Tin thế giới 10/1: Nga tiếp tục phát triển hạt nhân, CSTO nói gì về Armenia?

Minh Vương
Moscow nói Kiev "phản ứng bất cần", Trung Quốc đáp trả Nhật Bản, Tổng thống Hàn Quốc dự Diễn đàn Davos sau 8 năm… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(11.15) Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. (Nguồn: Humas Setneg)
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi khẳng định Jakarta sẽ ưu tiên hợp tác với Ban Thư ký ASEAN. (Nguồn: Humas Setneg)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Nga: Phương Tây phớt lờ lệnh ngừng bắn dịp lễ Giáng sinh: Ngày 10/1, phát biểu tại họp báo thường kỳ, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh: “Chúng tôi đã nhận được phản ứng ‘bất cần’ từ Kiev và một thành viên của phương Tây”. Theo Nga, lệnh ngừng bắn được công bố vì các lý do nhân đạo, mục đích để có thể tổ chức lễ Giáng Sinh của Chính thống giáo. Tuy nhiên, Ukraine lại thông báo các binh sĩ Nga bắn phá hàng chục cứ điểm và khu định cư dọc tiền tuyến hôm 7/1, thời điểm lệnh ngừng bắn đang có hiệu lực. (Reuters/Sputnik)

* Italy hoãn giao hệ thống phòng không cho Ukraine “vì vấn đề kỹ thuật”: Phát biểu ngày 10/1 trên đài phát thanh Italy, Ngoại trưởng nước này Antonio Tajani khẳng định: “Italy không dừng lại... nhưng phải mất thời gian vì có vấn đề kỹ thuật và các chỉ huy quân đội đang làm việc về điều này”. Trước đó, tờ La República (Italy) đưa tin Rome trì hoãn việc cấp hệ thống phòng không cho Ukraine tới tháng sau do căng thẳng chính trị, cân nhắc chi phí và thiếu thiết bị. (TTXVN)

* Thủ tướng Đức khẳng định sẽ điều phối việc cấp vũ khí cho Ukraine: Ngày 9/1, phát biểu tại một sự kiện khởi động chiến dịch tranh cử tại bang Berlin của đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh: “Đức sẽ không hành động một mình... Đức sẽ luôn đoàn kết với các bạn bè và đồng minh... Bất cứ hành động nào khác đều là vô trách nhiệm trong tình hình nguy hiểm như vậy”. Ông Scholz, vốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không làm leo thang xung đột ở Ukraine hoặc không để Đức bị coi là bên tham gia xung đột, cho biết phương Tây đã dành “thời gian dài chuẩn bị, thảo luận và tổ chức việc này”.

Tuần trước, Đức tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine xe chiến đấu bộ binh Marder. Cùng ngày, Mỹ đã cam kết cung cấp xe chiến đấu bộ binh Bradley cho Ukraine. Hôm sau, Pháp cũng đưa ra một thông báo tương tự.

Cũng trong ngày 9/1, tờ Sky News (Anh) dẫn một số nguồn tin cho hay quân đội Anh đang xem xét cung cấp cho Ukraine xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2. Trong khi đó, Politico (Mỹ) dẫn nguồn thạo tin cho biết Mỹ đang xem xét chuyển giao xe bọc thép chở quân (BTR) Stryker cho Ukraine vào cuối tuần tới. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Nhật Bản thăm Pháp: Khẳng định một điều về xung đột Nga-Ukraine, tăng cường hợp tác an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương

Đông Nam Á

* Indonesia ưu tiên hợp tác với Ban Thư ký ASEAN: Ngày 9/1, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nhấn mạnh củng cố Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là ưu tiên quan trọng trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2023 của Indonesia. Theo bà, trong 5 năm qua, khối này đã đạt được nhiều thành tựu như nỗ lực phục hồi hậu đại dịch, hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar, công bố Tài liệu quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP), ký kết và triển khai Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Bà Retno cho rằng trong thời gian tới, ASEAN sẽ phải đối mặt với những thách thức phức tạp hơn. Về nội bộ, khối vẫn phải nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Myanmar, trong bối cảnh việc thực hiện Đồng thuận 5 điểm còn trì trệ. Ở bên ngoài, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong khu vực sẽ tiếp tục đe dọa vai trò trung tâm của ASEAN. Trong khi đó, suy thoái kinh tế toàn cầu đang hiển hiện cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế khu vực. Ngoại trưởng Indonesia khẳng định các thách thức này sẽ là phép thử sự thích ứng của ASEAN.

