nhiều tiềm năng cung ứng tốt cho thị trường Trung Quốc, mới được mở cửa thị trường.
Lithuania bắt đầu tổng tuyển cử giữa bộn bề lo ngại

Lithuania bắt đầu tổng tuyển cử giữa bộn bề lo ngại

Ngày 13/10, cử tri Lithuania đã đến các địa điểm bỏ phiếu bầu Quốc hội mới trong cuộc tổng tuyển cử.
Để Pokrovsk thất thủ, báo Mỹ cảnh báo Ukraine sẽ tổn thất rất lớn cả quân sự lẫn kinh tế

Để Pokrovsk thất thủ, báo Mỹ cảnh báo Ukraine sẽ tổn thất rất lớn cả quân sự lẫn kinh tế

Báo Mỹ dẫn đánh giá của các chuyên gia cho rằng việc VSU để mất thành phố Pokrovsk ở Donbass đe dọa Kiev không chỉ về quân sự mà còn đem đến cả rủi ro ...
Trước làn sóng vượt biên mới, Thủ tướng Ba Lan tuyên bố chống lại tình trạng di cư bất hợp pháp một cách 'không thương tiếc'

Trước làn sóng vượt biên mới, Thủ tướng Ba Lan tuyên bố chống lại tình trạng di cư bất hợp pháp một cách 'không thương tiếc'

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cam kết sẽ đấu tranh 'không thương tiếc' chống lại tình trạng di cư bất hợp pháp.
Nga khẳng định BRICS không có ý định trở thành liên minh quân sự

Nga khẳng định BRICS không có ý định trở thành liên minh quân sự

Ngày 12/10, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS chưa bao giờ và không có ý định trở thành một liên minh quân sự.
Báo Mỹ đưa ra bằng chứng về động cơ Hamas ‘ẩn mình chờ thời’; Ấn Độ phản ứng về vụ việc UNIFIL ở Lebanon

Báo Mỹ đưa ra bằng chứng về động cơ Hamas ‘ẩn mình chờ thời’; Ấn Độ phản ứng về vụ việc UNIFIL ở Lebanon

Báo New York Times trích dẫn tài liệu mật của Hamas; Ấn Độ lo lắng cho lực lượng quân đội của mình ở Lebanon.
Moscow liệt kê tổng thiệt hại của Kiev ở Kursk, cùng Iran thảo luận về tình hình Trung Đông; một nước châu Âu thúc đẩy đầu tư vào Ukraine

Moscow liệt kê tổng thiệt hại của Kiev ở Kursk, cùng Iran thảo luận về tình hình Trung Đông; một nước châu Âu thúc đẩy đầu tư vào Ukraine

Ngày 12/10, tại Turkmenistan, Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp trực tiếp Tổng thống mới đắc cử của Iran Masoud Pezeshkian.
Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Thượng đỉnh SNG Moscow: Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng nguyên thủ 9 nước SNG.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas.
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Phiên bản di động