Tin thế giới 10/10: Israel phản công quyết liệt ở Dải Gaza, Nga dùng ‘hư chiêu’ ở Ukraine?

Minh Vương
Mỹ giao vũ khí cho Israel, LHQ tỏ thái độ về việc IDF bao vây Dải Gaza, Tổng thống Palestine sắp thăm Nga… là một số tin thế giới đáng chú ý 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(10.10) IDF khẳng định binh sĩ Israel đã giành lại quyền kiểm soát khu vực phía Nam Gaza. (Nguồn: Reuters)
IDF khẳng định binh sĩ Israel đã giành lại quyền kiểm soát khu vực phía Nam Gaza. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Ukraine

* Nga làm giả các vụ tên lửa phóng vào Ukraine: Rạng sáng 10/10, Bộ chỉ huy Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU) đã đưa thông tin về “nhiều tên lửa bay vào các thành phố của Ukraine, kể cả thủ đô Kiev và tỉnh Kiev”. Còi báo động không kích đã vang lên và bản đồ tương tác của Ukraine trên hầu hết lãnh thổ nước này chuyển sang màu đỏ. Tiếp đó xuất hiện thông tin về “hoạt động phòng không” ở tỉnh Chernihiv. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, không có thông báo nào được đưa ra về việc tên lửa Nga bị bắn rơi.

Sau đó, các nguồn tin quân sự của Ukraine cho rằng “Nga đã sử dụng phương án làm giả các vụ phóng tên lửa”. Một nguồn tin trong số đó viết: “Có thể Nga đã sử dụng tác chiến điện tử đêm nay để làm giả nhiều vụ phóng tên lửa vào Ukraine. Họ tạo ra các mục tiêu giả cho lực lượng phòng không VSU nhằm xác định vị trí các hệ thống tên lửa phòng không, kể cả hệ thống phòng không Patriot và IRIS-T được cung cấp”. (Reuters)

Tin liên quan
Tổng thống Ukraine lần đầu công du Romania, cảm ơn nước láng giềng về những hỗ trợ Tổng thống Ukraine lần đầu công du Romania, cảm ơn nước láng giềng về những hỗ trợ 'vô điều kiện’

* Nga cảnh báo Liên hợp quốc về nỗ lực chiếm nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia: Ngày 9/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova, cho biết tuyên bố của người đứng đầu Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine (GUR), ông Kirill Budanov, về nỗ lực của VSU nhằm tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia sẽ dội một gáo nước lạnh vào Liên hợp quốc (LHQ).

Bà nhấn mạnh Bộ Ngoại giao Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng Kiev đang “tống tiền” châu Âu với việc có thể sử dụng nhà máy điện hạt nhân làm “vũ khí hạt nhân bẩn”. Nga đã cung cấp dữ liệu sau mỗi cuộc pháo kích vào nhà máy Zaporizhzhia của VSU. Theo bà Zakharova, sau lời thú nhận người đứng đầu GUR, đã đến lúc người dân phương Tây, vốn đã được truyền bá rằng các mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân được cho là đến từ Nga, cần thức tỉnh. (TASS)

* Ukraine thay lãnh đạo Lực lượng phòng vệ lãnh thổ: Ngày 9/10, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã cách chức Tướng Ihor Tantsyura, người giữ chức Chỉ huy Lực lượng phòng vệ lãnh thổ Ukraine từ tháng 5/2022 và bổ nhiệm Thiếu tướng Anatoliy Barhylevich thay thế. Kiev không nêu lý do cho quyết định này.

Kể từ tháng 5/ 2022, ông Barhylevich, 54 tuổi, đã giữ chức Tham mưu trưởng quân đội ở miền Đông Ukraine, khu vực đụng độ nghiêm trọng kể từ khi Nga điều hàng chục nghìn quân tới đây hồi tháng 2/2022. Lực lượng phòng vệ lãnh thổ trực thuộc VSU, có chức năng bảo vệ các cơ sở quan trọng, chống phá hoại và lực lượng tình báo của kẻ thù, cũng như duy trì an ninh ở đất nước. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Bất chấp xung đột với Nga, ngành công nghiệp và nông nghiệp Ukraine chứng tỏ sự kiên cường

Israel-Hamas

* Israel giành lại quyền kiểm soát hàng rào Gaza, chặn đứng các đợt xâm nhập: Ngày 10/10, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cho biết đã giành lại quyền kiểm soát hàng rào biên giới Gaza từng bị các tay súng Hamas của Palestine phá vỡ. Hiện các binh sĩ của nước này đang gài mìn ở những nơi hàng rào bị lật đổ.