Bà Retno khẳng định Jakarta mong muốn nhận sự hỗ trợ của Ban Thư ký ASEAN để đảm bảo thành công của nhiệm kỳ. Nước này sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Ban Thư ký ASEAN dưới sự lãnh đạo của tân Tổng Thư ký Kao Kim Hourn. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Tân Tổng thư ký ASEAN: Các xu hướng mới và đang nổi lên sẽ góp phần định hình ASEAN

Đông Bắc Á

* Trung Quốc ngừng cấp thị thực mới tại Nhật Bản: Kyodo (Nhật Bản) dẫn nhiều nguồn tin du lịch cho biết Trung Quốc đã chỉ thị cho các công ty du lịch ngừng cấp thị thực mới ở Nhật Bản để tới Trung Quốc. Động thái này diễn ra ngay sau khi Nhật Bản siết chặt quy định về du khách từ Trung Quốc. Theo đó, tất cả những người nhập cảnh trực tiếp từ Trung Quốc phải có xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ sau khi khởi hành, cũng như xét nghiệm âm tính khi đến Nhật Bản. Trước đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul cùng ngày cũng ngừng cấp thị thực ngắn hạn cho du khách đến từ Hàn Quốc. (Reuters)

* Tổng thống Hàn Quốc sắp thăm UAE, dự diễn đàn Davos: Ngày 10/1, ông Kim Sung Han, Chánh Văn phòng An ninh quốc gia thuộc Nhà Xanh cho biết Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ thăm cấp nhà nước tới UAE theo lời mời của Tổng thống Mohamed bin Zayed Al Nahyan từ ngày 14-17/1. Sau đó, nhà lãnh đạo này sẽ tới Thụy Sĩ dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos từ ngày 18-19/1.

Chuyến thăm UAE của ông Yoon Suk Yeol là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Tổng thống Hàn Quốc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1980. Theo ông Kim, chuyến thăm thể hiện mong muốn của hai nước trong việc nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược đặc biệt lên một tầm cao mới.

Sau UAE, Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ tới Thụy Sĩ ngày 17/1 để dự Diễn đàn Davos. Như vậy, ông sẽ là nhà lãnh đạo Hàn Quốc đầu tiên dự Diễn đàn Davos trong 8 năm qua. Dự kiến, ông sẽ phát biểu tại diễn đàn, trình bày sáng kiến của Seoul về hợp tác quốc tế, nhằm khắc phục khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc đáp trả Hàn Quốc bằng 'đòn' thị thực

Trung Á

* CSTO phản ứng về quyết định của Armenia không tổ chức tập trận: Ngày 9/1, ông Vladislav Shchegrikovich, người phát ngôn Hội đồng tham mưu liên quân Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), cho biết Hội đồng đã nhận được thông tin từ Bộ Quốc phòng Armenia rằng nước này sẽ không tổ chức tập trận với các lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO trên lãnh thổ Armenia.

Ông nói: “Hiện Hội đồng tham mưu liên quân CSTO đang nghiên cứu các đề xuất khả năng tổ chức một cuộc tập trận như vậy ở nước thành viên khác của CSTO và xác định kế hoạch huấn luyện chung của các cơ quan quản lý cũng như thành lập lực lượng và phương tiện của hệ thống an ninh tập thể CSTO cho năm 2023”.

Về phần mình, người phát ngôn Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết Moscow sẽ làm rõ thông tin liên quan tới thông cáo của phía Yerevan. Ông Peskov cho hay: “Đây là tuyên bố khá mới từ Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. Tôi nghĩ rằng các đồng nghiệp của chúng tôi sẽ liên lạc thông qua CSTO. Từ đó, họ sẽ làm rõ các chi tiết về quan điểm của Armenia. Trong mọi trường hợp, Armenia là đồng minh rất thân thiết của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại, kể cả trong những vấn đề rất khó khăn hiện nay”. (TASS/Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Bước 'khởi sự' đáng mừng đầu năm mới trong quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Armenia

Châu Âu

* EU sẽ trừng phạt bổ sung Belarus vì ủng hộ Nga: Ngày 10/1, trả lời họp báo, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ duy trì áp lực lên Điện Kremlin trong thời gian cần thiết bằng một chế độ trừng phạt cứng rắn. Chúng tôi sẽ mở rộng trừng phạt đối với các nước hỗ trợ quân sự cho Nga như Belarus hoặc Iran… Chúng tôi sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới với Belarus vì vai trò của họ trong xung đột tại Ukraine”. (Reuters)

* Tàu chiến Nga tập trận trên biển Na Uy: Ngày 10/1, Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Thủy thủ đoàn tàu khu trục Đô đốc Gorshkov đã tập trận phòng không ở biển Na Uy”.

Tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin đã điều khinh hạm được trang bị các tên lửa hành trình siêu thanh thế hệ mới tới Đại Tây Dương nhằm gửi tín hiệu tới phương Tây rằng Nga sẽ không lùi bước trong xung đột tại Ukraine. (Reuters)

* “Phương Tây muốn chia cắt Nga”: Ngày 10/1, trả lời phỏng vấn hãng thông tấn aif.ru (Nga), Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev nhấn mạnh rằng nhìn chung “không có chỗ cho nước ta ở phương Tây”.

Ông giải thích: “Nga khiến nhiều nhà lãnh đạo thế giới khó chịu vì nước này có nguồn tài nguyên phong phú, lãnh thổ rộng lớn, những con người thông minh và tự chủ, yêu đất nước mình và các truyền thống, lịch sử của đất nước”.

Quan chức an ninh cấp cao Nga cho rằng phương Tây đang tìm cách làm suy yếu nước Nga, chia cắt đất nước, phá hoại ngôn ngữ Nga và thế giới Nga. Ông Patrushev nêu dẫn chứng Nam Tư - nhà nước có tiếng nói độc lập trên trường quốc tế bị chia thành 6 phần.

Ông khẳng định: “Trước các mối đe dọa quân sự đang nổi lên, điều quan trọng là chúng tôi có các lực lượng vũ trang và các đơn vị đặc biệt như vậy. Qua đó, những kẻ thù của Nga thậm chí không thể chống lại chúng tôi, kể cả trong suy nghĩ”.

Nhận định về dự luật ngân sách Mỹ năm 2023, ông nêu rõ: “Dự luật ngân sách Mỹ tài khóa 2023 là bằng chứng rõ ràng nhất về kế hoạch bắt đầu các xung đột mới của Washington, với cái giá phải trả là hạnh phúc của chính công dân mình. Một nửa, hơn 850 tỷ USD trong tổng số 1,700 tỷ USD chi tiêu theo kế hoạch của chính phủ liên bang, được phân bổ cho quốc phòng”. (Reuters/Sputnik/TTXVN)

* Nga sẽ tiếp tục phát triển bộ ba hạt nhân năm 2023: Phát biểu tại cuộc họp của Bộ Quốc phòng Nga ngày 10/1, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu khẳng định: “Các kế hoạch trước mắt của chúng tôi là mở rộng kho vũ khí tấn công hiện đại. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển bộ ba hạt nhân và duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu, vì lá chắn hạt nhân đã và đang là yếu tố chính bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước chúng tôi”.

Ông nói thêm: “Chúng tôi cũng sẽ tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng hàng không vũ trụ - cả về hoạt động của máy bay chiến đấu và máy bay ném bom ở những khu vực có hệ thống phòng không hiện đại, và về mặt cải tiến máy bay không người lái”. (Reuters/Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Nhật Bản và Mỹ sẽ phát triển các lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới

Châu Mỹ

* Cảnh sát bắt giữ 1.500 người tham gia vụ bạo loạn ở Brasilia: Ngày 9/1, cảnh sát đã bắt giữ 1.500 người ủng hộ cựu Tổng thống cực hữu Brazil Jair Bolsonaro sau vụ bạo loạn ở các tòa nhà quan trọng tại thủ đô Brasilia cuối tuần qua, trong khi ông Bolsonaro phải nhập viện ở bang Florida (Mỹ) vì đau bụng.

Tổng thống Brazil Lula da Silva, người nhậm chức hôm 1/1 sau khi đánh bại ông Bolsonaro trong bầu cử tháng 10/2022, đã cam kết sẽ đưa những kẻ chịu trách nhiệm ra trước công lý.

Ông cáo buộc những kẻ bạo loạn đang cố gắng lật đổ nền dân chủ và đặt câu hỏi tại sao quân đội nước này không ngăn cản những lời kêu gọi đảo chính quân sự bên ngoài các doanh trại.