Đồng thời, phát biểu trên Đài phát thanh quân đội Israel, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari cho biết không có cuộc xâm nhập mới nào từ Gaza kể từ ngày 9/10. Đáp lại những đồn đoán rằng các tay súng đã sử dụng các đường hầm xuyên biên giới, quan chức này cho biết quân đội nước này không phát hiện trường hợp như vậy.

Cùng lúc đó, đêm ngày 9 và sáng ngày 10/10, máy bay chiến đấu Israel đã ném bom không ngừng hơn 200 mục tiêu ở khu vực Khan Yunis và vùng phụ cận Rimal trong Dải Gaza. Các mục tiêu bao gồm có các cơ sở quân sự của Phong trào Thánh chiến Hồi giáo Palestine (PIJ), một kho chứa vũ khí của Hamas trong một nhà thờ và một cơ sở của Hamas trong một căn hộ của một tòa nhà đa năng.

Trước đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tuyên bố: “Chúng ta chỉ mới bắt đầu tấn công Hamas…Những gì chúng ta sẽ làm với đối thủ những ngày tới sẽ còn vang vọng trong tâm trí họ qua nhiều thế hệ”.

Theo Bộ trưởng An ninh Quốc gia Israel Itamar Ben-Gvir, nước này sẽ phân phát súng trường cho các lực lượng tình nguyện phản ứng nhanh tại các cộng đồng ở biên giới và các thị trấn có người Do Thái và Arab sinh sống. Theo ông, khoảng 4.000 súng trường do Israel sản xuất sẽ được phân phát trong đợt đầu và ít nhất 6.000 súng sẽ được phân phát trong đợt tiếp theo. Thành viên lực lượng tình nguyện cũng được trang bị mũ bảo hộ và áo chống đạn.

Tính đến nay, xung đột kéo dài 4 ngày qua đã khiến ít nhất 1.600 người thiệt mạng, trong đó có hơn 900 người Israel và 700 người Palestine. Bên cạnh đó, có tới 3.900 người bị thương và hàng trăm nghìn người dân phải rời bỏ nhà cửa chạy tới các trường học do Liên hợp quốc vận hành để lánh nạn. (Reuters/TTXVN)

* LHQ chỉ trích việc Israel bao vây hoàn toàn Dải Gaza: Ngày 10/10, Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về vấn đề nhân quyền Volker Turk nêu rõ: “Luật nhân đạo quốc tế rất rõ ràng: nghĩa vụ thường xuyên quan tâm đến dân thường và tài sản dân sự vẫn được áp dụng trong suốt các cuộc tấn công... Việc áp đặt chính sách bao vây gây nguy hiểm đến tính mạng của dân thường bằng cách tước đoạt hàng hóa thiết yếu cho sự sống còn của họ là hành động bị cấm theo luật nhân đạo quốc tế”.

Đồng thời, tuyên bố cũng khẳng định rằng bất kỳ hạn chế nào đối với việc di chuyển của con người và hàng hóa để thực hiện cuộc bao vây phải được chứng minh là cần thiết về mặt quân sự, nếu không có thể dẫn đến hình phạt tập thể.

Trong một tin liên quan, cùng ngày, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi mở một hành lang nhân đạo ra và vào Dải Gaza. Theo đại diện của tổ chức này, nguồn tiếp tế của tổ chức này ở Dải Gaza đang dần cạn kiệt, trong khi các bệnh nhân trong các bệnh viện ở khu vực này rất cần những nguồn tiếp tế đó.

Trả lời họp báo tại Geneva, người phát ngôn của WHO Tarik Jasarevic khẳng định: “WHO kêu gọi chấm dứt bạo lực... cần có hành lang nhân đạo để tiếp cận những người có vật tư y tế thiết yếu. Chúng tôi cần nguồn cung: bệnh viện không thể hoạt động nếu thiếu nhiên liệu, không có điện. Nguồn tiếp tế chúng tôi đặt trước đang sắp hết. Chúng tôi cần những nguồn tiếp tế mới”. (AFP/TTXVN)

* Mỹ bắt đầu giao vũ khí và đạn dược cho Israel: Ngày 10/10, Điều phối viên Chiến lược Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết đợt viện trợ quân sự đầu tiên đang trên đường tới Israel. Ông nêu rõ: “Chúng tôi mong đợi sẽ có thêm yêu cầu trợ giúp an ninh cho Israel trong bối cảnh họ đang cần thêm đạn dược cho cuộc chiến… Chúng tôi sẽ sát cánh cùng họ và đảm bảo sẽ đáp ứng một cách tốt nhất và nhanh nhất những nhu cầu của phía Israel”. Tuy nhiên, trước những câu hỏi của báo chí về việc liệu Mỹ có đưa quân tới giúp Israel không, ông Kirby khẳng định Washington “không có ý định đổ bộ quân đội xuống đất Israel”.

Trong một tin khác, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ giấu tên cho hay Washington đang theo dõi chặt chẽ Hezbollah và các nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn tại khu vực. Nguồn tin nêu trên khẳng định việc Mỹ điều tàu sân bay tới đây là để ngăn chặn các nhóm này thâm nhập hay mở rộng xung đột với Israel. Quan chức này cũng tiết lộ Washington đang sử dụng mọi hình thức liên lạc nhằm gửi thông điệp tới các quốc gia và nhóm cực đoan ở khu vực rằng họ không nên nghi ngờ về cam kết của Mỹ trong hỗ trợ Israel phòng thủ. (TTXVN)

* Pháp chỉ trích Hamas “tống tiền”: Ngày 10/10, phát biểu với báo giới nhân chuyến thăm Đức 2 ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu rõ: “Hành động tống tiền của Hamas sau khi tấn công là không thể chấp nhận được”. Theo nhà lãnh đạo nước Pháp, có khả năng lực lượng vũ trang này nhận được sự “trợ giúp” từ bên ngoài trong cuộc tấn công vào Israel. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh “không có dấu vết chính thức” nào khẳng định có “sự liên quan trực tiếp” của phía Iran.

Trước đó, quan chức thuộc Lữ đoàn Ezzedine al-Qassam của Hamas nói: “Mọi mục tiêu nhằm vào người dân chúng tôi mà không báo trước sẽ phải đối mặt với việc hành quyết một trong các con tin là dân thường”. (AFP)

* Áo và Italy gấp rút đưa công dân rời Israel: Ngày 10/10, phát biểu trên kênh truyền hình Puls 24 (Áo) trong chuyến công du Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết hiện khoảng 200 người Áo đã thông báo muốn rời Israel. Bộ Ngoại giao Áo đã đề nghị các công dân muốn rời đi trên chuyến bay sơ tán liên lạc với Đại sứ quán ở Tel Aviv. Ông nói: “Chuyến bay sẽ được thực hiện với sự hợp tác của lực lượng vũ trang Áo. Một máy bay vận tải sẽ sẵn sàng và sứ mệnh sẽ bắt đầu vào ngày 11/10. Chuyến bay sẽ tới Cyprus”.

Cùng ngày, người phát ngôn của Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg đã xác nhận thông tin rằng máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules sẽ thực hiện nhiệm vụ và điểm đến là Cyprus. Trước đó, ngày 9/10, Áo cho biết 3 công dân mang hai quốc tịch của nước này đã mất tích và nghi đã bị Hamas đưa vào Gaza.

Trong khi đó, phát biểu tại Quốc hội Italy, Ngoại trưởng Antonio Tajani nhấn mạnh phong trào Hồi giáo Hamas phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc xung đột hiện nay giữa nhóm này và Israel. Đồng thời, ông khẳng định Rome đang nỗ lực hết sức để hồi hương công dân khỏi Israel trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực. Quan chức này cho biết hiện 500 công dân Italy sẽ có thể rời khỏi đất nước Do Thái trong vài ngày tới trên các chuyến bay cả tư nhân và quân sự.

TIN LIÊN QUAN
Xung đột Israel-Hamas: IDF giành lại quyền kiểm soát phía Nam, Hamas hé lộ khả năng đàm phán?

Mỹ-Trung

* Thượng nghị sĩ Mỹ đánh giá chuyến thăm Trung Quốc: Ngày 10/10, phát biểu họp báo tại tòa nhà Đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer cho biết đã có “sự tương tác thực sự” trong cuộc gặp hiếm hoi giữa đoàn nghị sĩ Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 9/10.