Hôm 8/1, đám đông giận dữ đã xông vào tòa nhà Quốc hội, Tòa án Tối cao và dinh thự Tổng thống, đập phá cửa sổ, đồ nội thất và các tác phẩm nghệ thuật. Đây là cuộc tấn công nghiêm trọng nhất vào các cơ quan nhà nước kể từ khi Brazil quay trở lại chế độ dân chủ vào những năm 1980.

Trong khi đó, ông Bolsonaro, người đã đến Mỹ vài ngày trước khi kết thúc nhiệm kỳ, đã phải nhập viện ở Orlando ngày 9/1 do những cơn đau ruột liên quan đến vết đâm ông phải hứng chịu trong chiến dịch bầu cử năm 2018. Bác sĩ cho biết ông bị tắc ruột nhưng không quá nghiêm trọng và có thể không cần phẫu thuật.

Trả lời kênh CNN Brazil, ông Bolsonaro cho biết đã lên kế hoạch ở lại Mỹ đến cuối tháng 1/2023, song sẽ phải quay về Brazil sớm hơn để gặp các bác sĩ trong nước, người hiểu rõ tình trạng bệnh hiện nay của ông. (Reuters)

Brazil: Tân Tổng thống ban bố tình trạng khẩn cấp

Brazil: Tân Tổng thống ban bố tình trạng khẩn cấp

Tổng thống Brazil Lula da Silva đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Brasilia sau cuộc bạo loạn hôm 8/1 khi người ...

Brazil: Nga ủng hộ tân Tổng thống, Mỹ mời sang Washington; tình hình trở lại bình thường, 1.500 đối tượng bị bắt giữ

Brazil: Nga ủng hộ tân Tổng thống, Mỹ mời sang Washington; tình hình trở lại bình thường, 1.500 đối tượng bị bắt giữ

Ngày 9/1, phía Nga lên tiếng vê tình hình bạo loạn ở Brazil, trong khi Mỹ có động thái ủng hộ rõ ràng với nhà ...

Vì sao Ukraine không thể khôi phục hệ thống điện?

Vì sao Ukraine không thể khôi phục hệ thống điện?

Theo chuyên gia năng lượng Ukraine, do thiếu các máy biến áp của Liên Xô cũ, Kiev sẽ không thể sửa chữa hệ thống năng ...

Tân Ngoại trưởng Trung Quốc: Quan hệ Nga-Trung trên nguyên tắc không liên kết, không đối đầu

Tân Ngoại trưởng Trung Quốc: Quan hệ Nga-Trung trên nguyên tắc không liên kết, không đối đầu

Ngày 9/1, tân Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov.

Tập đoàn Nga muốn bán khí đốt cho Trung Quốc qua Mông Cổ, Moscow kỳ vọng ở Bắc Kinh điều này

Tập đoàn Nga muốn bán khí đốt cho Trung Quốc qua Mông Cổ, Moscow kỳ vọng ở Bắc Kinh điều này

Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga muốn dùng khí đốt tại các tỉnh Krasnoyarsk và Irkutsk qua đường ống Sức mạnh Siberia 2 (Power ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD; Việt Nam lên tiếng về kênh đào Funan Techo

Đối ngoại trong tuần: Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD; Việt Nam lên tiếng về kênh đào Funan Techo

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 29/4-6/5.
Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 7/5/2024 từ trường quay tầng 19, số 23 Lạc Trung, Hà Nội. Vietlott Power 655 hôm nay.
XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay - XSBT 7/5/2024. KQXSBT. ket qua xo so Ben Tre. kết quả xổ số Bến Tre ngày ...
XSBL 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay 7/5/2024. KQXSBL thứ 3

XSBL 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay 7/5/2024. KQXSBL thứ 3

XSBL 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay - XSBL 7/5/2024. KQXSBL thứ 3. ket qua xo so Bac Lieu. kết quả xổ số Bạc ...
XSVT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay 7/5/2024. KQXSVT thứ 3

XSVT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay 7/5/2024. KQXSVT thứ 3

XSVT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vũng Tàu nhanh nhất hôm nay - XSVT 7/5/2024. ket qua xo so Vung Tau. xổ số Vũng Tàu ngày ...
Xóa toàn bộ cuộc trò chuyện trên Messenger 2 bên siêu đơn giản

Xóa toàn bộ cuộc trò chuyện trên Messenger 2 bên siêu đơn giản

Xóa toàn bộ cuộc trò chuyện trên Messenger 2 bên giúp bạn tránh khỏi những phiền phức từ tài khoản, tin nhắn spam. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn ...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động