Ông nhấn mạnh “Chúng ta cần đạt được kết quả”, song thừa nhận “vẫn còn những sự khác biệt” giữa hai bên. Theo Thượng nghị sĩ Mỹ, Bắc Kinh sẽ “xem xét” việc bổ nhiệm một quan chức cấp cao phụ trách vấn đề fentanyl, vốn đang trở thành điểm khúc mắc lớn trong quan hệ. Ông Schumer nói: “Tôi đã đề nghị ông Tập bổ nhiệm một quan chức cấp cao của phía Trung Quốc và chúng tôi sẽ bổ nhiệm một quan chức cấp cao (về fentanyl)... Họ tuyên bố họ sẽ xem xét điều đó”. (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Thăm Trung Quốc, nghị sĩ Mỹ nói Washington mong muốn cách tiếp cận ‘có đi có lại’ cho doanh nghiệp

Nga-Trung

* Ngoại trưởng Nga-Trung chuẩn bị hội đàm tại Bắc Kinh: Ngày 10/10, hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Maria Zakharova cho biết, Ngoại trưởng Sergei Lavrov sẽ thăm Bắc Kinh vào đầu tuần tới và hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị.

Bà nêu rõ: “Trong chuyến thăm tới Bắc Kinh, dự kiến diễn ra từ ngày 16-18/10 nhân dịp dự diễn đàn quốc tế lần thứ ba Vành đai và Con đường, Ngoại trưởng Sergei Lavrov có kế hoạch hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị”. Tuy nhiên, quan chức Nga không tiết lộ thêm thông tin chi tiết. (Reuters/Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Nga nhường bước, bật đèn xanh cho Bắc Kinh trở thành ‘người chơi chính’ ở Bắc Cực, đây là lý do

Đông Nam Á

* Campuchia: Đảng Ánh nến liên minh với 3 chính đảng khác: Ngày 10/10, trong thông cáo báo chí gửi đến các tổ chức phi chính phủ, Đại sứ quán và giới truyền thông, Đảng Ánh nến cho biết sẽ cùng với đảng Ý chí Khmer, Dân chủ Địa phương và Cải cách Campuchia tổ chức lễ ký tuyên bố chung về việc thành lập “Liên minh hướng tới tương lai”, dự kiến diễn ra vào ngày 11/10 tại khách sạn Sofitel Phnom Penh ở thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia.

Trước các cuộc bầu cử, một số đảng phái, trong đó có 4 đảng nêu trên, thường tổ chức tập hợp liên minh để cạnh tranh với đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia (CPP) nhưng không đạt được kết quả đáng kể nào. Hiện mới xuất hiện liên minh giữa các đảng không tham gia chính phủ, trong bối cảnh cuộc bầu cử Thượng viện Campuchia đang đến gần. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Điểm đến đầu tiên của Thủ tướng Thái Lan ở Đông Nam Á

Đông Bắc Á

* Thượng nghị sỹ Mỹ hủy thăm Hàn Quốc, Nhật Bản: Ngày 10/10, Đại sứ quán Mỹ tại Nhật Bản thông báo phái đoàn nghị sĩ do Thượng nghị sĩ Chuck Schumer đã hủy chuyến thăm Hàn Quốc và Nhật Bản sau khi kết thúc các hoạt động tại Bắc Kinh. Thông cáo báo chí của cơ quan đại diện ngoại giao này cho hay: “Do các sự kiện đối ngoại, chuyến đi Nhật Bản của phái đoàn đã bị hủy”.

Một người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Hàn Quốc cho hay chuyến thăm Seoul cũng bị hủy song từ chối cung cấp chi tiết liên quan tới “sự kiện đối ngoại”.

Trước đó, giới chức Mỹ cho hay 11 công dân đã thiệt mạng và những người khác có thể đang bị Hamas bắt làm con tin sau cuộc tấn công bất ngờ vào Israel. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Phái đoàn Thượng nghị sỹ Mỹ đột ngột hủy chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc

Châu Âu

* Tổng thống Ukraine thăm Romania: Ngày 10/10, viết trên mạng xã hội X, ông Volodymyr Zelensky nhấn mạnh: “Tôi đến Bucharest, Romania để hội đàm với (Tổng thống) Klaus Iohannis và tăng cường mối quan hệ láng giềng tốt đẹp”.

Theo Tổng thống Ukraine, hai bên sẽ thảo luận về “tăng cường hợp tác an ninh”. Nhà lãnh đạo này viết: “Ukraine rất biết ơn sự hỗ trợ của Romania, giúp củng cố nhà nước chúng tôi, cũng như sự đoàn kết mang tính xây dựng, cho phép các quốc gia trở thành các bên đóng góp vào việc bảo đảm an ninh lương thực”.

Về phần mình, Văn phòng Tổng thống Romania tuyên bố: “Chuyến thăm tái khẳng định chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ vô điều kiện cho Ukraine”. Tuyên bố cũng nhấn mạnh trong khuôn khổ chương trình nghị sự của các cuộc thảo luận, hai bên sẽ bàn về “việc mở rộng các kết nối xuyên biên giới, phát triển quan hệ kinh tế và sự hội nhập châu Âu và châu Âu-Đại Tây Dương của Ukraine”. Sau cuộc gặp với Tổng thống Iohannis, ông Zelensky cũng sẽ gặp Thủ tướng Marcel Ciolacu.

Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Ukraine thăm Romania, láng giềng quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Kiev, từ khi xung đột nổ ra. (AFP)

* Thủ tướng Đức lo ngại phe cực hữu trỗi dậy: Ngày 10/10, trả lời họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở thành phố Hamburg (Đức), ông Olaf Scholz nêu rõ: “Chúng tôi lo ngại khi số phiếu bầu lại nghiêng về đảng dân túy cánh hữu ở Đức. Điều này liên quan đến việc bảo vệ nền dân chủ... Không còn nghi ngờ gì nữa, các quan điểm chính trị được thể hiện ở đó không tương thích lắm với những ý tưởng mà chúng ta có về tự do, dân chủ và pháp quyền”.

Khi được hỏi liệu Berlin có kế hoạch thay đổi chính sách di cư sau thành tựu mới nhất của phe cực hữu hay không, Thủ tướng Scholz bảo vệ cách tiếp cận của liên minh. Theo ông, Berlin thực hiện các bước để đối phó với số lượng người di cư gia tăng. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức thừa nhận: “Hiện số lượng người tị nạn đến Đức quá cao, đặc biệt khi nhiều người trong số họ đã từng đến các nước châu Âu trước đây, nơi họ không được đăng ký hoặc xử lý thông qua thủ tục tị nạn”.

Về phần mình, ông Macron, người đang có chuyến thăm hai ngày tới Đức, nói rằng chủ nghĩa dân tộc phát triển là do “phản ứng không hiệu quả với các vấn đề di cư bất hợp pháp và “cần phải tăng cường hợp tác ở châu Âu”. (AFP/TTXVN)

* Hai quan chức quân sự cấp cao Ba Lan bất ngờ từ chức: Ngày 10/10, Người phát ngôn của Bộ Tổng tham mưu quân đội Ba Lan, Đại tá Joanna Klejszmit cho biết Tổng Tham mưu trưởng, Tướng Rajmund Andrejczak đã đệ đơn từ chức từ ngày 9/10. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng Tướng Andrejczak “có quyền như mọi người lính”, nghĩa là có quyền từ chức mà không cần một lý do giải thích cụ thể.

Tướng Andrejczak giữ chức Tổng Tham mưu trưởng quân đội Ba Lan từ năm 2018. Sau đó, ông được Tổng thống Andrzej Duda bổ nhiệm làm Tư lệnh Tối cao các lực lượng vũ trang Ba Lan thời chiến. Trước đó, ông cũng từng làm chỉ huy Sư đoàn cơ giới 16 và thực hiện nhiệm vụ trong chiến dịch ở Iraq và Afghanistan.

Cùng lúc đó người phát ngôn của Bộ Tự lệnh Tác chiến các lực lượng vũ trang nước này, Trung tá Jacek Goryszewski cũng xác nhận người đứng đầu lực lượng, Tướng Tomasz Piotrowski, đã từ chức sau 5 năm nắm giữ cương vị này.

Theo truyền thông Ba Lan, hai vị chỉ huy cấp cao của quân đội đã quyết định rời vị trí sau bất đồng dai dẳng với Bộ trưởng Quốc phòng Mariusz Blaszczak, cũng như để phản đối nỗ lực lôi kéo quân đội vào chiến dịch bầu cử ngày 15/10 tới.

Hiện phe đối lập tại Ba Lan cũng đang yêu cầu Bộ trưởng Blaszczak từ chức. Theo ông Krzystof Gawkowski, người đứng đầu nhóm nghị sĩ đảng “Cánh tả Mới” (NL) đối lập, trong bối cảnh tình hình tại Ukraine và Israel ngày càng căng thẳng, quân đội Ba Lan đang có dấu hiệu bị “chia năm xẻ bảy”. Theo họ, các hành động của đảng Luật pháp và Công lý (PiS) cầm quyền khiến Ba Lan “không thể tự vệ” trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng “tồi tệ nhất”. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Bước ngoặt lịch sử của nước Pháp

Trung Đông-Châu Phi

* Tổng thống Palestine sắp thăm Nga: Ngày 9/10, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Russia-24 (Nga), Đại sứ Palestine tại xứ bạch dương Abdel Hafiz cho biết Palestine duy trì liên lạc thường xuyên với phía Nga và hiện đang tiến hành chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Mahmoud Abbas tới Moscow. Nhà ngoại giao này nói: “Chúng tôi duy trì liên lạc hàng ngày với Moscow. Hiện công tác chuẩn bị đang được tiến hành cho chuyến thăm Moscow của Tổng thống Abbas”.

Ngày 22/9, ông cho biết hai bên đang chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Abbas. Lần cuối cùng ông Abbas thăm Nga là tháng 11/2021. Tháng 10/2022, Tổng thống Vladimir Putin đã gặp nhà lãnh đạo Palestine ở Astana, bên lề hội nghị thượng đỉnh về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á. (TTXVN)

Xung đột Israel-Hamas: Hơn 700 người Palestine thiệt mạng tại Gaza, Israel khuyến nghị tạm trú ở Ai Cập, Pháp và Tây Ban Nha phản đối EU dừng viện trợ

Xung đột Israel-Hamas: Hơn 700 người Palestine thiệt mạng tại Gaza, Israel khuyến nghị tạm trú ở Ai Cập, Pháp và Tây Ban Nha phản đối EU dừng viện trợ

Ngày 10/10, quân đội Israel cho biết, các máy bay nước này đã không kích hơn 200 mục tiêu ở khu vực Khan Yunis và ...

Căng thẳng Israel-Hamas: Iran phủ nhận các cáo buộc liên quan; những phỏng đoán ban đầu về việc vũ khí NATO rơi vào tay Hamas

Căng thẳng Israel-Hamas: Iran phủ nhận các cáo buộc liên quan; những phỏng đoán ban đầu về việc vũ khí NATO rơi vào tay Hamas

Iran đã bác bỏ một số tin đồn và cho rằng các cáo buộc về vai trò của Tehran trong cuộc tấn công lớn của ...

Tình hình Ukraine: VSU chuyển sang phòng thủ ở Kupyansk, Nga sẽ tấn công ồ ạt bằng UAV?

Tình hình Ukraine: VSU chuyển sang phòng thủ ở Kupyansk, Nga sẽ tấn công ồ ạt bằng UAV?

Động thái mới của VSU ở Kupyansk, Ukraine dự đoán hoạt động của Nga trong mùa Đông, Washington và London muốn Kiev sớm vào EU...là ...

Tung 'vũ khí thầm lặng', Nga nhận phần thưởng lớn, Ukraine rơi vào tình thế khó khăn?

Tung 'vũ khí thầm lặng', Nga nhận phần thưởng lớn, Ukraine rơi vào tình thế khó khăn?

Tháng 4/2023, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, nói trên kênh Telegram của ông rằng: ...

Ngũ cốc không còn phải 'rồng rắn' xếp hàng ở biên giới Ba Lan-Ukraine

Ngũ cốc không còn phải 'rồng rắn' xếp hàng ở biên giới Ba Lan-Ukraine

Ngày 3/10, giới chức Ba Lan và Ukraine tuyên bố, hai bên đã nhất trí đẩy nhanh hoạt động quá cảnh ngũ cốc của Kiev ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Đọc thêm

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm Bogor, tham dự Hội nghị hẹp các nhà lãnh đạo Singapore-Indonesia do Tổng thống Jokowi tổ chức.
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Parnpree Bahiddha-Nukara từ chức sẽ không gây ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Thái Lan.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Thủ tướng Singapore thăm Indonesia, Pháp đón Thủ tướng Nhật Bản, Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 29/4/2024 từ trường quay. Vietlott hôm nay. xổ số Vietlott Max 3D 29/4.
XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 29/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay - XSDT 29/4/2024. Ket qua xo so Dong Thap. kết quả xổ số Đồng Tháp ngày 29 ...
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động